“Lão gàn” xứ Quảng biến “sa mạc” thành trại gà thả vườn tiền tỷ
Từ một bãi đất hoang sơ, nắng cháy da, không một bóng cây như sa mạc, nhưng qua đôi bàn tay của lão nông 65 tuổi ở xứ Quảng đã biến vùng đất ấy từ “không đến có”, và giờ đây một trang trại gà hàng chục ngàn con, mỗi năm “đẻ” tiền tỷ.
Trang trại gà tiền tỷ của “lão gàn”…
“Lão gàn” bắt đất “đẻ” tiền tỷ mỗi năm đó không ai khác là ông Bùi Việt Tín (SN 1953, thôn Mỹ Cang, xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).
“Lão gàn” Bùi Việt Tín bắt đất hoang đẻ tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi gà
Những ngày qua, dưới cái nắng của cuối hè, phóng viên Dân Việt đã có mặt tại trang trại gà của lão n ông Bùi Việt Tín, có lẻ không ai ngờ được cách đây hơn 10 năm nơi đây là một vùng đất cát nắng cháy da, không một cây cối nào sống nỗi, nhưng hiện nay ở đây đã hình thành lên một khu trang trại gà thả vườn tầm cỡ lớn nhất ở Tam Kỳ mang tên HTX gà thả vườn Mười Tín.
Ông Bùi Việt Tín, chủ nhiệm HTX gà Mười Tín tâm sự: Để có được trang trại gà như hôm nay quả là một công sức khó có thể kể hết. Ngày trước ông chuyên nuôi heo và nấu rượu, sau đó chuyển sang nuôi vài trăm con gà thả vườn. Thấy gà nuôi phát triển tốt, ông bắt đầu nhân rộng lên tổng đàn là 1.000 con, rồi sau đó số lượng gà lớn hơn.
Trại gà chục ngàn con của lão Bùi Việt Tín
Đến năm 2010 số lượng gà ngày càng lớn, nhưng đất trong vườn thì eo hẹp, thế là ông bắt đầu thuê đất của gần chục nông dân ở đồng cát thuộc thôn Mỹ Cang để phát triển trại gà theo ước nguyện.
“Ngày trước đổng cát không một cây cối nào sống nổi, nếu anh đứng giữa đổng cát, ai ở trong làng cũng nhìn ra thấy rõ là anh biết khu này ngày trước hoang sơ thế nào rồi. Lúc đó, tôi có rủ thêm một số người bạn đang nuôi gà, nhưng ai cũng từ chối không dám đem “tiền đổ sông”, họ còn cho tôi là “lão gàn” mới dám đánh đổi tài sản như vậy.
Nhưng với chí dám quyết, dám làm, từ “không đến có” của tôi đã trở thành hiện thực. Nay là một trang trại gà mỗi lứa hơn 10.000 con…” – lão Tín chia sẻ.
Sau khi thuê đất của nông dân, ông Bùi Việt Tín đã đào giếng lấy nước trồng cây xanh để cho gà trú ngụ
Ông Bùi Việt Tín cho biết thêm: Ngày đầu ông đặt chân ra khu đất này, điều đầu tiên ông làm là đào giếng, đào ao để lấy nước trồng cây xanh trước, qua một năm sau ông mới dựng lên một khu trại tầm 300m2 và thả lứa gà đầu tiên 1.000 con giống.
Thả xong gà, ông lại tiếp tục xây dựng chuồng thứ hai, thứ ba rồi nay trang trại gà của ông đã kiên cố với gần chục khu chuồng trại kèm với diện tích đất thuê của người dân lên đến 2ha.
Video đang HOT
Ông Tín bên trại gà một tháng tuổi
Từ lúc “không thành có” của ông Tín, bà con trong thôn Mỹ Cang ai cũng bỡ ngỡ, sau đó gần chục người dân khác cùng kéo nhau ra khu đổng cát gần trại gà của ông Tín thuê đất để cùng nuôi gà và học hỏi kinh nghiệm từ ông Tín. Hiện nay đã có 10 hộ chuyên nuôi gà thả vườn và thành lập HTX gà thả vườn Mười Tín do chính “lão gàn” Bùi Viêt Tín làm Chủ nhiệm.
Chia sẻ bí quyết bắt gà “đẻ” tiền tỷ mỗi năm.
Dẫn chúng tôi dạo quanh trang trại gà, ông Bùi Việt Tín cho biết, bây giờ trang trại gà như thế này quả là một mong ước lớn nhất của tôi cùng với gia đình. Ông Tín chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà thả vườn, kỹ thuật nuôi gà thả vườn.
