Lão ngư cùng CSGT đường thủy bắt trộm biển
Các lão ngư hội ý chớp nhoáng, khẳng định chiếc thuyền lạ đằng kia, nom khả nghi. Ba lão ngư, ba con tàu chia làm 3 mũi rượt theo chiếc tàu lạ và cấp báo cho Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy biết. Thấy động, chiếc tàu lạ chuyển hướng, rồ máy tăng ga tẩu thoát, vừa chạy vừa phi tang tang vật, chúng còn dùng mìn tự chế đáp trả…
Theo chân thợ rừng đã khó, theo chân người đi biển còn khốn khó hơn. Chiếc xuồng cao tốc xé gió Đông bắc vun vút lao đi, sương khuya như vã cát vào mặt, sờ tai mình lạnh như sờ vào đá ngâm. Chiếc xuồng nhỏ đang chồm trên ngọn sóng cao, bất thần tụt hẫng xuống, như bàn tay phù thủy rút ruột gan người. Đà này chưa đến nơi người kêu cứu, có khi mình đột quỵ trước.
Trung tá Nhâm Đức Tiến, Đội phó Đội Trinh sát Phòng CSGT đường thủy – Công an tỉnh Quảng Ninh động viên: Đây ngang hòn Cặp Gà, chỉ hải lý nữa là đến Ghềnh Cam.
Tôi gồng mình nén chịu, mơ màng nhớ lại cũng dịp này Tết năm 1996, rét đông dai dẳng. Con xuồng của đơn vị, làm nhiệm vụ cùng ở vùng biển này gặp nạn. Lê Văn Bun, Vũ Trọng Ninh cùng quê ở Hải Dương hy sinh.
Vừa chạm Ghềnh Cam eo biển vắng, Trung tá Nhâm Đức Tiến hạ lệnh cho con xuồng giảm tốc độ, giọng sắc lạnh:
- Thận trọng, đề phòng đối tượng chống trả.
CSGT đường thủy Công an tỉnh Quảng Ninh tuần tra bảo đảm an toàn giao thông trên vịnh Hạ Long.
- Rõ! Hoàng Thế Hiệp, Lê Quang Vinh, Trần Nam Thái kíp chiến đấu đáp lại.
Dư âm tiếng nổ vọng vào đá núi, đêm khuya nghe rợn người. Nhìn những anh lính tay vo, sẵn sàng xông lên, giáp lá cà với bọn buôn lậu, trộm cướp, tôi tự trách mình: hèn, rồi thò đầu lên boong, nhìn mặt biển. Nơi tiếng máy nổ gầm rít, tiếng mạn tàu rẽ nước, đèn pha loang loáng trên ngọn sóng. Vùng biển náo động, bởi cuộc vây bắt kẻ gian. Một con tàu lạ đang rơi vào thế bí.
Phía sau dân phòng truy đuổi, phía trước xuồng cao tốc của Phòng CSGT đường thủy chặn lối. Trung tá Nhâm Đức Tiến phát tín hiệu yêu cầu các đối tượng đầu hàng. Rồi cho xuồng áp mạn, xông lên cùng đồng đội tóm gọn 3 người lạ mặt, trên con tàu lạ.
Trở lại tình tiết vụ việc, nửa đêm hôm ấy, trời không trăng sao, mặt biển tối om. Cha con lão ngư Đỗ Văn Bé, người xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên đang khai thác thủy sản ở ngư trường Ghềnh Cam, trên vịnh Hạ Long. Biển lặng sóng, mà trên chục lồng lưới (bát quái) ngư cụ của ông vừa thả, quay lại đã mất. Xa xa trong ánh lân tinh phát ra yếu ớt từ mái chèo khua nước, thấp thoáng một con tàu lạ.
Video đang HOT
Đỗ Văn Bé ngờ ngợ: Kia không phải dân chài lưới. Giờ này, chẳng phải nước cá cắn câu. Bọn họ làm gì nhỉ? Lão ngư dừng tay kéo lưới, thầm phán đoán: Người ngay chả ai chèo tay, bơi thuyền trên vùng biển vắng giờ này. Ta cập mạn, dò hỏi xem sao! Nghĩ vậy, nhưng lão lại thôi. Bởi phút chốc, nhớ ra bài học cảnh giác. Nếu là kẻ gian chúng hành hung, mình lẻ loi có khi còn nguy hiểm.
