Lao động Việt tại Hàn bình thản, vẫn tăng ca đều trong bối cảnh biến động
Nhiều lao động Việt tại Hàn Quốc chia sẻ rằng lúc này họ vẫn ổn và chưa bị ảnh hưởng nhiều từ những biến động về chính trị tại nước nơi bán đảo Triều Tiên.
Anh Văn Tuấn (30 tuổi, quê tại Thanh Hóa), lao động Việt tại TP Ulsan (Hàn Quốc), cho hay đến nay công việc và cuộc sống của anh vẫn ổn, sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hủy bỏ lệnh thiết quân luật trong đêm.
Người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở Quốc hội Hàn Quốc đêm 3/12, rạng sáng 4/12 (Ảnh: Bloomberg).
“Đêm trước, tôi cũng theo dõi sát sao tin tức về tình hình chính trị, xã hội ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, mọi thứ đối với người lao động nước ngoài như tôi đến giờ vẫn ổn. Người bản địa sống xung quanh cũng không bàn tán gì nhiều, nên bản thân cũng thấy yên tâm.
Trên mạng xã hội, có nhiều tin tức không đúng sự thật, gây hoang mang cho mọi người. Thực tế, tôi và đồng hương vẫn đang đi làm bình thường, vẫn được tăng ca đều đều, không kịp nghỉ”, anh Tuấn nói.
Nam lao động cho hay sau đêm ấy, người dân tại Hàn Quốc vẫn đi làm như mọi ngày. Tình hình giao thông cũng không xảy ra vấn đề.
Video đang HOT
Sang Hàn Quốc gần 2 năm, nam lao động chia sẻ anh hiện làm trong xưởng đóng tàu. Tùy theo tính chất công việc và thời gian tăng ca, chàng trai chia sẻ bản thân có thể kiếm trung bình 2 triệu won/tháng (tương đương khoảng 36,5 triệu đồng).
Anh Tuấn chỉ lo ngại khả năng đồng won giảm so với đồng USD . Đêm 3/12, giá đồng won Hàn Quốc bất ngờ lao dốc, về mức thấp nhất trong 8 năm qua khi giảm 2,5% về 1.442 KRW đổi 1 USD . Đến tối 4/12, đồng won đã phục hồi ở mức 1.417 won đổi 1 USD.
“Nếu đồng won tiếp tục giảm trong thời gian dài, tôi cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tiền gửi về nhà sẽ hao hụt so với trước. Nhưng dù sao đây cũng là khó khăn chung, bản thân cũng không quá lo lắng vì tôi tin mọi thứ sẽ nhanh ổn định trở lại”, anh Tuấn bộc bạch.
Một lao động khác, anh Việt Anh (22 tuổi, quê tại Thanh Hóa), cũng khẳng định anh và bạn bè đồng hương không bị ảnh hưởng nhiều sau những biến động về chính trị tại nước này.
“Cuộc sống và công việc của tôi vẫn không có thay đổi. Riêng việc đồng won tiếp tục giảm, tôi sẽ không gửi tiền hằng tháng cho gia đình nữa mà cách vài tháng mới gửi về một lần, để giảm hao hụt”, anh Việt Anh nói.
Anh Dương Đình Nhiên (40 tuổi), tiểu thương bán rau củ tại chợ Masan (Changwon, Hàn Quốc), chia sẻ việc kinh doanh của anh đến nay chưa gặp vấn đề gì. Khách hàng của anh cũng bình thản, ở chợ vẫn không khí mua bán tấp nập như mọi ngày.
10 trợ lý cấp cao của tổng thống Hàn Quốc đồng loạt từ chức
Chánh văn phòng tổng thống, cố vấn an ninh quốc gia... cùng nhiều phụ tá quan trọng khác của tổng thống Hàn Quốc đã đề nghị được từ chức hôm 4-12.
Theo hãng tin Yonhap, đề nghị từ chức hàng loạt từ các trợ lý cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol được đưa ra sáng 4-12.
Những người này bao gồm Chánh văn phòng tổng thống Chung Jin-suk, Cố vấn An ninh quốc gia Shin Won-sik, Chánh văn phòng Phụ trách chính sách Sung Tae-yoon và 7 phụ tá cấp cao khác.
Binh lính chuẩn bị tiến vào hội trường chính của Quốc hội Hàn Quốc tại Seoul vào sáng sớm 4-12, sau lệnh thiết quân luật từ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol - Ảnh: YONHAP
Những lời đề nghị này được đưa ra sau khi ông Yoon tuyên bố thiết quân luật vào đêm 3-12 và sau đó bị quốc hội Hàn Quốc chặn lại vào đầu ngày 4-12.
Trong khi đó, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc hôm 4-12 đã trải qua ngày bận rộn, nỗ lực đánh giá tình hình kinh doanh sau khi tuyên bố thiết quân luật khẩn cấp gây chấn động khắp thị trường tài chính.
Các công ty chủ chốt như Samsung, SK và LG đều tổ chức các cuộc họp khẩn cấp.
Hội đồng Supex của SK, cơ quan ra quyết định cao nhất của tập đoàn, đã triệu tập một cuộc họp với các giám đốc điều hành từ các công ty con chủ chốt trong khi LG cũng họp chiến lược khẩn cấp để theo dõi diễn biến của thị trường tài chính.
Các nhân viên LG tại trụ sở gần tòa nhà quốc hội Hàn Quốc ở Seoul được khuyến cáo làm việc từ xa do có khả năng xảy ra tình trạng bất ổn chính trị ở khu vực này.
Quan chức tại một tập đoàn lớn cho biết: "Do Hàn Quốc là nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên tình hình bất ổn chính trị đã tác động tiêu cực đến uy tín của thị trường tài chính".
Người này cũng bình luận rằng sự bất ổn chính trị không nên phá vỡ sự ổn định kinh tế.
Các nhóm vận động hành lang lớn đồng thời chạy đua đánh giá tác động của việc thiết quân luật đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về các cách đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định. "Chúng tôi đặt mục tiêu hợp tác chặt chẽ với các bộ ngành liên quan đến kinh tế để đảm bảo môi trường ổn định cho doanh nghiệp" - một quan chức từ cơ quan này nói với Yonhap.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cũng sớm tổ chức họp để đánh giá tình hình.
Cố giật súng từ lính thi hành thiết quân luật, nữ chính khách Hàn Quốc gây bão Video ghi lại cảnh bà Ahn Gwi-ryeong đối đầu và cố giật súng từ binh sĩ thực thi thiết quân luật tại Hàn Quốc vừa qua đã thu hút khoảng 10 triệu lượt xem. Trong video được đăng lên mạng xã hội X, bà Ahn Gwi-ryeong đã giằng co với một binh sĩ được điều đến tòa nhà quốc hội Hàn Quốc để...