Lão nông chinh phục miền cát trắng
Đến cổng làng hỏi ông Tu Thanh Hường (ở thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) ai cũng biết. Bà con ở đây khâm phục tài năng, sự cần cù, chịu khó và linh hoạt trong sản xuất của ông Hường.
Vững tin với nghề nuôi tôm
Ông Tu Thanh Hường cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay ông thả được 2 vụ tôm, với diện tích 5ha. Do thời tiết nắng hạn kéo dài nên năng suất tôm giảm hơn so với các năm trước. Để khắc phục khó khăn về hạn hán, hàng ngày ông xuống kiểm tra ao nuôi và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tổn thất. Vụ vừa rồi, năng suất đạt 5 tấn/ha, sau khi trừ chi phí lãi 400 triệu đồng. Hiện tại, ông đã thả được vụ thứ 2, tôm đã được hơn 1 tháng, thời tiết đang thuận lợi hơn nên ông Hường đặt kỳ vọng nhiều hơn vào vụ tôm này.
Ông Tu Thanh Hường bên trang trại nuôi tôm của gia đình. Ảnh: Công Tâm
Nói về cơ duyên đến với nghề tôm, ông Hường cho biết: “Vợ chồng tôi lập gia đình tài sản chẳng có gì quý giá ngoài hai bàn tay trắng. Tôi học đến hàng chục nghề, nhưng nghề nào cũng chẳng gắn bó được lâu dài”.
Video đang HOT
Đầu năm 1994, ông Hường vay vốn Ngân hàng NNPTNT huyện Ninh Phước được 25 triệu đồng, mua được 11 con dê, số còn lại bỏ vào xây dựng chuồng trại. Vừa nuôi dê ông vừa học thêm kỹ thuật thú y, sau 3 năm ông Hường đã có 350 con dê.
Lúc này, dê có giá từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/con, ông bán hết toàn bộ số dê này để trả các khoản nợ cũ, còn dư được trên 300 triệu đồng. Nhận thấy vùng cát trắng là “vùng đất vàng” để nuôi trồng thủy, hải sản. Ông Hường liền mua 1,5ha đất cát ven biển để làm ao thả nuôi tôm sú. Nhờ thời tiết thuận lợi, cộng thêm giá cả hợp lý nên vụ đầu tiên ông thu được 10 tấn tôm, doanh thu 1 tỷ đồng, trừ chi phí lãi 500 triệu đồng.
“Cầm số tiền lớn trên tay mà cả gia đình tôi như đang trong mơ. Không ai ngờ bãi cát trắng vốn bao đời để hoang vu lại đẻ ra nhiều tiền” – ông Hường thổ lộ.
Tuổi cao chí càng cao
Năm 2004, bệnh dịch trên tôm xảy ra làm ảnh hưởng đến năng suất tôm sú của gia đình ông Hường. Năm sau, ông quyết định chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Sự lựa chọn đúng đắn này đã giúp kinh tế gia đình phát triển vượt bậc. Hiện nay, ông đã có 7ha nuôi tôm thẻ chân trắng với 25 ao nuôi, trung bình xuất bán ra thị trường 100 – 150 tấn/năm, giá bán 100.000 – 120.000 đồng/kg, đem lại doanh thu từ 10 – 12 tỷ đồng/năm, trừ chi phí lãi từ 5 – 8 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2013, tôm đạt năng suất cao, giá hời, ông Hường lãi ròng tới 8 tỷ đồng.
Về bí quyết thành công, ông Hường nói: “Tôi đúc kết rất nhiều kinh nghiệm qua từng năm, kèm theo đó tôi tìm hiểu thêm qua các tài liệu sách, báo, truyền hình, mạng Internet về nghề nuôi tôm. Phải học, hiểu nghề mới thành công”-ông Hường bày tỏ.
Anh Nguyễn Văn Hiếu – 1 lao động đang làm tại trại tôm của ông Hường thổ lộ: “Cách đây khoảng 7 năm gia đình tôi chỉ có căn nhà tạm. Sau khi tôi được nhận vào làm ở trại tôm, ông Hường đứng ra xây dựng nhà ở cho tôi”.