Đỗ Văn Bé bình tĩnh làm theo phương án an ninh tự quản mà cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Công an tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn. Vờ như người không biết mình vừa mất của, lái tàu vòng hướng khác, tìm đồng nghiệp giúp đỡ. Gặp ông Nguyễn Văn Bảo, ông Bảo nghe vắn tắt câu chuyện liền kín đáo tìm ông Trần Quang Khải đang đánh lưới gần đó.
Gặp ông Khải mới hay, lão ngư này cũng vừa bị mất cắp ngư cụ, còn đang xót của. Vàng lưới mới mua, bằng đồng tiền chắt chiu của cả mùa cá lục. Chưa hết mùi thơm cước mới, đã bị kẻ gian lấy cắp. Mất cắp không phải trên cạn, mà mất ở tít đáy biển, khi đang chăng ra bắt cá.
Các lão ngư hội ý chớp nhoáng, khẳng định chiếc thuyền lạ đằng kia, nom khả nghi. Ba lão ngư, ba con tàu chia làm 3 mũi rượt theo chiếc tàu lạ và cấp báo cho Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy biết. Thấy động, chiếc tàu lạ chuyển hướng, rồ máy tăng ga tẩu thoát, vừa chạy vừa phi tang tang vật, chúng còn dùng mìn tự chế đáp trả.
Trong đêm khuya, những quầng lửa đỏ, tiếng nổ mà bọn trộm cắp manh động chống trả. Nhưng các lão ngư này không chùn bước, quyết tâm vây bắt chúng. Cùng lúc, Trung tá Nhâm Đức Tiến, Đội phó Đội Trinh sát nhận lệnh của chỉ huy đơn vị, cùng kíp trực chiến lập tức triển khai phương án chiến đấu, bắt gọn 3 đối tượng: Đỗ Văn Đại, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Khoa ở khu 8, phường Hà Phong, người trên bờ, mò xuống biển trộm cắp.
Đại tá Đặng Văn Thịnh, Trưởng phòng CSGT đường thủy Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết: Đây là kết quả của phong trào không tai nạn, không tệ nạn, không trộm cắp mà đơn vị dày công xây dựng. “Ba không” sợi dây liên kết trăm người là một, cùng phòng gian bảo mật, xóa “điểm đen” sông nước. Kẻ gian đến đây không đất dung thân, khó bề đạo tặc. “Ba không” còn tạo phên giậu tai mắt phát giác tội phạm. Kẻ gây án trên bờ, xuống đây không nơi ẩn lấp.
Mai Thị Loan, một nhân vật bị Công an TP Hải Phòng truy nã tội chứa mại dâm. Soi đi chiếu lại, tìm khắp mọi nơi không ra tung tích ả. Ả đặt chân tới vùng biển này, tức thì sa lưới. Quần chúng còn cung cấp cho Công an nhiều thông tin, có giá trị an ninh, chống buôn lậu trên biển, chống các hành vi dùng công cụ hủy diệt để khai thác thủy sản, phá hoại cảnh quan môi trường, bảo vệ phong cảnh vịnh Hạ Long, danh thắng bờ biển vùng Đông Bắc.
Một vùng biển năng động, trên 8.000 tàu thuyền đánh bắt hải sản, 529 chiếc tàu đưa khách thăm vịnh Hạ long, 189 tàu có ngàn phòng ngủ đêm trên biển, 52 tàu chờ hành khách tuyến cố định, còn biết bao đò ngang, đò dọc… Nếu không đôn đốc an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, để sơ sẩy là tiếng dữ đồn xa. Quyết kiềm chế tai nạn, người chiến sĩ CSGT đường thủy dầm mình nơi sóng gió. Sự tận tụy bám biển, không nề hà gian nguy, khôn kéo xây dựng thế trận an ninh, bảo vệ cuộc sống yên lành nơi lênh đênh sông nước. Những người CSGT đường thủy như làm cho cuộc sống của cư dân vùng biển Đông Bắc thêm mặn mà, đầm ấm hơn.
