Lão nông học hết lớp 6 vang danh khắp nơi nhờ sáng chế nông cụ
Chính gốc nông dân, mới học hết lớp 6 và chưa từng qua một lớp đào tạo cơ khí nào nhưng lão nông Nguyễn Văn Sáng – Tư Sáng (phường 1, thành phố Vị Thanh, Hậu Giang) đã vang danh khắp nơi khi trở thành nhà sáng chế với hàng loạt nông cụ giúp ích cho nhà nông.
Từ anh thợ sắt vườn…
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông đông anh em, không có điều kiện nên học hết lớp 6 ông ở nhà làm ruộng. Vì cuộc sống khó khăn, để mưu sinh, ngoài chuyện đồng áng ông Sáng còn đi lái máy cày, máy xới thuê.
Ông Sáng tâm sự: “Trước đây làm lúa rất vất vả, không có máy móc nhiều nên chủ yếu làm thủ công, khiến việc sản xuất vừa khó khăn vừa không hiệu quả. Tôi luôn mơ ước có một chiếc máy cào lúa, xúc lúa chạy bằng động cơ để nông dân đỡ khổ”.
Lão nông Tư Sáng giới thiệu chiếc máy xúc lúa do mình sáng chế. Ảnh: Ngọc Quyên
Video đang HOT
Thời đó, trên thị trường chẳng có nơi nào bán loại máy như ông Sáng mơ ước. Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, lò sấy lúa ra đời đã giúp nông dân thoát được cảnh sản xuất trông chờ vào thời tiết. Tuy nhiên, khâu cào lúa và đóng lúa vào bao thì nông dân vẫn phải làm thủ công. Bên cạnh đó, sử dụng lò sấy có nhược điểm là rất nóng và nhiều tro bụi, khiến lao động rất khó chịu.
Với những cống hiến không ngừng, giúp ích cho nông dân, ông Sáng là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp nhiều năm liền. Năm 2009, ông được Bộ trưởng Bộ NNPTNT tặng Bằng khen Nông dân sản xuất lúa sáng tạo toàn quốc. Năm 2010 ông được Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng Ba.
Từ những trăn trở rất đời thường đó, ông quyết khăn gói lên đường tìm đến những nơi chuyên làm máy suốt, máy gặt đập liên hợp để “tầm sư học đạo”.
“Khoảng giữa năm 2007, tôi tự mày mò thiết kế mẫu rồi cưa, cắt sắt, hàn khung, bộ phận xúc lúa là 1 mũi khoan lớn đặt trong ống tròn, lấy lúa từ dưới lên theo hình xoắn ốc khi trục quay. Nghe thì đơn giản vậy nhưng tôi phải qua nhiều lần thất bại, mãi đến tháng 2.2008 chiếc máy xúc đầu tiên có gắn mô-tơ điện 3 mã lực, công suất xúc lúa vào bao 10-12 tấn/giờ mới hoàn thành” – ông Sáng bộc bạch.
Đến nhà sáng chế đa năng
Chiếc máy xúc tiên tiến ra đời đã được nhà nông nhiệt tình đón nhận. Tuy nhiên, quá trình hoạt động đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Vậy là ông lại nghiên cứu cải tiến máy thế hệ thứ 2, thứ 3 ngày càng hoàn thiện. Nếu xúc bằng thủ công phải cần tới 4 người, làm việc trong 5 giờ cho 1 mẻ sấy 10-12 tấn. Còn máy xúc chỉ 2 người vận hành, làm việc trong 1 giờ là xong, tiêu tốn chỉ 3kW điện.
Sau thành công của chiếc máy xúc lúa đóng bao, ông Sáng lại nghiên cứu máy cào lúa; sau 2 tháng máy cào lúa lại ra đời- chỉ 1 người điều khiển mà năng suất bằng 4 người làm thủ công. “Đến nay tôi đã bán gần 40 chiếc máy xúc lúa và cũng chừng đó máy cào lúa vì khi sử dụng người ta hay mua cùng lúc 2 máy; mỗi loại là 9 triệu đồng/cái” – ông cho hay.
