Lao động Việt vẫn gặp nhiều trở ngại ở Thái Lan
Một hội thảo mới được tổ chức ở Bangkok nhằm thảo luận các trở ngại mà lao động Việt Nam gặp phải tại thị trường Thái Lan.
Hôm 28/3, tại Bangkok, Đại sứ quán Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động Thái Lan tổ chức Hội thảo về hợp tác lao động các quốc gia tiểu vùng ASEAN.
Tham dự hội thảo có các đại diện của các tổ chức quốc tế, Bộ Lao động Việt Nam và Thái Lan, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành và gần 200 khách mời.
Đại sứ Nguyễn Tất Thành phát biểu tại hội thảo.
Tại buổi hội thảo, các học giả, chuyên gia và người quản lý lao động đã đưa ra những ý kiến nhằm tăng cường việc hợp tác về lao động giữa các quốc gia ASEAN, đặc biệt là trong bối cảnh cộng đồng chung ASEAN vừa mới hình thành. Theo các chuyên gia, thị trường lao động Thái Lan rất tiềm năng và nhiều cơ hội. Tuy nhiên, đây vẫn là một thị trường khó tiếp cận một cách hợp pháp đối với lao động Việt Nam. Hội thảo này được coi là tiền đề hữu ích cho Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 24, diễn ra tại Vientiane (Lào) vào tháng 5 cũng như Hội nghị Bộ trưởng về Hợp tác Lao động lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội vào năm tới.
Các diễn giả cho biết, hiện nay có tới 6,8 triệu lao động nhập cư trong khu vực và phần lớn là trình độ trung bình hoặc thấp. Thái Lan là quốc gia có số lượng người nhập cư tới làm việc đông nhất với khoảng 4 triệu lao động, trong đó 81% là lao động từ các quốc gia ASEAN. Đại diện Bộ Lao động Thái Lan cho hay, quốc gia này cần người làm việc tại các ngành nghề như xây dựng, đánh bắt cá, nông nghiệp và phục vụ nhà hàng.
Các diễn giả, nhà quản lý, học giả tham dự hội thảo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Hồ Văn Lâm, Chủ tịch hội doanh nhân Thái – Việt toàn Thái Lan, lao động Việt Nam sang làm việc tại Thái Lan gặp nhiều khó khăn trong khâu thủ tục.
Ông Lâm cho biết, ông rất muốn sử dụng lao động từ Việt Nam vì người Việt Nam vốn khéo tay và cần cù. Ông cũng đã thuê nhiều lao động Việt và đều rất thành công. Tuy nhiên, để hoàn thành mọi thủ tục giấy tờ thì thật sự là một trở ngại lớn.
Ông Hồ Văn Lâm nói: “Người Việt sang lao động làm cần cù, giỏi và làm thật. Việc người Việt sang Thái Lan lao động, nước Thái rất cần nhưng còn phức tạp về vấn đề giấy tờ để làm đúng với pháp luật của nước Thái”.
Hiện tại, trong khu vực tiểu vùng ASEAN, Thái Lan đã có hiệp định chính thức về lao động với các nước như Myanmar, Campuchia và Lào. Tuy nhiên, với Việt Nam, mọi thứ còn rất hạn chế. Thái Lan mới mở cho lao động Việt Nam đăng ký ở hai ngành nghề đó là xây dựng nhưng đó lại là hai ngành không nằm trong thế mạnh của lao động Việt Nam.
Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Hải Lý, đại diện của Bộ Lao động Việt Nam góp mặt tại hội thảo cho biết thêm: “Thực tế lao động Việt Nam có thế mạnh ở các lĩnh vực khác như trong nhà máy, trong các ngành dịch vụ và thực tế không chỉ ở Thái Lan. Chúng tôi mong rằng trước mắt đề nghị với bạn mở rộng thêm ngành nghề, đàm phán kỹ để soát quy trình thủ tục trong 2 ngành đã được mở. Trong thời gian thí điểm sẽ đánh giá lại để làm cơ sở đề nghị bạn mở rộng thêm ngành nghề khác, phù hợp hơn với lao động Việt Nam”.
Trong vòng 5 năm qua, đã có 3 triệu người vào Thái Lan để làm việc và đa phần đều từ Myanmar. Chưa kể các lao động tới từ quốc gia khác thì con số này thật sự là một thách thức về mặt việc làm và người di cư đối với Thái Lan. Hiện tại, bản thân luật pháp của Thái Lan cũng có những lỗ hổng và khoảng cách nhất định đối với người lao động nước ngoài.