Vũ Phong Cầm
Theo NTD
Thưởng tết giáo viên từ gói mỳ chính tới vài trăm nghìn
Ngày 22/1, ngành giáo dục Nghệ An công bố mức thưởng tết Nguyên Đán Ất Mùi của các cán bộ, giáo viên, công nhân viên của ngành. Theo đó, tiền thưởng tết cho các giáo viên nhìn chung năm nay cao hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn thưởng tết ở mức thấp, hoặc không có, hay chỉ là gói mỳ chính vì "thu không đủ chi".
Mức thưởng tết năm nay ngành giáo dục Nghệ An tuy có cao hơn năm ngoái nhưng vẫn ở mức thấp,
nhiều trường không có thưởng tết.
Theo báo cáo của công đoàn ngành giáo dục, đối với các đơn vị trong ngành giáo dục trực thuộc cấp huyện, thành, thị, tiền thưởng Tết nhìn chung cũng rất thấp. Cụ thể như ở huyện Yên Thành, cán bộ giáo viên được thưởng 500.000/1 người. Ở huyện Tương Dương thưởng 100.000/1 người. Huyện Hưng Nguyên mức thưởng từ 300-800 nghìn/ người. Huyện Tân Kỳ thưởng 300 nghìn đồng và suất quà trị giá 335 nghìn. Ở huyện Kỳ Sơn mức thưởng tết là 150 nghìn và quà trị giá 167 nghìn.
Đặc biệt, trong số 120 đơn vị, có 2 trường không có tiền thưởng tết gồm THPT Cù Chính Lan (Quỳnh Lưu) và THPT Tương Dương 1 (Tương Dương) do thu không đủ chi, số lượng tuyển sinh giảm và nguồn thu ít.
Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Thị Phượng - Chủ tịch công đoàn trường THPT Tương Dương 1, cho hay, do trường năm nay không có nguồn thu nên ngân sách không có để thưởng tết cho các cán bộ, giáo viên của trường. "Công đoàn trường chúng tôi cũng sẽ cố gắng tặng thưởng cho mỗi giáo viên 1 gói mỳ chính để động viên tinh thần mọi người ăn tết", bà Phượng cho hay.
Cũng theo bà Lê Thị Hương Sen - Phó chủ tịch Công đoàn giáo dục Nghệ An, cho biết, hiện tại phía cơ quan cũng đã lên kế hoạch để tiến hành tặng thưởng 8 gói quà cho 8 giáo viên có chồng, con là chiến sĩ cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ ngoài khơi.
Bên cạnh đó, công đoàn ngành cũng đã tiến hành rà soát lại các trường hợp giáo viên, công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn để trao tặng tặng tiền, động viên, khích lệ tinh thần các cá nhân trong ngành dịp tết đến xuân về.
Ngoài ra, thông qua các nguồn kêu gọi hỗ trợ, ngành giáo dục Thái Bình sẽ trực tiếp lên tặng quà cho các giáo viên 6 trường thuộc các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Đô Lương. Liên đoàn lao động tỉnh và 1 số đơn vị hảo tâm khác cũng sẽ trao tặng 72 suất quà cho những giáo viên neo đơn, ốm đau.
"Chúng tôi sẽ tiến hành đi trao quà đến 8 trường hợp cán bộ, giáo viên có chồng làm cảnh sát biển. Chúng tôi cũng sẽ tiến hành trao quà cho gần 350 trường hợp là giáo viên, công nhân viên trong ngành ở Nghệ An có hoàn cảnh khó khăn những gói quà từ 300-500 nghìn đồng. Tuy quà nhỏ nhưng chủ yếu là để động viên, khích lệ tinh thần họ trong dịp tết Nguyên Đán", bà Sen cho hay.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của ngành giáo dục Nghệ An, có 118 trong tổng số 120 đơn vị (trực thuộc Sở GD&ĐT Nghệ An) có tiền thưởng tết cho cán bộ, giáo viên. Trong đó, trường mầm non Hoa Sen có mức thưởng tết "khủng" nhất với 5.000.000 đồng/1 người. Trường thấp nhất là THPT Nam Đàn 2: 100.000 đồng. Còn lại các đơn vị khác có mức thưởng tết ở mức sàn trung bình từ 300-800 nghìn đồng. Mức thưởng bình quân chung của tất cả các trường là 666.000 đồng.
