Lắp 13 đoạn tường lốp cao su trên đèo Lò Xo để tăng cường an toàn giao thông
Để tăng cường an toàn giao thông cho người và phương tiện khi lưu thông trên đèo Lò Xo, cơ quan chức năng đang lắp đặt các tường lốp cao su ở những vị trí đường cong có độ dốc lớn. Đến nay đã lắp được 800m tường lốp.
Tường lốp được xây dựng trên đèo Lò Xo
Ngày 14-2, Chi cục Quản lý đường bộ III.4 (đóng tại tỉnh Kon Tum) cho biết vẫn đang lắp đặt hệ thống tường lốp cao su tại nhiều vị trí trên đèo Lò Xo.
Theo đó, trên những đoạn đường cong có độ dốc lớn ở đèo Lò Xo đoạn qua địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum sẽ lắp đặt 13 đoạn tường lốp với chiều dài 1.126m. Tường lốp được xây dựng bằng cách đóng trụ thép chôn sâu xuống dưới, sau đó lấy những lốp cao su cũ có đường kính từ 60 đến 110cm dán với nhau, bên trong đổ đầy cát trước khi gắn vào trụ.
Video đang HOT
Theo Chi cục Quản lý đường bộ III.4, tổng kinh phí lắp đặt tường lốp là 4,5 tỷ đồng. Mục đích để tăng cường an toàn giao thông cho người và phương tiện tham giao thông trên đoạn tuyến. Việc xây dựng tường lốp diễn ra từ tháng 10-2018, đến nay đã lắp được 11/13 đoạn với chiều dài là 800m.
Đèo Lò Xo nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum có chiều dài hàng chục km, trong đó có nhiều đoạn quanh co, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, bên núi cao, bên vực sâu. Từ tháng 1-2005 đến tháng 6-2018, trên đoạn tuyến này đã xảy ra 192 vụ tai nạn giao thông, làm chết 65 người, bị thương 333 người. Vụ tai nạn gần nhất diễn ra vào tháng 6-2018 đoạn qua xã Đắk Man, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum làm 3 người chết và hàng chục người bị thương.
HỮU PHÚC
Theo SGGP
Đường Nha Trang đi Đà Lạt tê liệt do sạt lở
Mưa lớn kéo dài gây sạt lở, làm đất đá từ trên đổ xuống đường Nha Trang (Khánh Hòa) đi Đà Lạt (Lâm Đồng), làm ách tắc giao thông hoàn toàn.
Chiều tối nay, 29-12, Chi cục Quản lý đường bộ III.3 (thuộc Cục Quản lý đường bộ III- Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết các đơn vị thi công đang nỗ lực tiếp cận, khắc phục điểm sạt lở trên quốc lộ 27C, còn gọi là đường Nha Trang- Đà Lạt đoạn qua đèo Khánh Lê thuộc huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa).
Tuy nhiên, hiện khu vực này còn mưa lớn, trong khi đất đá cùng nước từ trên núi tiếp tục đổ xuống nên việc khắc phục rất khó khăn. Trong khi đó, hàng trăm ô tô đang bị kẹt ở hai bên đoạn đường sạt lở, không thể lưu thông.
Nỗ lực khắc phục điểm sạt lở trên đèo Khánh Lê đường Nha Trang- Đà Lạt. Ảnh: HUỲNH TÚ
Theo Chi cục Quản lý đường bộ III.3, điểm sạt lở trên bắt đầu xuất hiện từ đầu giờ chiều 29-12. Hàng ngàn m3 đất đá từ trên núi cùng nước đổ xuống, vùi lấp gần hết mặt đường một đoạn trên đèo Khánh Lê. Từ lúc đó, các loại xe không thể lưu thông qua đoạn đường này. Chi cục Quản lý đường bộ III.3 đã huy động Công ty CP Quản lý- xây dựng đường bộ Khánh Hòa tiến hành san dọn mặt đường, khắc phục điểm sạt lở.
Đất đá vùi lấp gần hết mặt đường trên đèo Khánh Lê. Ảnh: HUỲNH TÚ
Trong khi đó, nhiều vị trí khác trên đèo Khánh Lê đang có nguy cơ sạt lở do mưa kéo dài. Chi cục Quản lý đường bộ III.3 đã đề nghị ban An toàn giao thông hai tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng cử lực lượng ứng trực tại hai đầu đèo Khánh Lê, tạm thời không cho các phương tiện lưu thông qua đoạn đường này.
Đá đá từ trên núi đổ xuống, bít kín mặt đường trên đèo Khánh Lê. Ảnh: HUỲNH TÚ
Được biết, đường Nha Trang - Đà Lạt dài hơn 120 km, trong đó có đèo Khánh Lê 33 km có độ cao tối đa 1.700 m. Đường đèo này rất nguy hiểm do chạy quanh co qua nhiều vách núi, có khúc cua gấp; nhiều đoạn một bên là vách đá cao một bên là vực sâu.
TẤN LỘC
Theo PLO
Hết 2019, phải xử lý dứt điểm điểm đen TNGT Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình tại cuộc họp sơ kết công tác đảm bảo TTATGT 9 tháng đầu năm 2018 diễn ra sáng 11/10. Cơ quan chức năng tỉnh Bình Định khảo sát nhằm cải tạo các vị trí thường xảy ra tai nạn trên QL1 qua địa bàn -...