Lão mù đánh cây đàn kỳ dị trên dòng sông Hậu
Tiếng đàn lảnh lót, trầm buồn của ông lão mù làm say đắm biết bao người trên chuyến phà qua sông Hậu.
Hằng ngày, lão mù Trương Thanh Liêm (66 tuổi) vẫn ôm đàn đi trên các chuyến phà của sông Hậu nối đôi bờ Cần Thơ và Vĩnh Long để đánh đàn, mưu sinh.
Cây đàn “không đụng hàng”
Chiều cuối tuần, trên chuyến phà vượt dòng sông Hậu từ bờ Cần Thơ sang thị xã Bình Minh (Vĩnh Long), khách đông nghẹt. Mọi khoảng trống trên phà đều được người dân chen nhau đứng.
Phà rẽ nước sông Hậu lao đi. Trời về chiều, gió mát lồng lộng… Bỗng tiếng đàn réo rắt vang lên. Mọi người ai cũng nhìn về phía hàng ghế cuối phà nơi lão mù đang đánh cây đàn kỳ dị.
Người dân giúp ông lão mù lên phà để qua sông Hậu
Những người có mặt trên phà lắng nghe tiếng đàn của ông. Phà vẫn cứ lướt sóng. Ông lão mù vẫn cứ đàn. Tiếng đàn càng lúc càng lảnh lót. Những điệu nhạc của một bài hát trầm buồn vang vọng làm bao người trên chuyến phà qua dòng sông Hậu đắm say.
Video đang HOT
Phà đến giữa sông, một thanh niên ăn mặt lịch sự quê Đồng Tháp đến bên ông bỏ vào chiếc ca treo trên đầu đàn tờ 100 ngàn đồng. Người này ân cần hỏi chuyện và hỏi: “Bác có đàn được bài Đêm Gành Hào nghe điệu hoài langkhông?”. Lão mù trả lời: “Đàn được nhưng không hay lắm”.
Rồi, ông lão bắt đầu đàn. Người thanh niên lúc này cũng cất tiếng hát: “Dưới trăng, dòng sông trôi rất dịu dàng. Như dải lúa vàng xuôi về phương Đông. Gành Hào ơi. Nửa đêm ai hát lên câu hoài lang. Vầng trăng nghiêng xuống trên vạt rừng tràm. Xề u xế u liu phạn. Dây tơ đàn kìm buông thiết tha. Xề u xề u liu phạn…”.
Thỉnh thoảng lão mù dùng phím đàn gõ vào thau nhôm kêu lên tiếng “cốc”. Những người khách trên phà bị ông thu hút. Họ nhìn ông, nhìn đôi tay điêu luyện đang gảy đàn như người sáng mắt.
“Bác đàn hay quá. Giờ phà đã cập bến rồi, cháu phải lên bờ. Chúc bác nhiều sức khỏe”, người thanh niên nói và hứa sẽ đến thăm ông trong một ngày gần nhất.
Phà cập bến. Lão mù cho biết tên mình là Trương Thanh Liêm và mưu sinh ở bến phà này đã nhiều năm.
Quan sát, cây đàn của ông Liêm rất khác những loại đàn thường thấy. Đàn chỉ làm bằng một miếng ván gỗ mỏng, dài chưa đầy 1m, hai đầu đóng đinh. Dây đàn buộc vào đầu đinh kéo từ dưới lên trên ngang qua một thau nhôm úp màu trắng. Đơn giản như thế thôi nhưng trong tay ông lão mù này cây đàn trở nên huyền hoặc.
“Đàn của ông ấy là độc cầm và đàn này không đụng hàng. Tuy là đàn tự làm, rất đơn giản nhưng qua cách trình bày của ông ấy đã tạo nên những nốt nhạc rất có hồn”, một người dân địa phương nói.
Ông Liêm cùng cây “độc cầm” của mình trên chuyến phà qua sông Hậu nối đôi bờ Cần Thơ – Vĩnh Long
Mong ước có đàn guitar để thay “độc cầm”
Ông Liêm cho biết ông quê Cà Mau. Từ lúc 3 tuổi đã bị bạo bệnh nên mù cả đôi mắt. Vốn có chút năng khiếu nên khi còn nhỏ ông nghe nhạc rồi hát theo. Ông cũng xin được cây đàn guitar cũ, tập tành và đánh được.