Nỗi niềm thưởng tết của các giáo viên miền núi
Nói đến chuyện thưởng tết có lẽ các giáo viên ở những xã, huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi là ít trông chờ nhất. Bởi ở đó, khoản thưởng tết cao nhất của họ cũng chỉ từ vài trăm nghìn, hoặc có khi chỉ là cân đường, hộp sữa hay gói mỳ chính về ăn tết.
Thầy Trịnh Xuân Dũng - Chủ tịch Công đoàn trường THCS Mậu Đức (Con Cuông) nhắc đến chuyện thưởng tết khiến thầy phần nào cũng thấy chạnh lòng buồn tủi. Không những buồn cho mình, thầy còn buồn cho những đồng nghiệp, những giáo viên khác trong trường mình.
Theo thầy Dũng, thưởng tết ở trường phụ thuộc vào những nguồn thu. Tuy nhiên, năm qua, tại trường không có nguồn thu nên ngân sách bị cạn kiệt. "Mình làm trong ngành đã lâu nên rất hiểu hoàn cảnh của nhà trường. Lấy nguồn thu nào đâu mà thưởng tết cho giáo viên. Riêng công đoàn thì hàng tháng thu quỹ anh em, cuối năm chắt chiu lại cũng chỉ đủ chia cho anh em mỗi người được 150-200 nghìn đồng về ăn tết", thầy Dũng cho hay.
Nhờ sự sẻ chia, nhiều giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn sẽ được tặng thưởng phần quà đó tết.
Cũng như trường Mậu Đức, tại trường tiểu học Chi Khê 2 (Con Cuông) tiền thưởng tết năm nay chỉ từ 200-300.000 đồng nhưng là đã nhiều hơn so với những năm trước. Bởi có năm, giáo viên tại đây nhận thưởng tết chỉ là vài lít dầu ăn hay cân thịt, cặp bánh chưng...cho có không khí tết.
Thầy Lữ Văn Hùng - Hiệu trưởng trường tiểu học Chi Khê 2, chia sẻ: "Gọi là thưởng tết nhưng thực chất chỉ là những món quà nhỏ để động viên tình thần các giáo viên trong trường. Vì hàng năm, mỗi trường ngoài vài chục triệu để chi thường xuyên thì chúng tôi không biết trông chờ vào đâu nữa. Vì vậy, để có hỗ trợ cho giáo viên, trong năm chúng tôi phải tiết kiệm mọi khoản chi tiêu, cộng với quỹ công đoàn mỗi người được khoảng 200-300.000 đồng là tốt lắm rồi".
Dù còn khó khăn như vậy, tuy nhiên, điều mà chúng tôi thấy vui và ấm áp hơn cả đó chính là sự sẻ chia, đùm bọc với giáo viên, với học sinh nghèo của các trường nơi đây.
Như tại trường Mậu Đức, từ đầu năm, nhà trường đã thành lập quỹ giáo viên, mỗi người 1 tháng sẽ đóng vào quỹ 10 - 20.000 đồng, đến cuối năm sẽ gom lại để tặng quà cho các học sinh nghèo. Bên cạnh đó, hàng tháng các giáo viên sẽ trích từ tiền lương của mình, một người 30.000 đồng để hỗ trợ thường xuyên cho các giáo viên khác bị bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Tại trường tiểu học Chi Khê 2, dịp tết này trường sẽ trao tặng quà cho 70 học sinh nghèo. Trong đó, 8 suất từ nguồn quỹ của đội, 10 suất của công đoàn trường do giáo viên tự đóng góp.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Quy hoạch xây dựng đô thị tốt để thu hút nhà đầu tư Đây là một trong những nội dung được đề cập tại buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về các vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng. Bộ trưởng Xây dựng (thứ hai từ trái qua) thăm hỏi, chia sẻ với gia đình một chiến sĩ cảnh sát biển...