Trang trại nuôi tôm của ông Hường hiện tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 lao động, với thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó ông còn giúp đỡ vốn cho những lao động khó khăn xây nhà ở kiên cố không lấy lãi. Hàng năm ông Hường thường xuyên ủng hộ đóng góp công tác xã hội cho địa phương, Hội ND từ 20 – 30 triệu đồng.
Theo Danviet
Tôm giống Trung Kiên được nhiều người nuôi ưa chuộng
"Bí quyết để có được thành công trong nghề nuôi tôm, đó là uy tín, chất lượng con giống phải đặt lên hàng đầu, không chạy đua theo số lượng" - ông Nguyễn Văn Trung - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất giống thủy sản Trung Kiên chia sẻ với NTNN mới đây.
Ông Trung cho biết, Công ty TNHH Sản xuất giống thủy sản Trung Kiên thành lập năm 2010, đóng tại xã Nhơn Hải, Ninh Hải (Ninh Thuận). Nhờ mạnh dạn đầu tư khoa học kỹ thuật, hoàn thiện công nghệ máy móc hiện đại và liên tục nâng cao chất lượng con giống nên công ty đã dần chiếm lĩnh thị trường. Theo ông Trung, lúc đầu công ty chỉ có 2 khu sản xuất giống, với 44 hồ nuôi, bình quân mỗi tháng xuất bán 10 triệu con giống.
Công ty Trung Kiên không ngừng nâng cao chất lượng con giống để phục vụ bà con nông dân. Ảnh: C.T
Ngay sau đó, công ty đã đẩy mạnh chính sách phát triển con tôm giống đến bà con nông dân tại các vùng có diện tích nuôi lớn như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và các tỉnh miền Tây. Hiện nay, công ty đã mở rộng lên 6 khu sản xuất, với 120 hồ nuôi, cung cấp nguồn giống chất lượng cao cho trên 36 đại lý và nhà phân phối. Mỗi tháng, công ty cung ứng khoảng 40 triệu con giống cho thị trường.
Ông Trung chia sẻ, bí quyết để có được thành công trong nghề nuôi tôm đó là uy tín, chất lượng đặt lên hàng đầu, không chạy đua theo số lượng mà phải chú trọng cải thiện nguồn giống. Bên cạnh đó, công ty còn tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật miễn phí cho người nuôi; khi người dân bị thiệt hại nặng do thời tiết gây ra, công ty cũng hỗ trợ bà con 30 - 50% lượng con giống.
Ông Nguyễn Gia Hưởng (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) - một cơ sở phân phối tôm giống cho biết, trước đây ông nhập giống tôm của một số doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất khác, nhưng chất lượng con giống không ổn định. Sau khi chuyển sang làm nhà phân phối cho Công ty Trung Kiên, nguồn giống xuất bán đều là tôm giống chất lượng cao nên người nuôi rất ưa chuộng. Bình quân mỗi năm ông bán 100 triệu con giống, tăng gấp đôi so với trước.
Ông Hưởng cũng chia sẻ thêm, để nuôi tôm hiệu quả, cho lãi cao, bà con cần chọn mua tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng, kích cỡ con giống đồng đều. Mỗi năm người nuôi có thể thả từ 3 - 4 vụ, nếu chăm sóc bài bản, đúng quy trình, mật độ thì người nuôi tôm có thể lãi từ 80 - 90 triệu đồng/sào.
Theo Danviet
Bần nông thành "đại gia" nhờ công nghệ nuôi tôm giống Từng lâm vào cảnh khánh kiệt với 5 đứa con thơ nheo nhóc, vợ đòi ly hôn..., 20 năm sau, người nông dân Dương Văn Hùng trở thành "đại gia tôm giống" đất Bạc Liêu. Hằng ngày, ông đi khắp nơi phố biến kỹ thuật nuôi tôm để giúp dân nghèo đổi đời. Lên voi xuống chó vẫn không bỏ tôm "Nói chuyện...