Để có giống gà tốt, ông Tín thường xuyên thay đổi gà giống từ Bình Định đến ngoài Bắc
“Gà nuôi ở vùng cát là phát triển hơn các vùng đồi, dốc. Đặc biệt, việc chọn gà giống cũng rất quan trọng, vì giống tốt, khỏe mạnh sẽ nhanh lớn, đề kháng bệnh tốt. Tôi liên tục thay đổi giống, có lúc lấy giống ở Bình Định, rồi Huế, có lúc ra tận ngoài Bắc để chọn gà giống để mua.
Thứ hai là phải biết cách chăm sóc, mỗi mùa mỗi cách chăm sóc khác nhau. Chẳng hạn như mùa đông thì ta phủ bạt quanh chuồng trại để giữ độ ấm cho gà, còn mùa nắng là dùng lưới B40 rào quanh vườn thả gà đi tự do cho nó khỏe mạnh. Nuôi gà không nên nhốt mãi một chỗ sẽ khiến con gà cùn chân khó lớn.
Điều đặt biệt, mỗi lứa xuất gà xong, thì chuồng đó ta nghỉ nuôi một tháng để xử lý vệ sinh, xử lý các mầm bệnh xong mới tiếp tục thả gà lại” – ông Tín chia sẻ kinh nghiệm.
Ngoài các giải thưởng lớn, ông Bùi Việt Tín còn được Bộ NN trao cúp Sao vàng
Có được trang trại gà như thế này, ông có vay vốn hay có sự đầu tư của ai không?. Lão nông Bùi Việt Tín nói, từ ngày khai hoang vùng đất này bằng chính đôi bàn tay của hai vợ chồng, toàn lấy ngắn nuôi dài, lấy ít nuôi lớn, nên họ gọi tôi là “lão gàn” từ không đến có.
Hoạt động sản xuất: Trang trại gà thả vườn, giết mổ gia cầm
- Diện tích sản xuất: Hơn 10 ha
- Năng suất: Từ 30.000 đến 40.000 con/lứa, cung cấp 144 tấn gà sạch cho thị trường
- Doanh thu : 12,960 tỷ đồng/năm
- Lợi nhuận: 2,464 tỷ đồng/năm
- Số lao động: Trên 40 lao động thường xuyên với thu nhập 3,5 – 5 triệu/người/tháng.
- Thành lập tổ Hợp tác Chăn nuôi gà ta Mười Tín, được TT chất lượng nông lâm thủy sản vùng II công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap
- Xây dựng nhà giết mổ gia cầm, sản phẩm được giải Cúp vàng về sản phẩm tươi sạch uy tín quốc gia năm 2016 do Bộ KHCN Việt Nam công nhận
- Giúp 7 hộ nghèo và 12 hộ khó khăn về vốn; Tư vấn kỹ thuật, giúp đỡ vốn để phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại cho 25 hộ tại địa phương và các xã lân cận
- Góp kinh phí, cây cối, đất đai xây dựng các công trình văn hóa, bê tông hóa nông thôn hằng năm trên 10 triệu.
“Trang trại gà của tôi chưa hề có vay vốn của ngân hàng, cũng không có ai góp vốn hết, từ đôi bàn tay trắng và qua sự cố gắng nên mới có được ngày hôm nay. Cái quan trọng ở đây là “dám nghĩ dám làm”, phải biết chọn thời cơ mới làm giàu được.
Có được ngôi nhà hơn 2 tỷ đồng, 4 đứa con ăn học đến đại học là cũng nhờ vào con gà. Nhiều lúc các con khuyên tôi nghỉ việc nuôi gà đi cho khỏe, nhưng mình nghỉ sao được, còn sức là còn nuôi, còn hỗ trợ bà con trong làng nữa…” – lão nông Tín tâm sự.
Trung ương Hội NDVN chứng nhận ông Bùi Việt Tín đạt danh hiệu “ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương năm 2016″
Theo Danviet
Phát triển sâm Ngọc Linh thành cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số
Ngay 20/8, tai TP Tam Ky (Quang Nam), Ủy ban Dân tộc phôi hơp vơi UBND tinh Quang Nam, Cơ quan thường trú Liên Hợp quốc, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và các đối tác tô chưc Diên đan phát triển Dân tôc thiêu sô (DTTS) năm 2018 vơi chủ đề "Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS".
