Lào phong tỏa cố đô Luang Prabang
Lào tuyên bố phong tỏa Luang Prabang từ ngày 25/4 khi ca nhiễm nCoV liên tục tăng trong sóng Covid-19 thứ hai.
Học sinh Lào đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt khi tới trường học ở thủ đô Vientiane hồi tháng 6/2020. Ảnh: UNICEF.
Lãnh đạo Luang Prabang Khamkhan Chanthavysouk hôm 25/4 tuyên bố tỉnh này sẽ áp phong tỏa từ 6h cùng ngày cho tới ngày 5/5. Thông báo của lãnh đạo Luang Prabang đi kèm với quy định về 13 biện pháp phòng chống và kiểm soát Covid-19, trong đó kêu gọi cơ quan các cấp tiếp tục giáo dục cộng động về mối nguy hiểm cũng như cách bảo vệ bản thân, gia đình khỏi đại dịch.
Lệnh phong tỏa cố đô Luang Prabang được đưa ra sau khi thủ đô Vientiane cũng lần đầu bị phong tỏa trong thời gian ngày 22/4 – 5/5 để ngăn chặn dịch bệnh.
Các công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước ở Luang Prabang sẽ phải giảm số lượng để đảm bảo giãn cách xã hội, ngoại trừ các ngành thiết yếu như quân đội, cảnh sát, lính cứu hỏa và truyền thông. Các doanh nghiệp tư nhân cũng thực hiện quy định tương tự.
Video đang HOT
Quá trình di chuyển từ Luang Prabang đến các tỉnh khác và từ các tỉnh khác vào Luang Prabang sẽ bị cấm, ngoại trừ người có hộ khẩu thường trú ở Luang Prabang có nhu cầu trở về nhà.
Trong thời gian áp phong tỏa, cư dân Luang Prabang bị cấm rời khỏi nơi cư trú ngoại trừ các trường hợp thiết yếu gồm mua sắm nhu yếu phẩm, đến bệnh viện và thực hiện các nhiệm vụ, công việc được chính quyền cho phép. Các tiểu thương bị cấm tích trữ hàng hóa và thổi giá, đặc biệt với các sản phẩm như khẩu trang, nước rửa tay, xăng dầu và thực phẩm.
Người dân cũng không được phép chia sẻ thông tin sai lệch về đại dịch Covid-19 trên các nền tảng mạng xã hội. Các cuộc tụ tập không được quá 20 người, trong khi các sự kiện như tang lễ phải tổ chức cẩn thận, tuân theo biện pháp phòng chống dịch.
Những địa điểm giải trí, vui chơi, quán bar, karaoke, tiệm mát-xa và phòng tập thể dục sẽ phải ngừng hoạt động trong thời gian phong tỏa. Các trường học ở Luang Prabang sẽ đóng cửa tới ngày 9/5.
Bộ Y tế Lào hôm qua ghi nhận thêm 76 ca nhiễm nCoV mới, trong đó có tới 64 trường hợp ở thủ đô Vientiane, nâng tổng ca nhiễm trong nước lên 323. Lào xác nhận hai ca Covid-19 đầu tiên vào ngày 24/3/2020. Đây là một trong những quốc gia ghi nhận ca nhiễm thấp nhất thế giới
An ninh Myanmar buộc dân dỡ chướng ngại vật
Binh sĩ và cảnh sát Myanmar ép dân chúng dỡ chướng ngại vật làm bằng tre, gạch đá và lốp xe trên các tuyến đường ở thành phố Yangon.
Lực lượng an ninh Myanmar ngày 20/3 tới từng ngôi nhà ở thành phố Yangon, yêu cầu dân địa phương tháo dỡ và dọn chướng ngại vật được dựng trên các tuyến phố. Những rào chắn này do người biểu tình dựng lên bằng các vật liệu sẵn có như bao cát, thùng rác, tre, lốp xe và gạch đá.
Các cuộc biểu tình nổ ra ở nhiều nơi tại Myanmar để phản đối quân đội đảo chính và bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, khiến lực lượng chức năng nước này sử dụng hơi cay, đạn cao su và đạn thật để trấn áp.
Tun Hla, người đàn ông 60 tuổi sống tại Yangon, cho biết các nhân viên an ninh đập cửa nhà ông và yêu cầu tham gia phá dỡ một chướng ngại vật trong khu phố. "Tôi từng trải qua tình huống này trước đây và đáng lẽ nó không nên lặp lại", Tun Hla nói và cho biết ông cùng hàng xóm dọn bao cát và cọc tre trên đường.
Sabel, 20 tuổi, cho biết binh sĩ đã chĩa súng ép cô và mẹ tháo dỡ chướng ngại vật trên con phố gần nhà. "Tay tôi bị trầy xước hết cả, rất đau", Sabel cho hay, nói thêm rằng cô nhìn thấy lực lượng an ninh ép hai thiếu niên dỡ bao cát và tháo hàng rào tre trên phố.
Cảnh sát Myanmar giám sát dân địa phương tháo dỡ chướng ngại vật ở thành phố Yangon, ngày 19/3. Ảnh: AFP .
Tại thị trấn Aungban thuộc bang Shan, lực lượng an ninh Myanmar tới dỡ chướng ngại vật trên phố song bị dân địa phương ngăn lại. Các nhân viên an ninh ban đầu sử dụng hơi cay để đẩy lùi đám đông, song đụng độ bùng phát và họ nổ súng. Ít nhất 8 người thiệt mạng.
Các cuộc biểu tình tại Yangon, trung tâm thương mại của Myanmar, khiến chính quyền nước này ban lệnh thiết quân luật tại 6 quận với gần hai triệu dân. Nhiều người rời khỏi Yangon sau khi giới chức Myanmar ban hành lệnh phong tỏa tại thành phố này.
Tối 19/3, binh sĩ tiếp tục nổ súng tại thị trấn Mogok, khiến hai người thiệt mạng. Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết tổng cộng 237 người đã bị bắn chết trong các cuộc biểu tình chống đảo chính cho tới nay.
Đến sáng nay, một số cuộc biểu tình nhỏ vẫn diễn ra ở vài địa phương. Tại Mandalay, một chiếc xe bất ngờ lao vào đám đông biểu tình, khiến vài người bị thương. Hiện chưa rõ động cơ của tài xế chiếc xe này. Tại thị trấn Monywa, hàng trăm người tiếp tục tuần hành phản đối chính quyền quân sự.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã lên án quân đội Myanmar tiếp tục hành động bạo lực với người biểu tình, cho rằng cộng đồng quốc tế cần có "phản ứng thống nhất, vững chắc" với cuộc khủng hoảng ở nước này.
Nhiều nước phương Tây đã lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, yêu cầu chấm dứt bạo lực và trả tự do cho bà Suu Kyi. Mỹ cũng đã áp lệnh trừng phạt với một số tướng quân đội Myanmar sau cuộc đảo chính.
EU sắp trừng phạt 11 quan chức quân đội Myanmar Các ngoại trưởng EU sẽ phê duyệt biện pháp trừng phạt 11 quan chức quân đội Myanmar vào 22/3 để phản ứng với cuộc đảo chính. Động thái diễn ra sau khi 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) tháng trước đồng ý nhắm mục tiêu trừng phạt vào quân đội Myanmar và các lợi ích kinh tế của họ. Một nhà...