Lao kê – căn bệnh nặng có tỷ lệ tử vong cao
Lao kê là gì ? Chẩn đoán và điều trị
Đây là một thể lao gây bệnh theo đường máu, bao giờ cũng rất nặng thậm chí gây thương tổn cho toàn bộ cơ thể. Bệnh thường xuất hiện khi cơ thể suy giảm sức chống đỡ như suy dinh dưỡng, suy kiệt, tiểu đường, có thai, nhiễm HIV/AIDS…
Lao sơ nhiễm, lao phổi… nếu phát hiện và điều trị chậm trễ thì các tổn thương có thể vỡ vào mạch máu. Vi khuẩn lao xâm nhập vào máu ồ ạt, dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, gây tổn thương lan tràn ở nhiều cơ quan (như hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh) dưới dạng nốt nhỏ như hạt kê.
Lao kê có thể gặp ở trẻ em và người lớn. Lao kê ở trẻ em thường liên quan đến quá trình nhiễm lao và được coi là một biến chứng của bệnh lao sơ nhiễm. Trẻ mắc bệnh có các triệu chứng: Sốt cao dao động, ho khan, khó thở, tím môi và đầu chi, có các triệu chứng não, màng não (80% ca lao kê ở trẻ em có tổn thương ở màng não).
Video đang HOT
Lao kê ở người lớn có 2 thái cực: “ nóng” (sốt cao, ho khan, khó thở) hoặc “lạnh” (Các triệu chứng nghèo nàn, kín đáo, chỉ phát hiện khi chụp phổi).
Để chẩn đoán lao kê, trước tiên phải chụp phổi. Trên phim phổi cho thấy tổn thương hạt, nốt với tính chất điển hình là 3 đều: đều về kích thước, đều về độ cản quang và đều về sự phân bố. Để khẳng định bệnh, cần làm thêm các xét nghiệm khác mà trước tiên là tìm vi khuẩn lao.
Trong điều trị lao kê, quan trọng nhất vẫn là sử dụng thuốc chống lao. Có thể chỉ định ngay các phác đồ có 4, 5 loại thuốc. Chọn những thuốc có tác dụng diệt khuẩn tốt như: Rifampicin,isoniazid…Corticoid được xem là một loại thuốc hạn chế được những tổn thương nặng nề ở phổi và các cơ quan khác, nhất là ở màng não. Việc chống suy hô hấp do tổn thương ở phổi và chăm sóc khi người bệnh hôn mê, khi có tổn thương ở màng não… là rất quan trọng.
Lao kê là một bệnh lao đường máu nên rất nặng. Khi có tổn thương ở nhiều bộ phận, nếu không được điều trị tốt và chăm sóc cẩn thận, tỷ lệ người bệnh tử vong rất cao.
Theo SKDS
Nhận biết lao sơ nhiễm ở trẻ em
Ở trẻ em, lao sơ nhiễm là bệnh thường gặp. Bệnh ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cơ thể trẻ và có thể gây ra những hậu quả nặng nề nếu lao sơ nhiễm chuyển thành lao kê, lao phổi, lao màng não. Triệu chứng lao sơ nhiễm ở trẻ rất đa dạng, phong phú, có thể cấp tính hoặc từ từ. Ở trẻ có biểu hiện cấp tính: trẻ sốt cao 39 - 400C, kèm theo nôn, co giật, ban đỏ ngoài da... Sốt kéo dài trên 3 tuần.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Ở trẻ có biểu hiện từ từ thì chỉ thấy trẻ sốt nhẹ kéo dài trên 3 tuần, nhiệt độ buổi chiều cao hơn buổi sáng, trẻ gầy sút, chậm lên cân, biếng ăn, hay quấy khóc, ho khan, hay có rối loạn tiêu hóa (ăn uống chậm tiêu, phân lúc lỏng lúc đặc, bụng luôn có cảm giác ậm ạch khó chịu). Giai đoạn toàn phát các triệu chứng trên rõ nét hơn, trẻ có hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc kéo dài (sốt liên tục về chiều và đêm, ra mồ hôi trộm, sút cân, da xanh, ho nhiều). Khi thấy trẻ có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến chuyên khoa lao khám. Khi đã được xác định là lao sơ nhiễm, việc điều trị phải do thầy thuốc chuyên khoa lao quyết định.
Theo SKDS
Ung thư phổi chữa được không? Ba chồng tôi bị đau tức ở vùng ngực bên trái, đau lưng, khó thở và ho nhiều vào xế chiều và ban đêm, có một cục hạch di chuyển nhiều chỗ trên cơ thể. Ông đi chụp phim thì thấy bên ngực phải một nửa phía trên có màu trắng, BS chẩn đoán ba tôi bị ung thư phổi giai đoạn cuối....