Lao động xuất khẩu cảnh giác trước nguy cơ lừa đảo
Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) vừa đưa ra cảnh báo đối với người lao động khi tham gia chương trình thực tập sinh kỹ thuật tại Nhật Bản (IM Japan).
Bà Phạm Ngọc Lan – Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước cho biết, thời gian gần đây xuất hiện việc một số người lao động có nguyện vọng tham gia chương trình IM Japan không tìm hiểu kỹ thông tin đã nộp tiền trái quy định cho các tổ chức, cá nhân thông qua trung gian, môi giới. Các tổ chức, cá nhân này đã thu tiền dưới hình thức tổ chức ôn tập trước khi thi, hứa hẹn sẽ tác động được kết quả thi tuyển, lựa chọn ngành nghề theo nguyện vọng của người lao động nhằm thu tiền bất chính.
Lao động điều dưỡng được học định hướng trước khi xuất cảnh. Ảnh: T.A
Video đang HOT
Thực tế, chương trình đưa thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo bản ghi nhớ giữa Bộ LĐTBXH và Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản được Bộ LĐTBXH giao cho Trung tâm Lao động ngoài nước trực tiếp phối hợp với IM Japan triển khai. Trung tâm Lao động ngoài nước lưu ý người lao động, ngoài văn phòng đại diện IM Japan tại Việt Nam, đơn vị này không phối hợp với bất cứ tổ chức, cá nhân nào khác để tuyển chọn, đào tạo và phái cử thực tập sinh – bà Lan khẳng định.
Cũng theo bà Lan, Trung tâm Lao động ngoài nước không tổ chức hoặc liên kết tổ chức các khóa ôn tập trước khi thi. Vì vậy, người lao động tự ôn tập, rèn luyện trước khi thi, không nộp tiền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào để tham dự các khóa học này. Việc nộp tiền cho các tổ chức, cá nhân trung gian môi giới là trái quy định của chương trình. Nếu bị phát hiện vi phạm quy định này, thực tập sinh sẽ không được phái cử sang Nhật Bản, kể cả trong trường hợp đã ký hợp đồng thực tập với doanh nghiệp tiếp nhận.
Bà Lan cho biết, để tham gia chương trình, người lao động chủ động tải hồ sơ đăng ký dự tuyển trên website của Trung tâm Lao động ngoài nước tại địa chỉ: www.colab.gov.vn, hoàn thiện và nộp hồ sơ về Trung tâm (nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện).
Việc tuyển chọn thực tập sinh, bố trí ngành, nghề thực tập tại Nhật Bản được đánh giá thông qua kết quả thi tuyển, căn cứ trên năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc của các ứng viên.
Trung tâm Lao động ngoài nước không tổ chức hoặc liên kết tổ chức các khóa ôn tập trước khi thi. Trung tâm khuyến cáo người lao động tự ôn tập, rèn luyện trước khi thi, không nộp tiền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào để tham dự các khóa học này.
Theo bà Lan, qua 12 năm triển khai thực hiện chương trình thực tập sinh kỹ thuật tại Nhật Bản (IM Japan), Việt Nam đã đưa hơn 5.000 thực sinh sang Nhật làm việc học tập. Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã đưa 800 lao động sang Nhật Bản.
Theo Danviet
Nỗ lực của ngành chức năng, chưa đủ!
Vấn đề ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể các khu công nghiệp đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng ATTP và đặt ra câu hỏi về quyền lợi của người lao động, đạo đức kinh doanh cũng như năng lực quản lý của ngành chức năng.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 5.000 người mắc và 26 người chết do ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa
Thống kê của Cục ATTP cho thấy, trung bình, mỗi năm có khoảng 5.000 người mắc và 26 người chết do ngộ độc thực phẩm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có tới 400 bệnh lây qua đường thực phẩm không an toàn, chủ yếu là dịch tả, tiêu chảy, thương hàn... Có thể nói, ngộ độc thực phẩm luôn là nỗi ám ảnh đối với cộng đồng. Dù đã có nhiều nỗ lực trong quản lý, nhưng số vụ ngộ độc thực phẩm cũng như tính chất vi phạm ATTP trên cả nước vẫn rất đáng lo ngại. Lo nhất vẫn là việc sử dụng hóa chất độc hại trong bảo quản, chế biến thực phẩm, việc sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tại Hà Nội, thời gian qua, TP đã dồn lực kiểm soát ATTP, trong đó đặc biệt chú trọng kiểm tra các bếp ăn tập thể nói chung, bếp ăn tập thể các khu công nghiệp và chế xuất nói riêng. Nhờ vậy, tại các khu công nghiệp chưa xảy ra vụ ngộ độc tập thể nào, tuy nhiên, mối lo ngộ độc thực phẩm luôn tiềm ẩn khi nguồn nông, thủy sản được sản xuất tại Hà Nội chỉ đáp ứng được từ 60 - 65% nhu cầu, còn lại phụ thuộc vào nguồn từ bên ngoài đưa vào. Trong khi đó, tình hình vận chuyển, buôn bán, sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn, việc kiểm soát thực phẩm không rõ nguồn gốc từ tỉnh khác vào Hà Nội còn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.
Bởi vậy, kiểm soát ATTP chỉ nỗ lực của ngành chức năng chưa đủ, mà cần có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị các địa phương. Bên cạnh đó, là lương tâm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như ý thức của người tiêu dùng. Thực tế thời gian qua, quá nhiều vụ việc gây nhức nhối cho toàn xã hội bởi những người kinh doanh vì lợi nhuận mà coi thường luật pháp, coi thường sức khỏe người dân. Nhiều ý kiến cho rằng, đấu tranh loại trừ thực phẩm bẩn chắc chắn sẽ giành được thắng lợi, nếu có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng. Nhưng, pháp luật dù chặt chẽ đến đâu cũng không thể xử lý hết được tất cả sai phạm, nên vấn đề đạo đức kinh doanh thực phẩm có vai trò hết sức quan trọng. Đây mới là nỗi lo thực sự!
Theo kinhtedothi
Cán bộ bảo hiểm mừng "rơi nước mắt" khi thu được nợ của doanh nghiệp chây ỳ Chỉ tính riêng tại quận Hà Đông, số doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) kéo dài từ 6 tháng trở lên đã nợ tới hơn 100 tỷ đồng, thậm chí có doanh nghiệp nợ triền miên 5 năm nay, ngành BHXH đã gửi hồ sơ khởi kiện ra tòa nhưng chưa xử lý được... Số tiền các doanh nghiệp, đơn vị...