Hồi cuối năm 2015, Bộ Lao động Thái Lan đã cấp phép cho khoảng 1.500 người Việt Nam làm trong các ngành xây dựng, phụ việc nhà hàng và giúp việc gia đình. Tuy nhiên, đây mới là con số rất thấp so với số lượng lao động thực tế ước chừng trên đất Thái nhưng nó thể hiện sự nỗ lực một cách nghiêm túc của 2 quốc gia nhằm tăng cường hợp tác trong lao động.
Nói về triển vọng hợp tác giữa hai nước trong vấn đề lao động thời gian sắp tới, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành cho biết: “Qua hội thảo này, chúng tôi hy vọng sẽ nâng sự hiểu biết chung về vai trò của lao động di cư. Chúng tôi rất ủng hộ sáng kiến của Thái Lan về hợp tác lao động với các nước Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam. Chúng ta đã ký được với Thái Lan về thỏa thuận hợp tác lao động vào tháng 7/2015. Chúng tôi mong muốn thúc đẩy hiểu biết chung về điểm tốt của lao động Việt Nam.”
Đại diện của Bộ Lao động Việt Nam tại hội thảo.
Đại sứ Nguyễn Tất Thành cho biết thêm: “Các diễn giả phát biểu nhiều về vấn đề mà họ thấy cần có sự hợp tác hơn nữa, sự sửa đổi trong chính sách, sự kết nối giữa các tổ chức quốc tế… Mọi người đều đánh giá cao lao động Việt Nam hiện nay đang có mặt tại Thái Lan.
Tôi tin rằng trong chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Lao động Thái Lan tới Việt Nan, hai nước ký kết được chương trình hành động để thực hiện thỏa thuận lao động giữa hai nước. Thúc đẩy đưa lao động Việt Nam sang làm việc hợp pháp, trước mắt là hai ngành xây dựng và đánh cá. Qua hội thảo này, với sự hiện diện của nhiều đại diện Bộ, ngành của Thái Lan, bạn có thể hiểu được lao động Việt Nam có thể và có thể làm tốt rất là nhiều công việc tại Thái Lan. Điều này có lợi không chỉ cho người lao động Việt Nam mà còn cho chủ lao động và cả nền kinh tế của Thái Lan”./.
Quang Trung, Xuân Hùng
Theo_VOV
Trở ngại trong việc hỗ trợ người tị nạn
Nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma hỗ trợ người di cư do các cuộc xung đột tại Trung Đông gặp nhiều thách thức từ sự phản đối của phe Cộng hòa. Tuyên bố mới nhất của một loạt bang tại Mỹ không tiếp nhận người tị nạn Xy-ri tạo thêm trở ngại, đặt kế hoạch này trước nguy cơ phá sản.
Dòng người tị nạn đổ về châu Âu ngày một lớn. Ảnh ROI-TƠ
Chỉ vài ngày sau loạt vụ tiến công khủng bố đẫm máu tại Pháp gây chấn động dư luận thế giới, đã có hơn 30 tiểu bang tại Mỹ đồng loạt tuyên bố không tiếp nhận người tị nạn Xy-ri. Danh sách này gồm các bang trải dài từ bờ đông nước Mỹ như Niu Ham-sai đến các bang phía đông - nam như Tếch-dát. Tuyên bố của nhiều thống đốc nêu rõ, họ không chấp thuận nhận bất cứ người tị nạn Xy-ri nào, thậm chí yêu cầu chính quyền Tổng thống B.Ô-ba-ma xác định lại danh tính những người Xy-ri đã đến Mỹ thời gian vừa qua.
Tuyên bố của một số bang tại Mỹ tẩy chay người tị nạn Xy-ri đưa ra sau khi kết quả điều tra chính thức tại Pháp cho thấy, ít nhất một nghi can trong loạt vụ khủng bố ở Pa-ri đêm 13-11 đã vào châu Âu qua "con đường di cư" của những người tị nạn Xy-ri. Giới chức địa phương Mỹ khẳng định, mối quan tâm hàng đầu của họ là sự an toàn của người dân; và không thể loại trừ khả năng một số người tị nạn Xy-ri có quan hệ với các nhóm khủng bố.
Thời gian qua, Mỹ từng bị Liên hiệp châu Âu (EU) chỉ trích vì không nhiệt tình hỗ trợ các đồng minh đối phó làn sóng người tị nạn ngày một lớn và đe dọa nhấn chìm các nỗ lực đoàn kết của châu Âu. Trong khi các nước châu Âu tiếp nhận hàng trăm nghìn người di cư, chủ yếu từ Xy-ri, thì Mỹ mới chỉ mở cửa đón khoảng 1.500 người tị nạn Xy-ri kể từ năm 2011. Hồi tháng 9, Tổng thống Ô-ba-ma đã công bố kế hoạch đến cuối năm 2016 sẽ đón khoảng 10 nghìn người Xy-ri và nâng con số này lên 100 nghìn người cuối năm 2017.
Tuy nhiên, nỗ lực của chính quyền Ô-ba-ma góp sức cùng đồng minh châu Âu giải quyết nạn di cư vấp phải sự phản đối của đảng Cộng hòa. Lãnh đạo phe Cộng hòa và một số chủ tịch các ủy ban ở cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã soạn thảo một dự luật yêu cầu các cơ quan an ninh Mỹ kiểm tra kỹ lưỡng lý lịch từng người tị nạn trước khi chấp thuận họ nhập cảnh Mỹ. Thậm chí, ứng cử viên tổng thống, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa T.Crút còn đề xuất hẳn một dự luật cấm tất cả người Hồi giáo Xy-ri tái định cư tại Mỹ. Mới nhất, Chủ tịch Hạ viện P.Rai-ơn kêu gọi Tổng thống Ô-ba-ma tạm dừng kế hoạch tiếp nhận người tị nạn Xy-ri và rà soát chương trình này một cách tổng thể.
Để trấn an giới chức địa phương, Nhà trắng đã thảo luận trực tuyến với 34 thống đốc bang, khẳng định sự an toàn của người Mỹ là ưu tiên hàng đầu và bảo đảm việc xử lý thận trọng vấn đề tiếp nhận người tị nạn Xy-ri. Giới chức Nhà trắng cam kết rằng, người tị nạn Xy-ri phải trải qua các tiến trình rà soát và kiểm tra an ninh nghiêm ngặt trước khi có thể đặt chân vào lãnh thổ Mỹ. Chính phủ khuyến khích các bang tăng cường công tác thông tin, đề ra giải pháp hiệu quả hơn nhằm giải tỏa nghi ngại của người dân liên quan các chương trình xét duyệt và tái định cư người tị nạn Xy-ri tại Mỹ. Đặc biệt, Tổng thống Ô-ba-ma yêu cầu chính quyền các bang không ban hành các biện pháp nhằm chặn dòng người tị nạn từ Xy-ri và cả khu vực Trung Đông.
Tổng thống Ô-ba-ma đứng trước thế "tiến thoái lưỡng nan", tuy nhiên người đứng đầu Nhà trắng tiếp tục bảo vệ chính sách và nỗ lực giúp tái định cư người tị nạn Xy-ri. Bên lề Hội nghị cấp cao G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hội nghị cấp cao APEC tại Phi-li-pin, ông Ô-ba-ma đều nhấn mạnh, không nên đánh đồng vấn đề người tị nạn Xy-ri với mối đe dọa khủng bố từ lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS); và khẳng định Mỹ không "đóng sập cánh cửa" với những người tị nạn. Ông Ô-ba-ma cũng chỉ trích các động thái của phe Cộng hòa nhằm ngăn chặn chương trình tiếp nhận người tị nạn Xy-ri. Theo ông Ô-ba-ma, một số chính khách Mỹ quá mẫn cảm và thổi phồng rủi ro từ việc "xứ cờ hoa" tham gia các nỗ lực tái định cư người tị nạn Xy-ri.
Không chỉ Mỹ, tại châu Âu, một số nước cũng bóng gió nhắc tới khả năng ngừng tiếp nhận người tị nạn Xy-ri. Tuy nhiên, việc ngăn chặn dòng người di cư theo cách này không giúp giải quyết bài toán khó của châu Âu. Trong khi đó, cường điệu hóa mối đe dọa an ninh từ việc tiếp nhận người tị nạn Xy-ri chỉ gây nghi ngại rằng Mỹ đang chìm trong nỗi sợ hãi và hoảng loạn. Điều quan trọng là giải quyết tận gốc rễ gây làn sóng di cư, đó là xung đột. Bởi thế, một thỏa thuận hòa bình cho Xy-ri trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
NGÂN AN
Theo_Báo Nhân Dân
Người Việt bị thương trong vụ nổ tại Bangkok đã bình phục Sáng 25/8, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành đã tới thăm anh Mai Văn Trường, nạn nhân người Việt duy nhất trong vụ nổ bom ở Bangkok. Đây là lần thứ 2, Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok tới thăm và động viên anh Trường. Hiện nạn nhân vẫn nằm điều trị tại bệnh viên Klang. Tại đây,...