Lao vào vùng rốn lũ!
Những lúc mưa lũ, bão tố, gió quật sàn sạt… là lúc các phóng viên vác ba lô lên đường, lao vào nơi nguy hiểm nhất!
Năm nào cũng vậy, cứ khoảng từ tháng 7 đến tháng 11 âm lịch, bão lũ lại dồn dập đổ về miền Trung. Những người làm báo nơi dải đất hẹp của tổ quốc này cũng đã quá quen với điều đó, cứ bão lũ dội về là không quản hiểm nguy, vác máy lên đường.
Còn nhớ trận lũ lụt xảy ra vào tháng 9/2013 tại địa bàn huyện Nghĩa Đàn, khi chiếc xe 7 chỗ băng qua tràn Khe Ang vào chập tối bị nước lũ cuốn trôi làm 5 người chết. Nhận được tin báo, anh em chúng tôi lên đường ngay trong đêm mưa đổ như xối nước.
Tác nghiệp trong vụ xe 7 chỗ bị lũ cuốn trôi tại tràn Khe Ang tháng 9/2013
Gõ tin bài bên dòng Khe Ang.
Ghi lại thời điểm chiếc xe 7 chỗ được tìm thấy.
Phóng viên các báo từ trung ương đến địa phương ăn chực nằm chờ, tá túc nhà này sang nhà nọ, quyết bám sát địa bàn để dõi theo, cập nhật tin tức của vụ tai nạn tang thương.
Video đang HOT
Hay trận lũ lụt càn quét thị xã mới Hoàng Mai hồi tháng 10/2013. Ngày lũ lớn xuất hiện như cơn đại hồng thủy, những phóng viên để ghi lại những khoảnh khắc thiên tai đó đã phải thuê thuyền, xuồng luồn lách trên những ngôi nhà, cây cối bị nước nhấn chìm…
PV tác nghiệp tại vùng lũ Hoàng Mai năm 2013.
Xót xa trước những cuốn sách học sinh bị lũ cuốn trôi, dìm ướt tại xã Yên Tĩnh.
Một chuyến đi đáng nhớ khác là khi chúng tôi lao vào trận lũ lịch sử tại xã miền núi Hương Quang (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) vào cuối tháng 10/2013.
Đoàn chúng tôi hôm đó có 3 người đều là phóng viên nữ. Khởi hành được chừng 30km, đoạn qua địa phận thuộc xã Hà Linh (huyện Hương Khê), chúng tôi bị một vật lạ đập ngay vào mặt khiến xe và người loạng choạng. Trời mưa, đường trơn, phanh xe máy không ăn thua, chúng tôi phải đặt cả chân xuống lòng đường để làm phanh. Rất may, tôi chỉ thiệt hai duy nhất đôi dép lê, người và máy móc không bị ảnh hưởng. Sau khi định thần, chúng tôi mới phát hiện 1 cột sóng viễn thông bị đổ khiến dây cáp viễn thông buông thõng xuống lòng đường. Sợi dây khá to nhưng do trời mưa nên bị khuất tầm nhìn khó thấy.
Con đường lên vùng rốn lũ cũng lắm gian nan. Con đường huyện lộ 5 dài gần 30km nối từ thị trấn Vũ Quang đi xã Hương Quang vẫn còn bị chia cắt nhiều điểm. Đặc biết, đoạn cầu đập Tràn thôn Tùng Quang (xã Hương Quang) bị nước phủ trắng xóa cao gần 20cm, lại chảy xiết. Bề mặt cầu rộng khoảng 1,2m, nhưng nước chảy xiết chỉ 1 chút bất cẩn cũng dễ bị nước đẩy ra khỏi lòng cầu rơi xuống sông. Nhiều người đi đến đoạn đường này, lắc đầu rồi đành quay lại. Lúc này 3 chị em nhìn nhau phân vân, bởi chỉ còn cách khoảng 18km nữa là chúng có thể đến được thôn Kim Quang – nơi bị thiệt hại nặng nề nhất của xã. Sau cùng, chúng tôi quyết định gửi lại 1 chiếc xe máy, mượn thêm 1 đôi dép, rồi 3 người cùng đẩy xe qua. Do nước chảy mạnh về phía bên phải, nên chúng tôi đi sát mép trái cầu, nếu nước có đẩy cũng chỉ đẩy từ từ. Và thế là 1 người cầm tay lái, 2 người cầm đuôi xe, mấy đầu chân bíu chặt lấy dép nhích từng bước 1 qua đoạn đường này. Mỗi lần nước đẩy nhanh quá, 2 người phía sau lại làm động tác dịch đuôi xe sang vị trí cũ tránh bị nước cuốn.
Đường lên vùng rốn lũ
Mặc dù cây cầu chỉ dài chưa đến 30m nhưng phải gần 15 phút, 3 chị em mới sang bên kia bờ an toàn. Vượt qua khỏi đoạn đường nguy hiểm, đến đoạn cầu cầu Công Trình thuộc thôn Kim Cò (xã Hương Quang), mưa lũ đã cuốn đi 15m cầu. Mọi giao thông đi lại đều nhờ vào chiếc đò nhỏ của người dân. Một lần nữa chúng tôi buộc phải gửi xe máy để đi đò qua.
