Lào tiếp tục áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt tại thủ đô Viêng Chăn
Ngày 24/9, Bộ Y tế Lào cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 434 ca mắc COVID-19; trong đó có tới 406 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại một tuyến đường gần công viên giải trí Patuxay ở Viêng Chăn, Lào, ngày 20/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Bộ Y tế Lào, thủ đô Viêng Chăn vẫn tiếp tục là điểm nóng về dịch bệnh với 229 ca lây nhiễm cộng đồng; trong đó tập trung phần lớn ở các ổ dịch nhà máy may được báo cáo trước đó, còn một số ca khác được ghi nhận rải rác ở nhiều địa phương do từng tiếp xúc gần với người bệnh. Đáng chú ý, hiện nhiều địa điểm công cộng như chợ, siệu thị và các doanh nghiệp trên địa bàn thủ đô được đưa vào nhóm có nguy cơ cao do là nơi bệnh nhân COVID-19 từng đến.
Ngoài ra, các tỉnh khác của Lào như Khammuon và Champasak vẫn tiếp tục là những địa phương ghi nhận nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 21.080 ca, trong đó có 16 người tử vong.
Trong bối cảnh số ca nhiễm cộng đồng tiếp tục gia tăng, cơ quan chức năng thủ đô Viêng Chăn đã lập nhiều chốt kiểm soát trên các tuyến đường quan trọng để đảm bảo quy định phòng dịch được tuân thủ nghiêm ngặt; đồng thời, người dân bị cấm rời khỏi nơi cư trú, ngoại trừ trường hợp cần thiết như mua thực phẩm, thuốc men, đi bệnh viện, đi làm nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, Lào sẽ cho phép sử dụng thiết bị xét nghiệm nhanh đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt trong danh sách sử dụng khẩn cấp để giảm áp lực cho các phòng xét nghiệm. Bộ Y tế Lào tiếp tục kêu gọi người có tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 khẩn trương đến các trung tâm y tế nhà nước hoặc các điểm dã chiến để lấy mẫu xét nghiệm.
Video đang HOT
* Trong khi đó, tại Campuchia, trước việc số ca mắc COVID-19 trong vòng 24 giờ qua tăng lên mức cao nhất kể từ ngày cuối tháng 7, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã quyết định tạm dừng Lễ Pchum Ben trên cả nước để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Theo đó, quyết định trên được đưa ra sau khi thủ tướng Hun Sen bày tỏ lo ngại về số ca mới tăng đột ngột tại nhiều ngôi chùa ở Phnom Penh sau hai ngày Lễ Pchum Ben do các buổi lễ tập trung đông người. Tuy nhiên, kỳ nghỉ chính thức của Lễ Pchum Ben kéo dài ba ngày vào tháng tới cho công chức và người lao động sẽ vẫn được duy trì.
Trước tình trạng dịch COVID-19 lan rộng tại các ngôi chùa ở Phnom Penh, chính quyền thành phố đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm trong hai ngày 24 và 25/9 đối với tăng lữ và những người lưu trú tại tất cả 151 ngôi chùa trên địa bàn.
Theo thông cáo ngày 24/9 của Bộ Y tế Campuchia, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 822 ca mới, trong đó có 106 ca nhập cảnh và có thêm 21 người tử vong. Như vậy tính đến nay, Campuchia phát hiện tổng cộng 107.441 ca mắc COVID-19, trong đó 99.628 người đã khỏi bệnh và 2.197 người tử vong.
Thống kê mới nhất cũng cho biết tính đến ngày 23/9, Campuchia có tổng cộng 6.503 ca nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2, tăng hơn 700 ca so với mức 5.751 ca ngày 19/9. Phnom Penh là địa phương có nhiều ca nhiễm biến thể Delta nhất, tiếp đến là Siem Reap và các tỉnh giáp biên giới Thái Lan.
Nhiều người tại Lào dương tính sau khi hết thời gian cách ly
Gần đây, Lào liên tục ghi nhận các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 là người nhập cảnh đã hoàn thành thời gian cách ly được trở về nhà.
Phong tỏa một khu vực do có trường hợp nhiễm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Chính quyền tỉnh Savannakhet cho biết tỉnh này đã ghi nhận 4 lao động Lào trở về từ nước ngoài có kết quả xét nghiệm dương tính sau khi được phép rời trung tâm cách ly trở về nhà. Hiện tại nhà chức trách đã phong tỏa nơi các bệnh nhân sinh sống và đang tiến hành xác minh những người tiếp xúc gần để đưa đi cách ly.