Năm ông 19 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời. Cũng từ đó, ông lăn lộn ngoài đời để mưu sinh. “Tôi ôm đàn ra khu vực bến phà Cà Mau để đánh đàn, hát kiếm sống qua ngày. Tuy nhiên, vài năm sau cây đàn và số tiền để dành cũng bị kẻ xấu lấy trộm mất nên tôi chán nản bỏ quê lên vùng này sinh sống”, ông kể.
Không còn đủ tiền mua đàn guitar, ông Liêm vào xưởng mộc xin tấm ván gỗ rồi mày mò đóng đinh lên 2 đầu. Dùng dây thắng xe đạp kéo thành 2 sợi dây đàn vắt lên chiếc thau nhôm. Cũng từ đó, mỗi ngày ông đều ra phà nối đôi bờ sông Hậu để đánh đàn.
Cuộc sống như thế kéo dài cho đến năm ngoài 40 tuổi, một người phụ nữ yêu tiếng đàn, yêu cả người cầm đàn đã cùng ông Liêm gá nghĩa vợ chồng, thuê nhà trọ sống phía bờ bên thị xã Bình Minh, Vĩnh Long.
“Vợ tôi hiện không có sức khỏe nên chỉ ở nhà. Còn tôi vẫn ngày ngày ôm đàn ra bến phà mưu sinh. Hôm nào trời mưa, không đi đánh đàn là buồn lắm. Ước mong của tôi giờ là có một cây đàn guitar để đánh và thay chiếc đàn cũ. Nhưng ước mơ cũng vẫn chỉ là mơ ước”, ông Liêm nói.
Theo Danviet
Dòng sông quê hương
Ở đồng bằng sông Cửu Long, hầu như nơi nào cũng có một dòng sông, một con rạch, thậm chí một con kinh chảy ngang qua.
Quê tôi có một dòng sông, là nhánh nhỏ của đại giang sông Hậu xa tít hàng chục cây số. Dòng sông tuy nhỏ nhưng đã tạo cho tôi nhiều kỷ niệm thân thương không thể phai mờ trong ký ức.
Những sáng, những chiều, kể cả những đầu đêm, con sông chảy qua với dòng nước lúc nào cũng êm ả. Khi nước ròng, hai bên bờ nhô lên mấy cây cầu bến nước bằng những miếng ván ghép lại bắc chúi xuống lòng sông. Trên mặt cầu lúc bấy giờ đóng lớp sình non trơn nhớt đi không cẩn thận trợt chân té "cái ịch". Khi nước lớn đầy bờ, không hiểu ngọn gió từ đâu thường thổi tới đưa hơi mát của nó và hơi mát của dòng nước làm mát lòng, mát dạ cư dân hai bên bờ. Đặc biệt, ai cũng nói cứ nước lớn, nhìn thấy sao vui quá mạng.
Êm đềm con nước sông quê. Ảnh: Đ.K
Dòng sông êm trôi theo năm tháng lâu dần in sâu vào lòng tôi nhiều kỷ niệm thân thương. Ban ngày sông vui khi nước lớn, nước ròng, ban đêm sông hiến tặng tôi nhiều ấn tượng khác. Đó là bến sông có một vài cây bần nghiêng gie chìm trong bóng tối. Nhưng trong bóng tối ấy, từng lúc, từng lúc nhịp nhàng, đều nhau xuất hiện những lần chớp tắt ánh sáng lân tinh xanh của bầy đom đóm. Chúng mê hoặc tuổi nhỏ của tôi biết chừng nào.
Dòng sông êm trôi vào những rạng sáng, ngày nào cũng như ngày nấy, những chiếc xuồng tam bản với mái dầm khua nước bơi ra bến chợ đưa hoa màu lên bán cho cư dân. Gắn bó với sông, tôi nghe nhiều lắm những từ về "con nước". Như nước lớn, nước ròng, nước rong, nước kém, lại còn có nước đứng lớn, nước đứng ròng, đỉnh nước, nước giựt ròng, nước ròng xiết... Dù là con nước nào thì dòng sông đã khắc ghi sâu đậm vào ký ức tôi chẳng thể phai mờ. Càng xa càng nhớ da diết.
Theo Danviet
Cầu Vàm Cống sau khi phát hiện nứt dầm thép Công trường cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu nối Đồng Tháp và Cần Thơ những ngày qua vắng lặng sau khi hoạt động thi công bị tạm dừng. Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu, nối huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ), mới được hợp long cuối tháng 9, chuẩn bị thông xe vào cuối năm...