Lão nông có biệt tài bắt cam ra quả sai theo ý muốn
Nhờ biệt tài bắt cam ra sai quả theo ý muốn, lão nông Nguyễn Văn Ngân ở bản Văn Yên (xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) mỗi năm thu gần 1 tỷ đồng từ trồng 1ha cam VietGap.
Bén duyên với cam từ năm 2011, ngay từ những năm tháng đầu, ông Ngân đã mày mò, tìm hiểu rồi áp dụng quy trình kĩ thuật theo tiêu chuẩn VietGap vào chăm sóc vườn cam của gia đình. Tất cả các khâu từ làm cỏ, bón phân, tỉa cảnh đến phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, ông đều ghi chép tỉ mỉ để tiện theo dõi, đối chiếu với lần sau. Cũng từ đó, niềm đam mê với giống cây trồng mới trong ông ngày một nâng lên. Ông nằm lòng đặc tính của cây cam. Thời kì nào thì ra hoa, đậu quả, khi nào thì xuất hiện sâu bệnh hại cam, ông đều nắm rõ trong lòng bàn tay.
Ông Ngân có thể bắt cam ra quả sai lúc lỉu bằng cách khoanh gốc, cành cam
Ông Ngân cho biết: Trồng cam không khó nhưng làm thế nào để nó ra hoa, đậu nhiều quả, ít rụng trái lại không hề đơn giản chút nào. Qua thực tiễn chăm sóc cộng với kiến thức tìm hiểu qua sách báo, ông đã đúc rút ra biện pháp hay, đó là xiết nước.
Sau khi thu hoạch, ông Ngân dùng dao sắc khoanh gốc hoặc cành cam, hạn chế nước lên, giúp cho cam nhanh rụng lá. Cùng với đó, ông dùng cuốc, cuốc rãnh sâu từ 20 – 30 cm, sau đó rắc vôi bột giữ nước rồi bỏ phân, lấp đất. Làm như vậy cam sẽ sinh trưởng, phát triển tốt. Sau đợt mưa xuân, ông Ngân phun thuốc kích thích cho toàn bộ cam trong vườn ra hoa sớm, tránh được đợt nắng nóng, gió lào làm rụng hoa.
“Thường thì một năm tôi tiến hành khoanh vỏ 3 lần. Lần 1 sau thu hoạch. Khi cam bắt đầu ra quả thì tiến hành khoanh lần 2 để giữ quả. Vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6, tôi tiếp tục khoanh vỏ một lần nữa để cam phát triển không quá to… Việc khoanh vỏ rất quan trọng, nhất là đối với thời kì cam bắt đầu ra quả. Nếu để tự nhiên thì cam sẽ ra quả nhanh và rụng nhiều ảnh hưởng tới năng suất, thu nhập… Nếu ” ông Ngân cho hay.
Theo ông Ngân, kĩ thuật khoanh gốc, cành rất đơn giản. Đối với những cây khỏe chỉ cần khoanh mịn, vết khoanh không có mùn. Còn đối với cây yếu thì bắt buộc phải khoanh mở, lấy ra lớp vỏ bì rộng khoảng 1mm. Lần khoanh trước cách lần khoanh trước từ 2 – 3 cm… Sau khi khoanh khoảng 2 ngày, cần phải lấy ni lon buộc vết khoanh lại, tránh cây bị nhiễm bệnh, khô vỏ.
Cam Văn Yên có đặc điểm quả to, mọng, ngọt, ngon hơn hẳn cam trồng ở địa phương khác
Cũng nhờ biện pháp xiết nước bằng cách khoanh vỏ cộng với chăm sóc, bón phân phù hợp với từng thời điểm… mà năng suất, sản lượng cam của nhà ông Ngân tăng đột biến. Nếu như năm 2014, ông Ngân chỉ thu được khoảng 5 tấn quả trên diện tích 1 ha cam (cam đường và cam vinh), thì năm 2016, ông thu gần 30 tấn, bán với giá bình quân 30.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi năm, ông Ngân thu gần 1 tỷ đồng từ 1 ha cam, trừ chi phí ông cũng lãi từ 500 – 600 triệu đồng.