Cầu bị nước lũ cuốn mất 15m, phương tiện qua lại duy nhất là đò ngang
Qua được đoàn dường này, chúng tôi thuê được 1 chiếc xe máy để của người dân để tác nghiệp. Khi xe vừa đi được 3km thì xe bị hết xăng. Giữa chốn rừng núi mênh mông, chúng tôi định quay xe trở lại thì gặp 1 người dân địa phương. Biết là phóng viên, người dân này tình nguyện đi mua xăng và làm hoa tiêu dẫn đường cho chúng tôi vào tận thôn Kim Quang.
Chuyến đi gian nan của 3 phóng viên nữ
Chuyến đi vất vả và nguy hiểm nhưng chúng tôi không hối tiếc bởi có vào tận nơi mới được chứng kiến và thực sự thấu hiểu cuộc sống khó khăn của người dân nơi đây. Trận lũ quét ập xuống thôn Kim Quang đã quét đi gần như toàn bộ tài sản. Cơn lũ được đánh giá là kinh hoàng nhất từ trước đến nay quét qua, để lại nỗi hoang mang, thất thần trên khuôn mặt của người dân.
Đến với bà con rồi, có hình ảnh và tư liệu rồi, lúc này khó khăn lớn nhất lại là làm sao để gửi nhanh nhất những thông tin đó về tòa soạn, trong điều kiện địa bàn không có sóng viễn thông. Gần 10h đêm, chúng tôi lại trở về thành phố theo cung đường kinh hoàng buổi sáng để gửi thông tin sớm nhất tới độc giả…
Cuộc đời người phóng viên là những chuyến đi, mỗi chuyến đi là một trải nghiệm về đời và nghề đậm tính nhân văn!
Nguyễn Duy – Phượng Vũ
Theo Dantri
Miền Trung: 21 người chết và mất tích do bão, lũ
Thống kê sơ bộ đưa ra sáng nay 18-10 cho thấy bão số 11 và lũ lớn tại các tỉnh miền Trung đã làm ít nhất 18 người chết, 3 người mất tích và 92 người bị thương; 87.382 nhà bị ngập, 12.819 nhà bị tốc mái, hư hỏng.
Nước lũ làm cô lập nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Ngọc
Theo báo cáo nhanh sáng nay 18-10 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, thống kê thiệt hại sơ bộ do bão, mưa lũ gây ra tại các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Bình Định, tính đến 20 giờ ngày 17-10, số người chết đã tăng lên 18 người (Nghệ An 1 người, Hà Tĩnh 4 người, Quảng Bình 7 người, Quảng Nam 6 người); 3 người mất tích (Hà Tĩnh 1 người, Thừa Thiên Huế 1 người, Bình Định 1 người). 92 người bị thương (Hà Tĩnh 5 người, Quảng Bình 38 người, Quảng Trị 11 người, Thừa Thiên Huế 11 người, Đà Nẵng 11 người, Quảng Nam 7 người, Quảng Ngãi 9 người).
Bão số 11 và lũ lớn tại miền Trung trong những ngày qua cũng đã làm 560 ngôi nhà bị sập, trôi; 12.819 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 87.382 nhà bị ngập; 21 trường học với 587 phòng học bị tốc mái, hư hỏng.
Bão, lũ cũng đã khiến 7.801 ha lúa, hoa màu bị ngập, hư hại; 5.060 ha cây công nghiệp, lâm nghiệp bị gãy đổ và hàng trăm ngàn cây ăn quả, cây xanh bị ngã đổ và nhiều gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi
Do mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn, các tỉnh Nghệ An đến Quảng Bình đã bị ngập, đặc biệt tỉnh Hà Tĩnh đã bị ngập nghiêm trọng.
Tại tỉnh Nghệ An, đường quốc lộ 7 nhiều đoạn ngập sâu 0,5 m, một số điểm thuộc tuyến tỉnh lộ 531 bị ngập sâu 2,5 đến 2,8 m. Tại các vị trí ngập sâu trên 0,25 m, đơn vị quản lý đã tổ chức cắm báo hiệu, cử người trực gác đảm bảo giao thông. Đến sáng ngày 18-10, các điểm bị ách tắc trên đều đã thông xe.
Tại Hà Tĩnh, mưa lớn đã gây ngập lụt 69 xã, trong đó huyện Hương Sơn 29 xã, huyện Hương Khê 10 xã, huyện Vũ Quang 11 xã, huyện Đức Thọ 15 xã và huyện Nghi Xuân có 1 thôn Xuân Giang II.
Quốc lộ 8A có một số vị trí bị ngập cục bộ sâu từ 0,6 - 0,8 m; đoạn K81 800-K82 500 sạt mái ta luy âm gây đứt đường; đoạn K82 500 bị sạt ta luy dương gây ách tắc giao thông từ chiều ngày 16-10 đến nay chưa thông tuyến.
Quốc lộ 1A đoạn từ nam cầu Bến Thủy đến Hồng Lĩnh bị ngập một số đoạn cục bộ từ 0,2 đến 0,3 m và có xu hướng ngập sâu hơn do lũ thượng nguồn đang tiếp tục đổ về.
Tại Quảng Bình, các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đã thông xe trong ngày 17-10, tuy nhiên riêng đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đoạn đèo Đá đẻo bị sụt trượt chưa khôi phục xong.
Theo Người lao động
18 người chết, 3 người mất tích vì bão lũ Tính đến sang 18/10, tổng cộng đã có 18 người chết, 3 người mất tích vì bão số 11 và mưa lũ tại cac đia phương từ Nghệ An đến Bình Định và tỉnh Kon Tum. Những căn nhà bị đổ sập do lốc, chìm trong lũ ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) trong cơn bão số 11 vừa qua...