Rồi xuất phát từ thực tế máy sạ hàng mắc nhược điểm vận hành tốn nhiều thời gian, ông Sáng lại bắt tay nghiên cứu chiếc máy sạ lúa mới. Sau 3 tháng, ông Sáng đã cho ra đời máy sạ lúa và đưa ra thử nghiệm thành công. Nông dân chỉ cần ngồi trên máy chứ không phải lội ruộng. Máy có thể phun lúa giống xa 5-9m, tùy theo nhu cầu mà chỉnh van để lúa giống ra dày hoặc thưa, theo đó mức tiêu thụ lúa giống từ 10-40kg/công. Công trình máy sạ lúa này, ông Sáng đã giành giải Nhất cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang năm 2015. Mới đây ông còn sáng chế ra “gậy” diệt cỏ trên đồng ruộng vô cùng tiện ích và hiệu quả.
Theo Danviet
"Hai lúa" miền Tây bán đất vì đam mê sáng chế
Cơ duyên của ông Nguyễn Văn Vĩnh đến với khoa học thật tình cờ. Trong một lần xem tivi, ông được biết khói thải động cơ xe gắn máy, ô tô là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Qua quá trình tìm hiểu, ông phát hiện nguyên nhân xe cộ thải ra khói nhiều là do xilanh của động cơ không đốt hết nhiên liệu.
Là nông dân chính hiệu, nhưng ông Nguyễn Văn Vĩnh, xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa (Long An) lại có niềm đam mê sáng chế kỹ thuật. Ông bán phần lớn diện tích đất lúa của gia đình để theo đuổi ý tưởng sáng chế ra thiết bị cung cấp khí phụ cho máy nông nghiệp, giúp tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh giới thiệu về thiết bị cung cấp khí phụ cho động cơ do mình sáng chế. Ảnh: Hữu Ký
Cơ duyên của ông Nguyễn Văn Vĩnh đến với khoa học thật tình cờ. Trong một lần xem tivi, ông được biết khói thải động cơ xe gắn máy, ô tô là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Qua quá trình tìm hiểu, ông phát hiện nguyên nhân xe cộ thải ra khói nhiều là do xilanh của động cơ không đốt hết nhiên liệu. Từ đó ông nảy ý tưởng sáng chế ra một thiết bị giúp xilanh đốt hết nhiên liệu. Năm 2003, ông Vĩnh bắt tay vào nghiên cứu, nhưng phải đến năm 2006 ông mới sáng chế ra thiết bị cung cấp khí phụ cho động cơ chạy bằng xăng. Sau khi sáng chế, ông lại mất tới hơn 3 năm thử nghiệm, qua hàng trăm lần chỉnh sửa trước khi hoàn thiện. Đến năm 2010, niềm vui đến với ông khi thiết bị cung cấp khí phụ của ông được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học -Công nghệ) cấp bằng sáng chế.
Ông Vĩnh cho biết, trong 7 năm trời ông thường xuyên gác việc đồng áng lại cho vợ con và ông đã bán khoảng 5,8ha đất trồng lúa lấy tiền nghiên cứu, thử nghiệm. Ông Vĩnh chia sẻ về thiết bị do ông sáng chế ra: "Khi gắn vào động cơ, thiết bị sẽ giúp giảm trên 90% lượng khói thải ra môi trường, giảm thiểu nhiên liệu từ 20 - 26%, tăng công suất động cơ lên 14%, giảm nhiệt độ động cơ xuống 2 độ C, đồng thời giữ được độ nhờn của nhớt và tăng tuổi thọ động cơ. Tôi tâm đắc nhất là chỉ số giảm khí thải ra môi trường...". Theo ông Vĩnh, giá thiết bị khá rẻ, chỉ trên 1 triệu đồng/sản phẩm nhưng hiệu quả mang lại rất lớn, nhất là trong bảo vệ môi trường.
"Nếu có nhà đầu tư tôi sẵn sàng hợp tác để đưa ra thị trường. Tôi đang tiếp tục nghiên cứu thiết bị cung cấp khí phụ cho động cơ diezen. Khi đó có thể sử dụng thiết bị gắn trên động cơ xe tải, xe container để giảm ô nhiễm môi trường..."- ông Vĩnh tự tin nói.
Theo Danviet
Anh nông dân sáng chế máy làm bún chạy bằng "mắt thần" Biết chút ít về cơ khí, anh nông dân Nguyễn Ngọc Thanh ở thôn Cửu Lợi Tây (xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) tự mày mò, chế tạo thành công máy làm bún điều khiển bằng "mắt thần" giúp giảm chi phí lao động, tăng năng suất. Bình Định: Anh nông dân sáng chế máy làm bún chạy bằng "mắt...