Lao màng não dễ nhầm với viêm não, vì sao?
Lao màng não (LMN) xuất hiện khi vi khuẩn lao đi theo đường máu đến tấn công não và màng não. Căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở người lớn, lao màng não thường gặp ở lứa tuổi 20-50, nam bị nhiều hơn nữ. Ở trẻ em, bệnh tập trung ở lứa tuổi 1-5.
Dù chỉ chiếm 5% tổng số các ca lao, nhưng LMN là thể lao ngoài phổi có tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao và thường để lại di chứng nặng: nếu nhập viện muộn (khi đã hôn mê sâu), tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân LMN lên đến 70-80%. Những người còn sống có thể gặp những biến chứng nặng nề như: sống thực vật, động kinh, mù mắt, liệt dây thần kinh 3 hoặc 4, liệt nửa người hoặc 2 chi dưới, thiểu năng trí tuệ, thay đổi tính tình, béo phì, vô kinh ở nữ giới, đái tháo nhạt…
Vi khuẩn lao gây bệnh lao màng não.
Bệnh LMN khởi đầu với những triệu chứng không đặc hiệu: nhức đầu, chóng mặt, ù tai; có người bị co giật khu trú, liệt, nói nhảm, buồn bã… khá giống với các bệnh thông thường như cảm cúm, rối loạn tiền đình, viêm xoang, rối loạn tâm lý. Nhìn chung, các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này ít nhận biết được, dễ bỏ qua.
Khi bệnh tiến triển, tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh sớm hay muộn mà các triệu chứng của LMN có thể rất nghèo nàn hoặc phong phú. Tuy nhiên, các dấu hiệu viêm màng não điển hình ngày càng đầy đủ và rõ như: sốt cao kéo dài, tăng lên về chiều tối; nhức đầu khu trú hoặc lan tỏa, liên tục hoặc thành từng cơn, âm ỉ hoặc dữ dội và tăng lên khi có những kích thích tiếng động hoặc ánh sáng (nhức đầu kết hợp với tăng trương lực cơ làm bệnh nhân hay nằm ở tư thế co người, quay mặt vào trong tối); nôn (khi tăng áp lực nội sọ) tự nhiên, nôn vọt không liên quan tới bữa ăn; rối loạn tiêu hoá như táo bón hoặc tiêu chảy; đau bụng, đau các khớp, đau ở cột sống phối hợp với đau ở các chi; rối loạn cơ thắt gây bí đái, tiểu tiện hoặc đại tiểu tiện không tự chủ; liệt các dây thần kinh sọ, liệt các chi, các cơn động kinh cục bộ hoặc toàn thể, các biểu hiện rối loạn tâm thần. Các biểu hiện rối loạn ý thức có thể có với mức từ nhẹ đến nặng (hôn mê). Do các biểu hiện này cũng gặp ở các bệnh về não khác như u não, xuất huyết não, màng não, viêm màng não mủ, viêm màng não do nấm… nên bệnh nhân và ngay cả thầy thuốc cũng chẩn đoán nhầm, tập trung điều trị các bệnh về não mà bỏ qua việc điều trị lao.
Trong LMN, vi khuẩn lao có thể gây ra những hình thái tổn thương sau: gây viêm và làm tổn thương màng não, chủ yếu màng não ở khu vực nền sọ; gây viêm và làm hẹp động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng não do đó có thể gây tổn thương một vùng của não; gây rối loạn lưu thông của não thất. Do đó muốn điều trị bệnh có kết quả tốt thì cần chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Vì ở giai đoạn này tổn thương ở màng não và não nhẹ có thể phục hồi chức năng tốt sau quá trình điều trị.
Video đang HOT
Virus Herpes một nguyên nhân gây viêm não.
Thực ra, việc chẩn đoán xác định LMN là một việc không dễ dàng. Phương pháp xác định hiệu quả nhất (cấy vi khuẩn) cũng chỉ cho kết quả sau 2 tháng và có tới 50% trường hợp bị âm tính giả (có bệnh nhưng xét nghiệm không tìm ra vi khuẩn). Căn bệnh này lại chưa có vaccin phòng ngừa đặc hiệu. Chính vì thế, để phòng bệnh, khi thấy cơ thể có những triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, ù tai kéo dài, bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Đặc biệt, những người đã mắc các thể lao khác (như lao phổi, lao hạch, lao tiết niệu, lao xương…); những người không tiêm BCG, sức đề kháng suy giảm do suy dinh dưỡng, sau nhiễm virut , nhiễm HIV, đái tháo đường… cần tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không làm việc quá sức để vi khuẩn lao không có cơ hội tấn công não.
Cũng như các bệnh lao khác, LMN nếu được phát hiện sớm, dùng các thuốc điều trị lao đặc hiệu và các biện pháp hồi sức tích cực, việc chẩn đoán và điều trị bệnh ngày càng đạt được kết quả khả quan, tỷ lệ tử vong và di chứng do bệnh đã giảm đáng kể.
Theo SKĐS
Mù mắt vì những hạt lúa
Thời điểm thu hoạch lúa rộ cũng là lúc BV Mắt T.Ư phải cấp cứu hàng loạt sang chấn mắt (nhãn cầu) mà nạn nhân hầu hết là nông dân. Nguyên nhân do khi thu hoạch lúa, bà con chủ quan để thóc bắn vào mắt.