Video đang HOT
Vì trồng theo tiêu chuẩn VietGap nên ông Ngân bán được giá cao, dao động từ 30.000 – 35.000 đồng/kg.
“Không nên khoanh vỏ kích thích ra hoa, đậu quả sai liên tục mà phải để cho cam được nghỉ ngơi. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cam. Sau 3 năm thu hoạch thì dừng việc khoanh gốc, cành mà để cho cam phát triển tự nhiên. Làm như vậy, thời gian cam cho thu hoạch mới kéo dài và bền vững được…” – ông Ngân cho biết thêm.
Cam Mường Thải, đặc biệt là cam trồng ở bản Văn Yên chất lượng hơn hẳn các nơi khác. Không chỉ đẹp về mẫu mã, quả căng mọng mà cam Văn Yên còn ngọt có tiếng trong vùng. Nhiều hộ dân ở bản Văn Yên nói riêng, xã Mường Thải nói chung đã và đang “phất lên” nhờ trồng cam. Trong cái sự “phất lên” đó có đóng góp không nhỏ nhờ kinh nghiệm xiết nước của lão nông Nguyễn Văn Ngân.
Theo Danviet
"Gạo xuất khẩu VN như cô gái chăm chỉ, chưa phải là cô gái đẹp"
Niên vụ 2017 toan vùng ĐBSCL gieo trồng hơn 4,4 triêu ha, diện tích đất lúa giảm 78.200ha. Ông Nguyên Hông Sơn, Cuc trương Cuc Trông trot, xác nhận nguồn tin tổng hợp này từ các sở NN&PTNT. Đất lúa giảm, và bài toán chất lượng gạo đang đặt ra.
Ông Sơn cho biết sản lượng lúa giảm khoang 300.000 tấn so năm 2016 (sản lượng cả năm 24,9 triêu tấn lua) do: 1/ Nông dân chuyển đổi đất lúa sang cây trồng hàng năm và cây lâu năm có hiệu quả kinh tế hơn; 2/ Do ảnh hưởng thời tiết, các giống lúa đặc sản giảm năng suất.
Giờ đây làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu tạo danh tiếng cho gạo thơm Việt Nam, đang là thách thức lớn trong cách tổ chức sản xuất và quản trị thương hiệu. Trong ảnh: Làm mạ giống ST ở nông trại Hồ Quang. Ảnh: Đức Toàn.
Kỷ nguyên gạo thơm
Khi sản lượng lúa giảm, giao dịch lúa gạo có vẻ nồng ấm và giá cả bớt bèo bọt hơn. Hiên nay, hơn 60% diên tich lua vu thu đông đa thu hoach (trong tông sô hơn 750.000ha), trên đông con lua vu mua (trên 220.000ha). Lúa hạt dài có giá 5.250đ/kg (tươi), khô (6.200đ/kg), lúa IR50404 (khô) 5.300đ/kg.
Các tiểu thương ở chợ Bà Đắc tiên đoán: khi gạo ST24 của Việt Nam được chọn "Top 3 gạo ngon nhất thế giới" chắc chắn cuộc cạnh tranh nội địa sẽ diễn ra, cần phải nhân nhanh diện tích trồng giống gạo ngon này để "hạ sốt".
Gạo Hom Mali Thái Lan và gạo CRF-F-04 Campuchia được chọn là gạo ngon nhất, nhì. Tuy nhiên, với ưu thế ngắn ngày (100 - 105 ngày) so với gạo Hom Mali (150 ngày), ST24 có thể trồng được hai vụ/năm. Đạt tiêu chuẩn hạt dài, trắng trong, cơm vừa dẻo, vừa thơm mùi lá dứa, theo hội đồng giám khảo quốc tế gồm những đầu bếp nổi tiếng và các thương nhân gạo quốc tế, ST24 sẽ tác động mạnh đến thị trường gạo thơm quốc tế.
Nhóm nghiên cứu gạo ST gồm ông Hồ Quang Cua, ThS Nguyễn Thị Thu Hương, TS Trần Tấn Phương, cho biết ST24, ST28 và khoảng 1.000 tổ hợp lai bảo đảm cho cuộc đua trong tương lai.
Các tiểu thương này hy vọng ST là câu chuyện có hậu, khi Bộ NN&PTNT chọn năm doanh nghiệp mẫu gắn logo Vietnam Rice vào cuối năm nay.
Gạo thơm ST24 được dự báo sẽ tác động mạnh đến thị trường gạo thơm quốc tế.
Dự thảo quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gạo Việt Nam có 7 chương, 23 điều, 6 phụ lục, quy định: đơn vị được cấp chứng nhận sử dụng logo này phải có vùng nguyên liệu tại Việt Nam, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác trong suốt quá trình sản xuất, nhằm đảm bảo sản phẩm gạo có đặc tính, chất lượng ổn định, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm; đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường. Thời gian thẩm định để cấp chứng nhận từ 40 - 54 ngày, thời hạn sử dụng nhãn hiệu là ba năm.
Chị Võ Thị Thắm, tiểu thương chợ Bà Đắc, nói rằng với chất lượng và đặc tính gạo ST24, riêng chị có thể phát triển 2.000ha.
Xây dựng thương hiệu
GS.TS Võ Tòng Xuân nói rằng trồng gì, ai mua là vấn đề tư duy, phải lo nội dung bên trong hạt gạo và doanh nghiệp phải có gan đầu tư vùng nguyên liệu đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Ngày xưa, Sài Gòn Rice rất nổi tiếng. Thái Lan cũng tốn rất nhiều công sức, thời gian để tạo ra giống Khao Dawk Mali 105. Campuchia có ngân hàng giống bản địa ít nên họ chọn nhanh, trong hai năm họ đạt gạo ngon thế giới, và chỉ bốn năm thực hiện chiến lược thương hiệu, họ đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Trong khi đó, Việt Nam mới bắt đầu xây dựng thương hiệu gạo, và đến nay vẫn còn bàn cãi xem cái nào mới là thương hiệu của ta.
TS Hà Việt Quân nhận xét: Chúng ta xuất khẩu gạo, nhưng chuyện cái lưỡi thị trường nó vẫn "sao sao" ấy, khi chiến lược sản xuất, lập kế hoạch theo tư duy đói nghèo, cứ chạy đua sản lượng không tập trung cho cái bên trong của gạo. Chúng ta có nhận ra nguyên nhân vì sao lúa gạo của ta thấp? Lâu nay xuất gạo chỉ nghĩ làm sao túi tiền nặng là được.
Chúng ta cũng đã đầu tư vào marketing, thương hiệu, công nghệ, chỉ dẫn địa lý... nhưng tình hình vẫn như thế. Tộc người Thái biết trồng lúa sớm nhất, họ có nhiều lễ hội về văn hoá liên quan đến hạt gạo, cây lúa... nói rằng gạo có văn hoá của gạo, hãy tiếp cận dưới góc độ văn hoávà con người, nếu không chúng ta lại sẽ thất bại.
Chuyển từ lượng sang chất và tối ưu hoá
TS Phạm Hồng Sơn, Giám đốc kinh doanh Unilever Việt Nam, cho rằng mặt hàng gạo do bên nhu cầu chi phối. Về chuỗi cung ứng gạo, nghiêng về phía người tiêu dùng, chứ không phải người sản xuất. Ở thị trường nội địa, nên tập trung chuyển chiến lược từ tối đa hoá sang tối ưu hoá, chuyển từ số lượng sang chất lượng.
