Lao vẫn là bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu thế giới
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính năm 2018, thế giới có khoảng 10 triệu người mắc bệnh lao (TB).
Trong số này, khoảng 7 triệu người được điều trị, những người còn lại chưa hoặc không tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế. Số ca tử vong do TB năm 2018 trên toàn cầu vào khoảng 1,5 triệu người, cho thấy bệnh lao vẫn nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới xuất phát từ một tác nhân truyền nhiễm duy nhất – vi khuẩn lao.
Bệnh nhân lao điều trị tại một bệnh viện ở Malakal, Nam Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn báo cáo về bệnh lao toàn cầu năm 2019 của WHO cho biết năm ngoái, thế giới cũng ghi nhận gần 500.000 trường hợp mắc MDR/RR-TB (số ca mắc bệnh lao và kháng với một trong 2 loại thuốc điều trị lao chính), tuy nhiên chỉ 30% số bệnh nhân này được điều trị.
Năm 2018, Nam Phi thuộc nhóm 7 nước (gồm cả CH Trung Phi, Lesotho, Mozambique, Namibia, Triều Tiên và Philippines) có tỷ lệ nhiễm bệnh lao cao nhất thế giới, với tỷ lệ mắc bệnh hơn 500/100.000 người. Trong khi đó, Ấn Độ đứng đầu về số người mắc bệnh lao, chiếm 27% tổng số trường hợp mắc bệnh lao trên toàn thế giới năm 2018.
Dù bức tranh tổng thể bệnh lao có rất nhiều điểm cần quan tâm, nhưng WHO ước tính kinh phí phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân lao năm 2019 chỉ đạt 3,3 tỷ USD – mức thấp nghiêm trọng so với nhu cầu thực tế.
WHO đánh giá nhu cầu tài trợ cho nghiên cứu và phòng chống bệnh lao hiện rất cấp thiết. Tuy nhiên, hằng năm nguồn kinh phí này thiếu hụt khoảng 1,2 tỷ USD. WHO đưa ra một số ưu tiên trong phòng chống lao hiện nay, bao gồm nghiên cứu và bào chế loại vaccine mới hoặc thuốc điều trị lao hiệu quả, xét nghiệm chẩn đoán phát hiện nhanh bệnh lao và phác đồ điều trị an toàn, đơn giản hơn.
Đình Lượng
Theo TTXVN
Bốn quân nhân Liên hợp quốc thiệt mạng do tai nạn máy bay chiến đấu
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 7/10 thông báo 4 quân nhân thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức này tại CH Trung Phi đã tử vong trong vụ tai nạn máy bay chiến đấu cách đây 2 tuần. Toàn bộ 4 quân nhân này là người Senegal.
ảnh minh họa
Đăng tải trên mạng xã hội Twitter, người đứng đầu Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại CH Trung Phi (MINUSCA), Mankeur Ndiaye, cho biết cơ trưởng chiếc máy bay đã qua đời hôm 6/10 do bị thương nghiêm trọng.
Trước đó, 3 thành viên khác trong tổ bay đã thiệt mạng khi trực thăng chở họ gặp trục trặc và bị rơi hôm 27/9 ở Bouar, miền Tây CH Trung Phi. Tại thời điểm gặp nạn, các quân nhân trên máy bay đang tham gia hoạt động quân sự chống lực lượng dân quân 3R, một trong số các nhóm vũ trang tại quốc gia này. 3R cũng là một trong 14 nhóm dân quân ký thỏa thuận hòa bình thứ tám với Chính phủ CH Trung Phi trong năm nay, song các tay súng của nhóm này sau đó đã vi phạm thỏa thuận.
Là một trong những quốc gia nghèo nhất và bất ổn nhất thế giới, CH Trung Phi hiện chìm trong bạo lực sau khi cựu Tổng thống Francois Bozize bị lật đổ vào năm 2013. Giao tranh từ đó đến nay đã buộc gần 1/4 số dân tại quốc gia 4,5 triệu người này phải rời bỏ nhà cửa, trong khi các nhóm vũ trang đối địch kiểm soát hầu hết lãnh thổ đất nước.
Theo Minh Tâm (TTXVN)
Người lính mũ nồi xanh Việt Nam gieo chữ tận... Cộng hòa Trung Phi Câu chuyện của Thượng tá Lê Ngọc Sơn cho thấy dù ở nơi đâu, khác biệt màu da, sắc tộc, nhưng tình yêu thương chân thành có thể cảm hóa bất cứ con người nào. Tháng 4/2017, Thượng tá (khi đó là Trung tá) Lê Ngọc Sơn cùng 4 sĩ quan ưu tú khác của Việt Nam lên đường sang Cộng hòa Trung...