Tham dự diễn đàn có Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình; ông Hà Ngọc Chiến - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng gân 400 đai biêu la lanh đao cac bô, nganh, đia phương; cac doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học; các tổ chức quốc tế, tổ chức phát triển, đại sứ quán...
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại diễn đàn
Theo báo cáo về Giảm nghèo và Thịnh vượng chung ở Việt Nam được công bố bởi Ngân hàng Thế giới (WB), trong giai đoạn vừa qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển KT-XH, 4 triệu việc làm mới được tạo ra từ năm 2014; 3,3 triệu người thoát nghèo trong giai đoạn 2014-2016; mỗi năm có 1,5 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu.
Đồng bào DTTS Việt Nam cũng có nhiều bước tiến lớn, cụ thể như tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 57% năm 2014 xuống 44% trong năm 2016; 90% đồng bào DTTS được tham gia bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ kể trên, đồng bào DTTS vẫn còn tụt hậu trên nhiều phương diện, điển hình như tỉ lệ chậm lớn ở nhóm đồng bào DTTS là 31%, cao gấp 2 lần so với đồng bào đa số; tỷ lệ nghèo DTTS hiện chiếm 73% tổng nghèo cả nước; tỉ lệ chi tiêu đầu người của nhóm DTTS thấp hơn 45% so với nhóm đa số.
Gần 400 đại biểu dự Diên đan phát triển Dân tôc thiêu sô ngày 20/8 tại TP Tam Kỳ
Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa đồng bào DTTS và đồng bào đa số, trong giai đoạn tới cần có những chính sách, chương trình, định hướng tiếp cận mới. Một trong số đó là hướng tiếp cận sản xuất theo chuỗi giá trị, tập trung vào sản phẩm của đồng bào DTTS đặc biệt là nhóm các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ (LSNG).
LSNG là một bộ phận của hệ sinh thái rừng, chiếm khoảng 50% tổng sinh khối của rừng nhiệt đới. LSNG có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội và môi trường của cộng đồng dân cư, đặc biệt là cộng đồng DTTS. Trong số các LSNG, có rất nhiều các sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, giá trị dinh dưỡng dồi dào, giá trị dược liệu lớn.
Điển hình như cây Hà Thủ Ô, Tục Đoan ở vùng núi cao phía Bắc; cây Đinh Lăng, cây Ba Kích ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ; cây Hương Nhu trắng, sâm Ngọc Linh ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; cây Trinh nữ Hoàng Cung, Sa Nhân tím ở vùng Tây Nam Bộ.
Cây sâm Ngọc Linh là một trong những LSNG điển hình với giá trị kinh tế cao. Ngày 12/9/2015 Chính phủ đã phê duyệt đề án "Bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam" đến năm 2030 với tổng mức đầu tư lên đến trên 9.000 tỷ đồng. Tháng 6/2017, sâm Ngọc Linh chính thức được Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia. Có thể nói LSNG là một nguồn tài nguyên tái sinh vô cùng quý giá của cộng đồng DTTS nói riêng và của cả nước nói chung. LSNG tại Việt Nam đã bước đầu được quan tâm và chú trọng.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá cao Ủy ban Dân tộc cùng với UBND tỉnh Quảng Nam, WB, Cơ quan thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức sự kiện này.
Theo Phó Thủ tướng, đến nay tuy còn những tồn tại, hạn chế nhưng chúng ta cũng vui mừng với những kết quả đạt được, trong đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào dân tộc và miền núi không ngừng được cải thiện với một diện mạo mới.
"Diễn đàn Phát triển Dân tộc thiểu số 2018 lựa chọn chủ đề "Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS" thể hiện quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi", Phó Thủ tướng phát biểu.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh Quảng Nam cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp thu và cụ thể hóa trong các đề xuất, quản lý và triển khai thực hiện chính sách của mình trong thời gian tới.
Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của WB, Chương trình UN-REDD, cộng đồng quốc tế, các nhà tài trợ, doanh nghiệp, các chuyên gia trong nước và ngoài nước cho sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và cho sự phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tại Việt Nam nói riêng.
C.Bính
Theo Dantri
Lóa mắt 2 bình sâm Ngọc Linh cực quý giá hơn 15 cây vàng ở xứ Quảng Hai bình rượu sâm Ngọc Linh có giá trị lên tới hàng chục cây vàng. Cụ thể, mỗi bình rượu sâm có chứa tới 48 lít rượu kèm hàng kg sâm có giá trung bình khoảng hơn 250 triệu đồng mỗi bình. Ngày 20.8, tại Diễn đàn Phát triển Dân tộc thiểu số 2018 với chủ đề Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận...