“Lão gàn” 32 năm sống vỉa hè, làm nghề vá áo mưa
Ông Nguyễn Văn Sỹ, người gốc Hội An, nhà ở thôn Bến Trễ, xã Cẩm Hà. Nhưng hơn 32 năm qua ông chỉ quen sống trong ngôi chòi lụp xụp, được ghép từ những chiếc ô cũ kỹ nằm chênh vênh bên bờ sông Hoài ( TP.Hội An, Quảng Nam), làm nghề vá áo mưa mưu sinh, tắm nhờ và… chỉ dùng đồ biếu.
Nhiều người yêu quí vẫn bảo ông là “lão gàn”, vì ông có nhà nhưng lại thích chọn lề đường để sinh sống bằng cái nghề tưởng chừng đã chìm trong dĩ vãng. Nhưng dù mưa hay nắng, ông vẫn quý trọng nơi này như 1 mái ấm thực thụ của mình. Biết được hoàn cảnh đơn chiếc của ông nên Bến thủy bộ Hội An cho ông ở mà không lấy tiền.
Gần 40 năm, ông Nguyễn Văn Sỹ ở lề đường, tắm nhờ, dùng hàng biếu và vá áo mưa để kiếm sống.
Khi trời chập choạng tối, “lão gàn” lại rón rén mang quần áo về Văn phòng bến thủy bộ Hội An để xin tắm rửa và giặt giũ nhờ. Hiểu được hoàn cảnh của ông nên người dân tại phố cổ Hội An đối xử với ông rất có tình.
Nhiều người dân thấy ông cô đơn, lại thật thà, tốt tính nên có gì ngon là mang tới mời ông. Nhờ thế mà hàng chục năm qua, ông chưa bao giờ đụng tới cái bếp để nấu bữa cơm như hồi người vợ còn sống.
Sau khi giặt giũ xong, ông mang quần áo ra bến sông hóng gió cho khô. Nếu qua đêm không khô, ông gói ghém để tối hôm sau mang ra phơi tiếp.
“Tui chỉ phơi buổi tối thôi chứ buổi sáng phơi mất vệ sinh lắm, ở đây gần chợ đông người nên tui thấy ngại. Sống ở đây thì phải chịu cảnh tắm nhờ thôi, hồi thì tắm ở văn phòng bến thủy bộ, cũng có lúc xin tắm ở nhà dân mà bí quá thì nhảy ùm xuống sông để giải tỏa cái nóng” – ông Sỹ cười hả hê.
Điều lạ ở người đàn ông này là mọi vật dụng ông đang dùng đều có người tặng ông chứ ông không phải bỏ tiền túi để mua. Từ cái giường xếp để ngủ cho đến chiếc xe đạp, radio hay mền, chiếu ông đều được khách du lịch và người dân mua tặng. “Lần trước có ông khách tặng tui chiếc xe đạp đẹp lắm nhưng lúc ngủ bị trộm mất. Bà hàng xén bên cạnh thương tui cho chiếc xe đạp để đi lại, chiếc radio tui đang dùng cũng là quà của người khác tặng. Mấy cái ô (dù) thì mượn của mấy người tiểu thương gần chợ, nói chung đồ tui dùng là họ tặng với lại tui tận dụng đồ cũ thôi chứ tiền đâu mua” – ông Sỹ phân trần.
Video đang HOT
Nhiều người trầm trồ trước cuộc sống của ông Sỹ không chỉ là việc ở lề đường, tắm nhờ, dùng đồ biếu mà còn cái nghề mà ông mưu sinh gần 40 năm: Dán áo mưa. Ông bảo đây là cái nghề duy nhất ông kiếm ra tiền và ông sẽ đeo đuổi nó cho đến khi nằm xuống. Tấm bảng gỗ cũ rich trên ghi dòng chữ “Dán áo mưa” nằm chình ình ở nơi dễ nhìn thấy nhất trong căn lều của ông.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong quân ngũ (năm 1982), tá túc ở lề đường là lúc ông bén duyên với cái nghề dán áo mưa và hành nghề kiếm sống đến giờ. Theo ông, nghề này chỉ đắt khách vào mùa mưa, còn mùa nắng thì rất vắng, mỗi ngày chỉ có 1, 2 người ghé và có ngày không có ai. Tùy theo lỗ thủng to nhỏ mà tiền công khác nhau, nhưng giá chỉ dao động từ 2.000 đến 10.000 đồng.
Nghề vá áo mưa mưu sinh của ông Sỹ.
Ông Sỹ tâm sự: “Hồi trước thì nhiều người vá bây giờ cuộc sống hiện đại rồi họ mặc rách tí là bỏ vì thế nên mình cũng đói theo. Một ngày đông khách lắm chỉ được khoảng 30.000 đồng là cùng, nhiều người khuyên tôi đổi nghề nhưng tôi không thích. Nghề ni ăn vào da thịt tôi rồi, làm nghề khác ngứa tay chân lắm”.
Gần 40 năm vá áo mưa, đôi bàn tay ông Sỹ chai sạn vì thường xuyên tiếp xúc với bếp lửa than. Đồ nghề rất đơn giản, chỉ vỏn vẹn chiếc que, 1 ít than củi đỏ lửa và tấm ni lông để vá. Sau khi chiếc que được đun nóng, ông Sỹ chà qua nến để giảm độ nóng của que, không để cháy áo mưa khi vá. Miếng vá nhỏ cùng loại với áo mưa được đặt lên chỗ thủng, sau đó ông lấy mảnh ni lông trong suốt đặt lên trên rồi cẩn thận dùng que nóng dí vào cho miếng vá dính vào áo mưa. Thế là chiếc áo mưa đặt lại lành lặn như trước.
Ông Sỹ cười xuề xòa: “Làm nghề ni phải tỉ mỉ, cái que mà nóng quá thì dễ cháy áo mưa mắc công không có tiền mà đền. Dù là tiền thù lao ít nhưng làm cái nghề ni vui giúp được cho bà con nghèo, áo mưa rách có tí mà vứt thì phí”.
Theo Dũ Tuấn (Dòng đời)
Cháu trai 14 tuổi câm điếc bị xâm hại thương tâm trong khách sạn
Nhân viên khách sạn mở cửa phòng thì phát hiện cháu Tú bất tỉnh nhân sự trên nền nhà với nhiều vết thương dày kín trên người. Tú được nhân viên khách sạn cùng người thân đưa đến cấp cứu tại BVĐK Nghệ An.
Qua 5 ngày điều trị tại bệnh viện đa khoa Nghệ An, cháu Nguyễn Văn Tú (trú xóm 17, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An) đã cơ bản qua cơn nguy kịch, bớt hoảng loạn. Tuy nhiên cháu bé vẫn mang trên mình những vết thương bầm dập do đối tượng Nguyễn Thanh Sơn gây ra.
Sáng sớm ngày 21/9, PV Dân trí có mặt tại gia đình cháu Tú, chị Trần Thị Giang (40 tuổi - mẹ Tú) cho biết, vụ việc xảy ra vào ngày 16/9 vừa qua tại khách sạn Hoàng Anh 1 cách nhà nạn nhân khoảng 500m. Theo chị Giang thì trước đó khoảng một tháng, Nguyễn Thanh Sơn (SN 1972, trú ở phường Hà Huy Tập, TP Vinh) - người thuê phòng trọ gần nhà chị thường hay rủ cháu Tú đi chơi.
Khách sạn nơi phát hiện cháu Tú bị đánh đập.
