Lào tin tưởng hoàn thành mục tiêu chủng trong năm 2021
Bộ Y tế Lào cho biết tính đến ngày 26/9, đã có trên 2,9 triệu người tại nước này được tiêm mũi đầu vaccine ngừa COVID-19 (tương đương khoảng 39,4% dân số) và trên 2 triệu người đã tiêm đủ hai mũi (tương đương khoảng 27% dân số).
Bác sĩ Bệnh viện Setthathirath, thủ đô Viêng Chăn tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thanh niên người Lào. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, bộ trên khẳng định nước này sẽ hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho 50% dân số trên cả nước trong năm nay. Hiện Lào đã lên kế hoạch vào năm 2022 tiêm chủng mở rộng với nhóm đối tượng từ 12-17 tuổi, với mục tiêu 70% dân số được tiếp cận vaccine trong năm này.
Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 trong nước, ngày 28/9, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 500 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có tới 471 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 22.941 ca, trong đó có 16 người tử vong.
Theo bộ trên, tình hình dịch bệnh tại thủ đô Viêng Chăn tiếp tục diễn biến phức tạp khi ghi nhận tới 363 ca lây nhiễm cộng đồng trong một ngày. Như vậy, riêng thủ đô đã chiếm phần lớn các ca cộng đồng ghi nhận tại nước này trong 24 giờ qua. Đáng chú ý là ngoài các nhà máy dệt may, thủ đô Viêng Chăn còn ghi nhận thêm ổ dịch tại một số chợ trên địa bàn.
Video đang HOT
Trước tình hình trên, cơ quan chức trách Lào đang lo ngại về tình trạng buôn bán thiết bị xét nghiệm nhanh COVID-19 không rõ nguồn gốc và chất lượng trên mạng xã hội. Tình trạng này bắt đầu xuất hiện từ khi Bộ Y tế Lào cho phép sử dụng thiết bị xét nghiệm nhanh để giảm bớt áp lực cho cơ quan chức năng trong việc tầm soát virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Hiện Lào vẫn đang cấm mọi hành vi tự ý nhập khẩu và phân phối thiết bị xét nghiệm nhanh COVID-19 ở nước này mà không được cấp phép. Chính vì vậy, Bộ Y tế Lào khuyến nghị người dân không nên tự ý mua thiết bị xét nghiệm nhanh để sử dụng vì có thể cho kết quả sai lệch.
* Từ ngày 1/11, Australia sẽ cho phép người dân thực hiện việc xét nghiệm nhanh COVID-19 tại nhà, đồng thời cho phép các hiệu thuốc, cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc được bán bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh COVID-19 cho người dân, mà không cần có đơn thuốc hay giấy phép của cơ quan chức năng.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cho biết Chính phủ Australia đã yêu cầu chính quyền các bang và địa phương cần nhanh chóng điều chỉnh phương thức quản lý dịch bệnh COVID-19 để sớm cho phép chấp thuận các kết quả xét nghiệm nhanh tại nhà. Dự kiến các bộ dụng cụ xét nghiệm kháng nguyên nhanh sẽ có mặt tại các hiệu thuốc và cửa hàng tiện lợi trên cả nước kể từ cuối năm nay.
Bộ trưởng Y tế Australia khẳng định đây là một biện pháp bảo vệ bổ sung quan trọng đối với người dân Australia, đặc biệt là giữa bối cảnh nước này đang chuẩn bị cho lộ trình mở cửa biên giới quốc gia và “sống chung với COVID”.
Tại Australia, bộ xét nghiệm nhanh hiện chỉ được phép sử dụng dưới sự giám sát của chuyên gia y tế hoặc những người đã qua đào tạo chuyên khoa. Có 30 sản phẩm xét nghiệm nhanh COVID-19 đã được Cơ quan Quản lý dược phẩm Australia (TPG) cấp phép cho sử dụng dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng và 70 sản phẩm khác đã gửi đơn xin chấp thuận lên TGA.
Để có thể thương mại hóa và cho phép các bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh COVID-19 được sử dụng tại nhà, các nhà sản xuất sẽ phải nộp đơn xin phê duyệt lên TGA bắt đầu từ ngày 1/10. TGA cho biết đang làm việc với các nhà sản xuất để điều chỉnh các sản phẩm phù hợp cho việc sử dụng tại nhà. Việc phê duyệt dự kiến sẽ được hoàn thành trong một vài tuần tới.
Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh COVID-19 được thiết kế với mục đích phát hiện kháng nguyên hoặc protein của virus. Bộ xét nghiệm này hoạt động tốt nhất trong chu kỳ lây nhiễm SARS-CoV-2 của người bệnh, khi tải lượng virus ở mức cao nhất. Xét nghiệm nhanh có thể kém hiệu quả hơn trong việc xác định các trường hợp COVID-19 dương tính so với phương pháp xét nghiệm PCR truyền thống. Do dó, những người có kết quả xét nghiệm dương tính, thông qua xét nghiệm nhanh, có thể sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm PCR để làm rõ.
Trong một tuyên bố mới đây, TGA cho biết họ sẽ làm việc với các nhà cung cấp và nhà sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh, để đảm bảo hướng dẫn sử dụng được viết theo cách mà tất cả người tiêu dùng có thể hiểu được. Ngoài ra, sẽ có một số hướng dẫn thêm như video trực tuyến và số điện thoại hỗ trợ.
Dự kiến giá bán của bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Australia sẽ dao động trong khoảng từ 5-20 AUD (3,5-14 USD).
Lào đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, Lào đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và coi đây là chìa khóa để có thể đẩy lùi dịch bệnh.
Bác sĩ Bệnh viện Setthathirath, thủ đô Viêng Chăn tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thanh niên người Lào. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Theo đó, Bộ Y tế Lào tiếp tục vận động người dân đi tiêm mũi 2 vaccine ngừa COVID-19 theo đúng hẹn để đảm bảo hiệu quả, trong khi người chưa tiêm mũi đầu có thể đăng ký với cơ quan y tế địa phương để được cung cấp vaccine. Đến nay đã có gần 700.000 người Lào được tiêm mũi đầu và hơn 300.000 người tiêm đủ hai mũi vaccine.
Đại diện Bộ Y tế Lào cho biết đợt tiêm chủng cả mũi thứ nhất và mũi hai vaccine của hãng Sinopharm (Trung Quốc) sẽ được triển khai đồng loạt từ ngày 1/7.
Theo quy định phòng dịch mới, người dân ở Viêng Chăn đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 sẽ được đi đến các tỉnh khác mà không cần phải xin phép hoặc cách ly.
Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 tại Lào, Bộ Y tế nước này ngày 11/6 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 4 ca mắc COVID-19 mới từ 1.826 mẫu xét nghiệm, trong đó có 2 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại thủ đô Viêng Chăn và 2 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại các tỉnh khác.
Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.979 ca mắc COVID-19, trong đó đã chữa khỏi cho 1.827 người và 3 người tử vong.
* Ngày 11/6, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque cho biết Chính phủ nước này chủ trương khuyến khích người dân đi tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, qua đó hỗ trợ giới chức nước này hoàn thành mục tiêu đã đề ra về tiêm chủng. Theo đó, từ ngày 16/6, những người lớn tuổi đã hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 được phép đi ra ngoài, song vẫn phải đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội.
Tại Philippines, nhóm người lớn tuổi chiếm tới 4/5 tổng số ca tử vong do COVID-19 và đây cũng là một trong những nhóm người ưu tiên trong chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 được triển khai từ ngày 1/3 của nước này.
Tuy nhiên, tính đến ngày 6/6, mới chỉ có 1,54 triệu người, tương đương 16% trong tổng số 9 triệu người lớn tuổi ở nước này được tiêm chủng mũi đầu tiên và chỉ có hơn 343.000 người được tiêm đầy đủ 2 mũi.
Từ ngày 11/6, Philippines bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế để phòng chống dịch COVID-19 như cho phép hoạt động không tiếp xúc như mở cửa trở lại các phòng tập thể thao và các địa điểm thăm quan, viện bảo tàng với số lượng người tham giam và khách tham quan hạn chế. Đến nay, Philippines đã ghi nhận gần 1,3 triệu ca nhiễm (cao thứ 2 Đông Nam Á, sau Indonesia), trong đó có hơn 22.300 ca tử vong. Trong tuần này, Philippines cũng đã bắt đầu tiêm chủng cho khoảng 35 triệu người lao động không làm việc tại nhà nhằm kiểm chế dịch bệnh lây lan và hỗ trợ mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên, công tác tiêm chủng gặp nhiều khó khăn do nguồn cung vaccine chậm trễ.
Thủ đô Viêng Chăn của Lào phân chia vùng mắc COVID-19 theo màu sắc Báo chí Lào ngày 17/5 đưa tin trước tình hình dịch bệnh có chiều hướng phức tạp với nhiều ổ dịch mới phát hiện trong thành phố, thủ đô Viêng Chăn vừa quyết định phân chia thành phố thành các khu vực đỏ sậm, đỏ và vàng theo số ca mắc COVID-19 của từng khu vực. Người dân chờ đăng ký tiêm vaccine...