Lào mua máy bay Yak-130 làm chiến đấu cơ chủ lực
Hãng Lenta ngày 17/2 dẫn nguồn từ tập đoàn Oboronprom (Nga) tại triển lãm Singapore Airshow 2016 cho hay, Lào dự kiến đặt mua khoảng 20 máy bay Yak130.
Thực trạng Không quân Lào
Theo nguồn tin này, trong kế hoạch đặt mua khoảng 20 chiếc Yak-130 của Lào bao gồm cả vũ khí và phụ tùng thay thế. Ngoài ra, Không quân Lào cũng ngỏ ý muốn Nga hỗ trợ cả công tác đào tạo huấn luyện phi công và thợ máy phục vụ phi đội máy bay mới này.
Hiện nay, chiến đấu cơ hiện đại nhất Không quân Hoàng gia Lào đang sở hữu là phi đội khoảng 30 chiếc MiG-21PFM/UM, tuy nhiên hầu hết trong số này không thể cất cánh với lý do quá cũ và không có phụ tùng thay thế.
Ngoài ra, lực lượng Không quân vận tải của Lào còn có: 10 chiếc An-2, một chiếc An-26, một An-74K-100. Lực lượng trực thăng có: 7 Mi-8, 9 Mi-17, 4 UH-1H, 4 Z-9 và 6 Ka-32.
Lào có mua trực thăng vận tải lớn nhất thế giới Mi-26 của Nga, tuy vậy nó được dùng cho hãng hàng không quốc gia Lào. Những năm gần đây, Chính phủ Lào có đầu tư hiện đại hóa nhưng vẫn ở mức “nhỏ giọt” do giới hạn về ngân sách khi chỉ chiếm 0,03 GDP dành cho quốc phòng.
Video đang HOT
Máy bay huấn luyện – chiến đấu Yak-130.
Yak-130 thành chiến đấu cơ chủ lực
Với thực trạng này, gần như chắc chắn rằng một khi thương vụ máy bay Yak-130 giữa Lào và Nga thành công, máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu này sẽ là những chiến đấu cơ chủ lực trong Không quân Hoàng gia Lào.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất Nga, Yak-130 được trang bị động cơ phản lực cánh quạt 2.500 kg Progress AI-222-25 hoặc loại 2.200kg Slovakia Povazske Strojarne DV-2SM. AI-222 khá phù hợp với tiêu chuẩn và tạo ra tổng cộng khoảng 5.000kg/11.000kg lực đẩy.
Yak-130 là máy bay đầu tiên của Nga mà tất cả các hệ thống sử dụng điện tử kỹ thuật số. Hệ thống này tương thích với việc quan sát ban đêm, sử dụng định vị GLONASS/NavStar để điều hướng và bao gồm 3 màn hình LCD màu 6″x 8″ đa chức năng. Ngoài ra, phi công cũng có thể sử dụng mũ bắn (dẫn bắn ngay trên mũ thông qua hệ thống dò hồng ngoại).
Hệ thống thiết bị điện tử hàng không kiến trúc mở được trang bị trên máy bay bao gồm 2 máy tính và một bộ ghép kênh 3 kênh, và máy tính điều phối nhiệm vụ trung tâm MIL-STD-1553 cho phép khi khách hàng muốn tích hợp các vũ khí của phương Tây như tên lửa không-đối-không AIM-9J-L, hoặc tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-65 Maverick.
Yak-130 được triển khai 9 điểm treo vũ khí với tải trọng bom đạn mang theo hơn 3 tấn, có thể nhanh chóng lắp đặt vũ khí để biến thành một máy bay tiêm kích hạng nhẹ hiện đại.
Các lựa chọn súng cho Yak-130 có thể là khẩu GSh-23 23mm 2 nòng hoặc khẩu 30mm GSh-301. Pod dẫn đường quang-điện Yekaterinburg UOMZ theo báo cáo có thể được cài đặt dưới thân máy bay để bổ sung truyền hình và chỉ định laser.
Lớp giáp bảo vệ Kevlar được trang bị ở buồng lái, động cơ và khoang chứa thiết bị điện tử. Một số loại vũ khí khác có khả năng được tích hợp với Yak-130 nhưng chưa được xác nhận bao gồm tên lửa dẫn đường bằng laser chống giáp 9A4172/AT-16 Vikhr và tên lửa tấn công dẫn đường bằng laser Kh-25ml/AS-10. Nếu được bổ sung một radar mặt đất, Yak-130 sẽ có thêm những tùy chọn mới.
Chúc Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc công bố tên lửa hiện đại mới tại Singapore Airshow
Một công ty vũ khí quân sự Trung Quốc đã công bố hai tên lửa mới trong đợt triển lãm Singapore Airshow tuần này.
Singapore Airshow là một trong những cuộc triển lãm vũ khí lớn nhất thế giới được tổ chức hằng năm. Năm nay, tập đoàn xuất nhập khẩu kỹ thuật hàng không Trung Quốc sẽ công bố hai tên lửa mới nhất trong cuộc triển lãm này.
Tên lửa chống tàu có tên "Thunder Lightning" (Tia sét), tên viết tắt là TL-7, có ba mô hình, mỗi mô hình có thể phóng từ các đơn vị khác nhau. TL-7A có thể được phóng bởi máy bay, TL-7B có thể được dùng bởi lục quân và TL-7C có thể phóng bởi tàu. Với phạm vi khoảng hơn 170 km, tên lửa này là mô hình xuất khẩu của KD-88.
"KD-88 là tên lửa tiêm kích điều khiển quang học tầm trung đến máy bay ném bom JH-7" - Richard Fisher từ Trung tâm Đánh giá và chiến lược quốc tế phát biểu.
Một chiến hạm Trung Quốc phóng tên lửa trong đợt tập trận bắn đạn thật.
Một tên lửa khác của Trung Quốc cũng được công bố trong buổi triển lãm là tên lửa nhỏ hơn TL-2. Được phóng từ máy phóng trên mặt đất hoặc máy bay không người lái, tên lửa này có đồng hồ đo CEP - sai số trượt mục tiêu 2-10 và có ba mô hình, bao gồm điểm theo dõi tự động trước khi phóng, lái giữa hành trình và điểm theo dõi tự động sau khi phóng. CATIc là một công ty nhà nước kinh doanh nhập khẩu vũ khí quân sự cho Tập đoàn Công nghệ khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc. Trong khi không có bất cứ phát biểu nào về việc những vũ khí này sẽ bán cho ai, TL-2 trước đây đã được xúc tiến cùng với máy bay không người lái Pterodactyl. Trước đây máy bay này đã được Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Saudi Arabia mua.
Nhi Ngô
Theo_PLO
Những chiến đấu cơ nổi bật nhất tại Singapore Airshow Được tổ chức lần thứ năm tại Singapore, triển lãm Singapore Airshow năm nay tập trung giới thiệu những xu hướng và công nghệ mới cũng như cập nhật sự phát triển của ngành hàng không. Singapore Airshow 2016 - triển lãm hàng không lớn nhất khu vực châu Á đã chính thức khai mạc tại trung tâm triển lãm ở sân bay...