Chị Giang cho biết: "Do chỗ quen biết nên gia đình đã đồng ý cho anh Sơn đưa cháu đi chơi. Sau khi anh Sơn đưa cháu Tú đi một lúc, vợ chồng tôi có gọi điện thoại cho anh Sơn nhưng anh ấy không nghe máy hoặc tắt điện thoại. Khoảng 4h sáng ngày 16/9 vừa qua, anh Sơn có nhắn điện thoại về cho gia đình bảo ra khách sạn Hoàng Anh 1 đưa cháu đi bệnh viện. Nhận được tin nhắn, lúc đó cả gia đình tá hỏa chạy đến và thấy cháu nằm bất tỉnh ở phòng khách sạn. Tôi cũng không thể hiểu được anh Sơn đã làm gì cháu nhà tôi nữa. Gia đình mong cơ quan chức năng sớm đưa anh Sơn ra ánh sáng pháp luật. Hiện gia đình tôi khó khăn lắm, cháu nằm viện điều trị hết hơn 7 triệu rồi đang phải đi vay cả".
Chị Giang cũng cho biết thêm, cháu Tú bị bệnh câm bẩm sinh từ lúc lọt lòng mẹ.
Chị Giang - mẹ cháu Tú kể lại sự việc với PV.
Theo nhận định của cơ quan chức năng cũng như gia đình chị Giang, thì trong quá trình đưa cháu Tú đi chơi Sơn đã thuê khách sạn Hoàng Anh 1 (địa chỉ xã Nghi Phú, TP. Vinh) ở cùng cháu. Trong thời gian ở đây Sơn đã hành hạ đánh đập cháu Tú dã man. Điều đáng nói, sau khi đánh đập cháu Tú đến nguy kịch, Sơn bỏ mặc cháu nằm trong phòng khách sạn rồi bỏ đi.
Làm việc với đại diện khách sạn Hoàng Anh 1, người này xác nhận, sự việc xảy ra là có thật. Vào sáng sớm ngày 16/9, gia đình chị Giang đến khách sạn báo tin sự việc và khi nhân viên khách sạn lên phòng thì phát hiện cháu Tú nằm bất động trên sàn nhà với thân hình nhằng nhịt vết thương. Cháu bé được đưa đi cấp cứu. "Sau khi phát hiện sự việc, chúng tôi đã mời công an xã Nghi Phú đến hiện trường để lập biên bản", chủ khách sạn cho biết.
Những vết thương dày kín trên mặt cháu Tú.
Có mặt tại khoa phẫu thuật thần kinh cột sống - BVĐK Nghệ An - nơi cháu Tú đang được điều trị, PV Dân trí được các bác sỹ cho biết, Cháu tú được nhập viện vào ngày 16/9 với nhiều vết thương trên người như loet hâu môn, hoang loan, tụ mau ơ dương vât, bâm dâp toàn thân, chân tay tím tái, mặt mày chi chít vết cào cấu, trầy xướt.... Hiện cháu Tú đã tỉnh trở lại.
Được biết, gia cảnh chị Giang gặp rất nhiều khó khăn, chồng chị anh Nguyễn Văn Sỹ (45 tuổi) cũng bị chấn thương trong một vụ tai nạn, rồi đứa con trai thứ 2 cũng bị tai nạn nhưng không việc gì... Còn chị hằng ngày đi phụ hồ nuôi chồng và các con.
Phần hậu môn, dương vật cháu Tú bị đa chấn thương.
Hiện vụ việc đang được Công an TP.Vinh khẩn trương điều tra làm rõ.
Nguyễn Duy
Theo dantri
Họp HĐND Quảng Nam: Có sự thông đồng để vàng bị khai thác trái phép? Mặc dù đã hết hạn khai thác vàng tại một số khu vực ở tỉnh Quảng Nam, nhưng nhiều công ty vẫn tiếp tục duy trì hoạt động khai thác vàng trái phép, gây ra nhiều hệ lụy khiến cử tri bức xúc. Đại biểu Nguyễn Văn Hùng chất vấn trách nhiệm của Sở TN-MT trong việc để xảy ra tình trạng khai...