Lão nông Nghệ An trồng 3 loại nấm gì mà cho thu nhập 800 triệu mỗi năm?
Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ nấm ngày càng cao của người tiêu dùng, cựu chiến binh Lê Văn Hạnh (xóm Tràng Sơn, xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) quyết định đầu tư trồng nấm theo hướng hữu cơ để làm giàu và đã thành công.
Hiện nay, ông Hạnh đã trồng thành công 3 loại nấm…
Năm 2014, ông Lê Văn Hạnh (xóm Tràng Sơn, xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) được con trai giới thiệu mô hình trồng nấm ở Đồng Nai. Từ đó ông bắt đầu tìm hiểu và vào tận nơi tỉnh Đồng Nai tham quan, học hỏi kinh nghiệm trồng nấm, kỹ thuật trồng nấm.
Với quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, ông bắt đầu ấp ủ ý tưởng, lên kế hoạch để xây dựng trang trại trồng nấm.
Ông Lê Văn Hạnh (trái) đang kiểm tra các phôi nấm của gia đình mình. Ảnh: Cảnh Thắng
Đầu năm 2015, sau khi bàn bạc với gia đình, ông Hạnh mạnh dạn vay mượn tiền của anh em trong gia đình, ngân hàng để thuê đất, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ nghề trồng nấm.
Thời gian đầu, ông Hạnh chỉ dám đầu tư 3 trại nấm trồng 3 loại nấm là nấm linh chi, nấm mộc nhĩ và nấm sò.
Video đang HOT
Dần dần, khi sản xuất ổn định và có lãi, ông Hạnh đã mở rộng thêm diện tích, quy mô, công suất trồng nấm. Đến nay cơ sở sản xuất nấm của ông đã có 8 trại trồng nấm gồm nấm linh chi, nấm mộc nhĩ (nấm mèo) và nấm sò, mỗi năm cho thu nhập khoảng 800 triệu đồng.
Để hoàn thiện mô hình trồng nấm, gia đình ông đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, nhà nuôi phôi, lò hấp khử trùng nguyên liệu, khu đóng gói… trên diện tích 5.000 m2.
Đây là mô hình trồng nấm hoàn toàn khép kín, sử dụng hệ thống làm mát tự động để cân đối nhiệt độ và phun sương, đảm bảo nhiệt độ phòng luôn ở mức 25-30 độ C, thích hợp cho nấm sinh trưởng và phát triển, đạt năng suất, chất lượng cao.
Nhân công trong trang trại nấm nhà ông Hạnh đang lựa chọn và cắt đế nấm sò để đóng bao giao cho khách hàng. Ảnh: Cảnh Thắng
Ông Hạnh cho biết: “Thời gian đầu cơ sản xuất nấm gặp rất nhiều khó khăn, nấm làm ra, lúc ấy, người dân tại địa phương và vùng phụ cận chưa quen dùng, lại chưa có doanh nghiệp bao tiêu đầu ra nên khó khăn càng chồng chất. Lúc đó, tôi tưởng chừng như gia đình đã lâm vào cảnh phá sản. Đến thời điểm này đã khác, nấm sản xuất đến đâu thì tiêu thụ đến đó…”
“Chu kỳ trồng nấm chỉ từ 5 tháng đến 6 tháng là cho thu hoạch nhưng đòi hỏi kỹ thuật trồng nấm rất cao từ khâu làm phôi đến khâu nuôi trồng, phải đảm bảo sạch hoàn toàn. Do đó, trước và sau khi thu hoạch nấm phải xử lý tốt khâu khử trùng, làm sạch môi trường cho đợt trồng mới tiếp theo…”, ông Hạnh cho biết thêm.
Theo ông Hạnh, giá bán nấm sò hiện là 25.000 đồng/kg; giá bán nấm mộc nhĩ là 120.000 đồng/kg (khô); giá bán nấm linh chi là 700.000 đồng/kg; giá bán phôi nấm là 6.000đồng/bịch. Các sản phẩm nấm hiện ở tình trạng cung không đủ cầu.