Ảnh: minh họa - Internet
Bị mù do thóc bắn
Tại BV Mắt T.Ư, các bác sĩ đã nhiều lần tiếp nhận và điều trị cho những nông dân bị chảy máu trong nhãn cầu, thậm chí vỡ nhãn cầu do bật dây cao su hoặc tung móc dây chằng lúa; có người dân đến viện với hạt thóc còn nằm trong mắt gây đau đớn và nguy hại nặng nề. Thậm chí có người đi qua máy tuốt lúa cũng bị thóc văng vào mắt phải đi cấp cứu... Ngoài vụ gặt, nhiều công việc thường ngày của nhà nông cũng có thể gây chấn thương cho mắt nếu không được đề phòng, cẩn trọng. Hàng đầu phải kể đến là: Vơ cỏ lúa, bắt sâu, phun thuốc trừ sâu...
Đáng tiếc nhất là trường hợp bệnh nhân L.H.M ở Chương Mỹ (Hà Nội), nhập viện đầu tháng 7.2011. Chị M kể, khi đó, chị đang tuốt lúa thì bị hạt thóc lép bay vào mắt. Bệnh nhân đã được người thân xúm vào day dụi, thậm chí dùng kim, nõn măng tre khều ra... Tuy nhiên, hạt thóc không những không lấy được ra mà còn xuất huyết toàn bộ con mắt, đau nhức không nhìn thấy gì.
Lúc này, gia đình mới đưa bệnh nhân lên BV Mắt T.Ư. Tại đây các bác sĩ cho biết: Việc người nhà cố lấy dị vật trong mắt bằng mọi cách khiến bệnh nhân bị xước trợt kết, giác mạc nhiều hơn, đẩy dị vật vào sâu hơn. Điều này làm tăng khả năng nhiễm khuẩn, tổn thương nặng hơn ở mắt bị chấn thương. Dù được các bác sĩ điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn bị mù vĩnh viễn bên mắt đó.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Chu Quý - khoa Khám bệnh - BV Mắt T.Ư cho biết: Chúng tôi đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị thóc và các dị vật khi làm nông nghiệp bắn vào mắt. Ban đầu tình trạng không quá nặng, song do phát hiện, xử lý kém (chủ yếu lấy các vật dụng để kều dị vật ra) đã làm bệnh trầm trọng lên rất nhiều, khiến việc điều trị về sau đạt kết quả thấp".
Đừng tự lấy dị vật trong mắt
Những tổn thương ban đầu của con mắt thường là trợt xước lớp vỏ bọc nhãn cầu (giác mạc, kết mạc) hoặc tổn thương đụng giập nhãn cầu tùy thuộc vào tác nhân và mức độ chấn thương. Các tổn thương trên nếu không được xử lý ban đầu phù hợp hoặc không được khám và điều trị sớm tại các cơ sở nhãn khoa thường sẽ diễn biến nặng lên, nhanh chóng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho mắt như: Viêm loét giác mạc, viêm mủ nội nhãn.
Kết quả điều trị chấn thương mắt khi làm nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc người bệnh đến sớm (trước 6 giờ kể từ khi bị chấn thương) và cách thức xử lý ban đầu. Tuyệt đối không tự lấy dị vật trong mắt, không tự mua thuốc có cortison, hoặc thuốc mỡ về tra.
Theo bác sĩ Chu Quý, các tác nhân trong môi trường nông nghiệp: Hạt thóc, lá lúa, bùn đất... đều rất bẩn, mang theo nhiều vi khuẩn nguy hiểm, đặc biệt là tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, nấm... Bởi vậy, việc điều trị thường khó khăn, tốn kém, mất thời gian, song hiệu quả không cao, người bệnh thường bị giảm thị lực ở các mức độ khác nhau, thậm chí phải bỏ nhãn cầu.
Đáng báo động là bên cạnh việc tự ý lấy dị vật, nhiều bà con thường không đi khám bác sĩ chuyên khoa mà tự mua thuốc về tra hoặc uống. Bác sĩ Chu Quý cảnh báo, điều này vô cùng nguy hiểm.
Bởi những loại thuốc hợp với giá tiền của bà con, được ưa dùng nhiều khi lại chính là các thuốc chống chỉ định với tình trạng bệnh hiện tại. Thường gặp nhất là các loại thuốc tra mắt có chứa cortisone như: Dexacol, Dexaclor, Polydexan... những loại thuốc này thường được mệnh danh là "con dao 2 lưỡi".
Nếu dùng chúng tuỳ tiện, không theo chỉ dẫn, giám sát của bác sĩ chuyên khoa, có thể khiến loét thủng giác mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp...
Các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo: Nếu không may bị chấn thương mắt, hãy băng che vùng mắt đó và khẩn trương đến ngay tuyến y tế gần nhất.
Theo GDO
Tổn thương não ở trẻ em khi bị lắc mạnh Cơ vùng cổ của bé còn yếu nên không đủ sức giữ cho đầu ở vị trí ổn định. Do đó, khi bị lắc mạnh, não của trẻ bị dịch chuyển qua lại với cường độ cao trong hộp sọ, dẫn đến hậu quả tổn thương não và các cấu trúc thần kinh khác. Lứa tuổi thường bị tổn thương não theo cơ...