Cùng với tỉnh Savannakhet, tỉnh Xayaboury cũng ghi nhận 2 trường hợp dương tính sau khi đã hoàn thành 14 ngày cách ly cùng 2 lần xét nghiệm âm tính. Ngay sau đó, chính quyền tỉnh đã phong tỏa khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế Lào đã tăng thời gian giám sát y tế đối với lao động nhập cảnh Lào không mắc COVID-19 từ 14 ngày lên 21 ngày để đảm bảo có thể phát hiện được các ca bệnh muộn.
Về chương trình tiêm chủng, Bộ Y tế Lào cho biết trên 400.000 người ở Viêng Chăn đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, tương đương trên 40% dân số thủ đô Lào. Theo đó, Lào đặt mục tiêu trong năm nay sẽ tiêm chủng cho khoảng 80% dân số Viêng Chăn và 50% dân số cả nước.
* Trong khi đó, tại Trung Quốc, thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, miền Đông nước này, ngày 28/7 đã phát hiện 18 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân được xác nhận kể từ ngày 20/7 đến nay lên 171 trường hợp, cùng với 2 trường hợp không có triệu chứng.
Đợt bùng phát dịch bệnh lần này cũng được cho là đã lan sang ít nhất 13 thành phố, trong đó có thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thành Đô - thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Tây Nam Trung Quốc), và thành phố Đại Liên - thủ phủ tỉnh Liêu Ninh (Đông Bắc Trung Quốc).
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 28/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, các ca bệnh mới được phát hiện tại Nam Kinh hôm 28/7 đều ở xung quanh phố Lộc Khẩu thuộc quận Giang Ninh. Trong cuộc họp báo ngày 29/7, các quan chức địa phương cho biết theo kết quả điều tra dịch tễ học, con phố này đã được xếp vào nhóm nguy cơ cao. Trong số 171 bệnh nhân kể trên, 3 trường hợp được chẩn đoán trong tình trạng nguy kịch. Trong khi đó, ít nhất một trường hợp liên quan đến ổ dịch Nam Kinh cũng đã được báo cáo ở Bắc Kinh hôm 28/7.
Nhà chức trách ở thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, và Hô Luân Bối Nhĩ ở Nội Mông (đều thuộc miền Bắc Trung Quốc) cũng đã công bố kết quả điều tra dịch tễ học về một số trường hợp tiếp xúc gần với các ca bệnh đã được xác nhận ở Nam Kinh.
Xét về mặt địa lý, đợt bùng phát dịch bệnh lần này được cho là có quy mô lớn nhất trong vòng 7 tháng qua, thách thức nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc dù thực hiện các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt như xét nghiệm hàng loạt, phong tỏa và truy vết tiếp xúc nhanh chóng.
Trước tình hình dịch bệnh ở Nam Kinh diễn biến phức tạp, nhà chức trách tỉnh Giang Tô đã phải tiến hành phong tỏa hàng trăm nghìn người dân, đồng thời đóng cửa các quán cà phê - Internet, phòng tập gym, rạp chiếu phim và quán bar-karaoke, thậm chí cả thư viện tại thành phố Nam Kinh. Thành phố này cũng đã thực hiện xét nghiệm cho toàn bộ 9,2 triệu dân lần thứ 2 trong bối cảnh biến thể Delta có khả năng lây lan cao đang cản trở nỗ lực ngăn chặn đại dịch tại Trung Quốc. Hiện biến thể Delta đã lây lan ra 3 tỉnh của Trung Quốc.
Trong khi đó, hầu hết các ca nhiễm mới trong đợt bùng phát dịch bệnh lần này đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Trung Quốc đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 65% trong 1,5 tỷ dân của nước này vào cuối năm nay. Ủy ban Y tế quốc gia cho biết hiện Trung Quốc đã phân phối khoảng 1,5 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 nhưng không nêu rõ có bao nhiêu người đã tiêm đủ 2 liều vaccine.
Thế giới vượt 230,5 triệu ca mắc COVID-19; dịch bệnh tại Đông Nam Á vẫn phức tạp Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 22/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 230.530.424 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.725.824 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 207.255.543 người. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Tình hình...