Lào nỗ lực tìm kiếm những người mất tích trong vụ vỡ đập thuỷ điện
Chính phủ Lào sẽ tiếp tục và sẽ làm hết khả năng để tìm kiếm những người mất tích càng nhanh càng tốt.
Chiều 29/7, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã xuống Trung tâm tiếp nhận hàng cứu trợ người dân Attapue tại Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào và đã khẳng định: Chính phủ Lào sẽ tiếp tục và sẽ làm hết khả năng để tìm kiếm những người mất tích càng nhanh càng tốt.
Ông Thongloun Sisoulith cho biết thêm, kể từ ngày xảy ra sự cố vỡ đập đến nay, Chính phủ luôn ở bên cạnh nhân dân và làm hết sức mình để cứu sống người dân và sẽ tìm cho bằng được những người dân đã mất tích.
C huẩn bị hàng cứu trợ tại trung tâm huyện Sanamxay
Video đang HOT
Nhân dịp này, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith kêu gọi toàn thể nhân dân trên cả nước và các nước bạn bè, các tổ chức có tấm lòng mong muốn giúp đỡ hộ trợ nhân dân, Chính phủ sẵn lòng nhận sự hộ trợ để tiếp tục giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng trở lại cuộc sống bình thường.
Cũng theo thông báo mới nhất của lãnh đạo tỉnh Attapue, với tinh thần chỉ đạo tích cực khẩn trương của Chính phủ Lào và sự hỗ trợ của các nước bạn bè, cho đến thời điểm ngày 29/7 công tác cứu hộ, cứu trợ nhân dân vùng lũ sau sự cố vỡ đập Xepian- Xe Nam Noy đã diễn ra nhanh chóng và đạt được kết quả tích cực.
Như vậy cho đến thời điểm này, nhà chức trách Lào đã đưa được toàn thể nhân dân trên 6 bản đến khu vực an toàn và cứu trợ cho gần 6000 người dân. Tính đến ngày hôm qua, Lào đã tìm được 9 thi thể nạn nhân bị mất tích trong cơn thảm họa.
Hiện số người bị mất tích còn lại chưa thể tìm thấy được thi thể, do công tác cứu hộ đang gặp rất nhiều khó khăn, vì nước đã rút và nhiều bùn non./.
Theo Vân Thiêng – Cảnh Thành/VOV-Vientiane
Vụ vỡ đập ở Lào: Vẫn còn hơn 1000 người mất tích
Theo thông báo mới nhất của huyện Sanamxay, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn còn hơn 1000 người mất tích sau sự cố vỡ đập kinh hoàng ngày 23/7 tại tỉnh Attapeu (Lào).
Cảnh tượng tan hoang ở Lào sau sự cố vỡ đập này 23/7 - Ảnh: SGGP
Theo thông tin từ một quan chức của tỉnh Attapeu cho biết, cho đến nay số người chết và mất tích sau sự cố vỡ đập vẫn chưa được thống kê chính xác vì tính phức tạp của chiến dịch cứu hộ trong những khu vực khó tiếp cận. Cuộc tìm kiếm rất phức tạp, có nhiều khu vực xe và thuyền không vào được.
Bên cạnh đó, tình trạng nước lũ rút chậm và nhiều khu vực bị bùn lầy bao phủ đã cản trở lực lượng cứu hộ vào bên trong những ngôi làng bị ngập. "Đây là một trong những thảm họa tồi tệ nhất mà tôi từng chứng kiến", một nhân viên cứu hộ chia sẻ với AFP.
Theo thống kê của tỉnh Attapeu, hiện có hơn 5.800 người dân thuộc 13 bản bị ngập nước được sắp xếp, di dời ra các khu, trại tập trung ở huyện Sanamxay.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số ít hộ dân còn ở lại trong các ngôi nhà vừa bị lũ tràn qua, với điều kiện sinh hoạt không đảm bảo.
Liên quan đến sự cố vỡ đập, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith cho hay đây là thảm họa tồi tệ nhất mà quốc gia Đông Nam Á này phải đối mặt trong nhiều thập kỷ.
Yến Anh (T/h)
Theo moitruong
Còn 1.122 người chưa có tung tích sau thảm họa vỡ đập tại Lào Lãnh đạo tỉnh Attapeu họp báo công bố thông tin về thiệt hại và công tác cứu trợ nạn nhân do vỡ đập Các đoàn cứu trợ cho người bị nạn trong vùng lũ LAM NGỌC Chiều 29.7, lãnh đạo tỉnh Attapeu của Lào tổ chức buổi họp báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Sanamxay để cập nhật tình hình...