Diện tích trồng lúa ở ĐBSCL đang giảm dần, vì vậy giải pháp tối ưu để nâng cao thu nhập của người trồng lúa hiện nay chính là nâng cao chất lượng gạo. Ảnh minh hoạ
Thực tế cũng cho thấy, thị trường chính của gạo nội địa vẫn tập trung ở chợ truyền thống. Kênh bán hàng hiện đại, chi phí cao. Nhưng đây là nơi phát huy những thương hiệu mới, sản phẩm mới, đầu tư vào đây nếu thua cũng không sao, vì nó chỉ chiếm 10% doanh số. Và vì vậy, không thể bỏ qua kênh truyền thống và cũng không bỏ qua kênh hiện đại.
Theo TS Sơn, đa phần người tiêu dùng giảm gạo trong bữa ăn và giá không tăng hơn nữa. Tính GDP thì gạo đang đứng bên ngoài, đóng vai trò là cô gái chăm chỉ, cần phải đưa lên là một cô gái đẹp.
Giờ đây làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu tạo danh tiếng cho gạo thơm Việt Nam, đang là thách thức lớn trong cách tổ chức sản xuất và quản trị thương hiệu.
Hiện nay, chi phí cho hệ thống phân phối có hai vấn đề: Tỷ suất lợi nhuận thấp, nếu thuê nhân công cao sẽ không có lãi nên ta phải nhìn về cung cầu theo hướng tối ưu hoá và tối đa hoá. Thứ hai, phải xây dựng giá trị thương hiệu và người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn vì những cam kết chất lượng.
"Hiện nay, lúa không "ế, nhưng không kéo giá lên được", Chủ tịch UBND xã Tân Phú, huyện Tam Bình, Vĩnh Long, nói tiếp: "Rất may, có nhà đầu tư làm nhà máy chế biến gạo thành bột ở huyện Tam Bình, xã đã trực tiếp bàn bạc kết nối với nhà đầu tư để có đầu ra. Nhà máy sẵn sàng mua giá cao hơn thị trường, với điều kiện nguồn nguyên liệu thuần và không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật".
Chủ tịch UBND xã, bà Phan Thị Loan, là kỹ sư nông học, khẳng định sẽ đáp ứng yêu cầu này. Nhưng cần có thêm thời gian giải thích với dân và tính toán lại công việc, để điều hai kỹ sư gắn với mô hình trồng lúa làm bột ở Tân Phú.
"Chuỗi cung ứng sẽ quyết định chất lượng sản phẩm, đừng can thiệp vì yêu cầu đầu tiên của chuỗi là chất lượng tốt, và quy mô đủ...", TS Sơn khuyên.
Cũng theo TS Sơn, nếu tập trung vào phân khúc cao và siêu cao cấp, thì phải chọn khu vực thị trường về mặt địa lý mà chi phí không quá lớn. Khi phát triển kênh bán hàng, kết hợp ba thứ: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu riêng và chứng nhận sản phẩm... làm sao đưa hàng đến các cửa hàng, xây dựng nhà phân phối hay kênh bán sỉ; nên xây dựng cửa hàng của riêng, nhưng chi phí sẽ cao. Việc đầu tư xây dựng thương hiệu là điều cực kỳ quan trọng, dù chi phí cao nhưng chắc chắn sẽ có sự bù đắp.
Nhóm nghiên cứu gạo ST đã theo đuổi việc nghiên cứu chọn tạo trong 20 năm, chưa bao giờ cung không đủ cầu, dù giá gạo ST20 khoảng 1 USD/kg. Giờ đây làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu tạo danh tiếng cho gạo thơm Việt Nam, đang là thách thức lớn trong cách tổ chức sản xuất và quản trị thương hiệu.
Theo Vân Anh - Đức Toàn - Ngọc Bích (Thế Giới Tiếp Thị)
Hoà Bình: Đã mắt ngắm cam đủ sắc màu tại lễ hội cam Cao Phong lần 3 Người trồng cam ở đất Cao Phong, tỉnh Hòa Bình mang thứ cam hảo hạng nhất về Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 3. Cũng trong dịp này, hàng trăm hộ dân được nhận chứng chỉ Vietgap. Ngày 18.11, UBND huyện Cao Phong đã long trọng tổ chức Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 3. Lễ hội thu hút 120 gian...