Nhân công đưa nấm đi bảo quản và chuẩn bị xuất bán ra thị trường. Ảnh: Cảnh Thắng
Riêng năm 2019, gia đình ông Hạnh sản xuất được 2 vụ nấm, thu về 80 tấn nấm các loại, bán được 30 ngàn phôi nấm. Khách hàng mua nấm chủ yếu là trong tỉnh Nghệ An, tổng thu được 2 tỉ đồng, trừ chi phí, lợi nhuận được 800 triệu đồng.
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Thế Thắng – Chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Nghệ An cho biết: “Trồng nấm khi đã nắm khoa học kỹ thuật, đem lại lợi nhuận cao, tận dụng các loại phụ phẩm trong nông nghiệp để sản xuất, tận dụng công nhàn rỗi. Tuy nhiên đối với nấm sò, thời gian bảo quản rất ngắn, mô hình lớn hay bé do thị trường quyết định, nên cần nghiên cứu thị trường kỹ càng để sản xuất có hiệu quả, tránh gặp khó khăn cho đầu ra sản phẩm.”
Dù trong giai đoạn dịch bệnh nhưng cựu binh Lê Văn Hạnh vẫn cố gắng vượt qua khó khăn giúp đỡ cộng đồng vượt qua dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Cảnh Thắng
Do dịch bệnh Covid-19, sản xuất của gia đình cựu binh Lê Văn Hạnh gặp nhiều khó khăn, cựu binh Lê Văn Hạnh là một trong những người tích cực ủng hộ, chung tay vượt qua dịch Covid-19.
Xác minh bất ngờ vụ câu trộm rùa nặng hơn 10 kg nổi ở hồ Gươm
Lanh đao Công an phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sang 17/12 đa thông tin cu thê vê qua trinh xac minh vu câu trôm rùa nặng hơn 10 kg nổi ở hồ Gươm.
Sáng 17/12, môt lãnh đạo Công an phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội), cho hay qua xác minh, nam thanh niên kéo rùa nặng hơn 10 kg chiêu 16/12 ở hồ Gươm lên bờ tên là Thái Hữu H. (SN 1987, quê ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An).
Theo vi lanh đao nay, sau khi nhận được tin báo về vụ việc, lưc lương chưc năng đã đưa nam thanh niên nay về trụ sở xác minh, làm rõ. Tại đây, H. khai là chiều 16/12 đi với một nam thanh niên khác ra khu vưc hồ Gươm. Tại đây, nam thanh niên kia thả dây cước gắn lưỡi câu đê câu rùa. Khi rùa nổi lên mặt nước, bị người dân phát hiện nên nam thanh niên kia bỏ chạy, còn anh H. chỉ đưa rùa lên bờ chứ không phải là người trực tiếp câu.
Hinh anh con rua năng hơn 10 kg bi câu trôm bi ngươi dân phat hiên. Anh: CTV
Vị lanh đao Công an phương Hang Trông cung cho hay cá thể rùa do anh H. bế lên bờ là giống rùa núi đá bình thường, không phải giống rùa quý hiếm nằm trong danh sách đỏ. Do vậy, đơn vị cũng đang xem xét, phối hợp với lực lượng kiểm lâm thả cá thể rùa này lại hồ Gươm. Còn đối với anh H., đơn vị sẽ yêu cầu viết cam đoan, cam kết không tái phạm hành vi nêu trên và không xử phạt hành chính.
Đăc biêt, sau khi nhận được tin báo, người thân của anh H. ở Nghệ An đã nhận ra nam thanh niên này và ra Hà Nội gặp. Người thân kể rằng, sau khi học thạc si ở một trường tại Hà Nội xong, anh H. huy động vốn làm ăn nhưng sau đó thua lỗ và bỏ nhà đi cách đây 5 năm, không liên lạc về nhà. Đến khi công an liên lạc về địa phương xác minh thi gia đinh mới bất ngờ biết được thông tin về anh H.. Tại trụ sở công an, người thân và anh H. đã xúc động rơi lệ khi gặp lại nhau.
Theo B.H.Thanh (Người Lao Động)
Nghệ An thiệt hại khoảng 32 tỷ đồng do lốc sét Trận mưa lốc kèm theo sét đánh trong ngày 17/5 đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị thiệt hại nặng nề về người, nhà cửa, công trình, cây trồng, vật nuôi. Hiện các địa phương đang tập trung chỉ đạo nhanh chóng khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống, sản xuất. Mưa lốc đã làm hư hỏng...