Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bình tĩnh trước thông tin chiến tranh
Lao động Việt Nam khá bình tĩnh trước thông tin có thể xảy ra chiến tranh Triều Tiên – Hàn Quốc. Tuy nhiên, Đại sứ quán Việt Nam vẫn chuẩn bị tinh thần đưa lao động về nước trong trường hợp khẩn cấp.
Thông tin có thể xảy ra chiến tranh Triều Tiên – Hàn Quốc khiến không ít lao động Việt Nam đang chờ đợi cơ hội xuất khẩu lao động lo lắng. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), việc đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc không bị ảnh hưởng. Cụ thể, tuần vừa rồi, vẫn có những chuyến bay đưa lao động về nước đúng hạn, vượt qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn trở lại Hàn Quốc làm việc. Kế hoạch trong tháng 4 sẽ có 2 chuyến, mỗi chuyến vài chục lao động trở lại Hàn Quốc làm việc.
Cũng theo thông báo từ Trung tâm lao động ngoài nước, đến thời điểm này, các lao động Việt Nam vẫn làm việc bình thường. Hầu hết các lao động ngoài nước, trong đó có Việt Nam, cũng đã biết thông tin căng thẳng giữa Triều Tiên – Hàn Quốc từ lâu nay nên tâm lý khá ổn định. Dù vậy, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hà Quốc cũng khẳng định, trong trường hợp khẩn cấp, Bộ Ngoại giao và Bộ LĐ-TB&XH sẽ cùng phối hợp xử lý, đưa lao động về nước.
Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lao động truyền thống mang lại thu nhập khá cho lao động Việt Nam. Hiện có khoảng 75.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc. Thu nhập trung bình của NLĐ làm việc tại Hàn Quốc ở mức trung bình cao nhất sẽ từ 1.300-1.700 USD/tháng (khoảng 26-35 triệu đồng/tháng), còn phổ biến cũng từ 1.000-1.500 USD/tháng.
Đây cũng là thị trường XKLĐ lớn thứ 3 của Việt Nam với số lượng lao động đưa sang làm việc hàng năm trên 10.000 người. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, tỷ lệ người Việt Nam sang quốc gia này làm việc hết hạn hợp đồng trốn ở lại gia tăng nên tháng 8/2012, phía Hàn Quốc đã tạm dừng không tiếp nhận lao động Việt Nam do tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc của Việt Nam lên tới hơn 50%.
Theo Dantri
Những phận người lao động "chui" trên đất Nga (Kỳ 2)
Tôi như một cai ngục của một buồng trong một trại giam 2000m2 và bản thân lại cũng chính là tù nhân.
Khu nhà máy bỏ hoang là nơi các xưởng may đen tập kết sản xuất
Sau 10h bay tôi đặt chân xuống sân bay Matxcơva, cảm giác lạnh là cái đầu tiên ùa vào cơ thể cảm nhận được, vì là giữa tháng 11 nên tuyết rơi trắng xoá.
Lần đầu tiên đi ra nước ngoài kiểu này nên mọi thứ với tôi thật bỡ ngỡ. Tôi chỉ biết đi theo đoàn người Việt ra cửa kiểm tra của hải quan hàng không Nga.
Có một điều mà ngay từ đầu đã được nhận thấy đó là những người Việt phải đi vào một lối riêng kiểm tra, còn những người nước khác được đi ra một lối khác có phần thông thoáng hơn.
Tôi cũng không quan tâm lắm, vì chỉ nhanh nhanh muốn ra ngoài để tìm người anh, tên là Bình, con của bạn bố tôi đang làm ăn ở bên này.
Video đang HOT
Trên đường đi, anh Bình nói với tôi là do hiện tại chợ đang có vấn đề nên tôi về tạm xưởng may anh ở (trước đó khi gặp nhau ở Việt Nam anh nói là sang bên Nga ra chợ buôn bán cùng anh).
Anh Bình chở tôi đến một khu nằm ở ngoại ô Matxcơva (sau này tôi mới biết đây là khu nhà máy cũ bỏ hoang một chỗ nơi ở Malakhốtca) nói là thuê mặt bằng ở đây làm xưởng may.
Xưởng may làm ở trên tầng 2 và toàn bộ tầng 1 được khoá kín, có một thang máy được chủ mặt bằng (ở đây gọi là chủ ốp) cắt cử người trông coi ngày đêm không cho công nhân tự ý ra ngoài, chỉ có chủ xưởng may là được đi.
Khác hẳn không khí đang rất lạnh ngoài trời, khi lên tầng 2 thì không khí ngột ngạt nóng bức và khó thở. Tôi đang mặc 3,4 cái áo mà vẫn thấy lạnh khi ở ngoài trời thì những người trong ốp chỉ mặc áo phông và quần soóc.
Diện tích tầng 2 khoảng 2000m2 được chia làm nhiều ô có vách ngăn, mỗi ô được gọi là một xưởng và có khoảng gần 20 xưởng. Công nhân ăn uống sinh hoạt ngay trong xưởng.
Anh Bình dẫn tôi qua mấy xưởng rồi mới đến xưởng mình. Cái đầu tiên đập vào mắt tôi đó là sự chật chội và cách bố trí tận dụng không để một khoảng trống đến mức khó tin.
Xưởng được đóng thêm 1 cái gác, bên dưới gác là chỗ kê khoảng 15 cái máy may các loại, 1 bàn phụ, 1 chỗ nhỏ tận dụng để phơi quần áo, 1 cái tủ lạnh để chứa thức ăn 3,4 ngày cho anh em công nhân (có khi là cả tuần) vì thỉnh thoảng khi hết chủ mới mua thức ăn chứ không phải ngày nào cũng mua. Thức ăn chủ yếu là đồ đông lạnh.
Bên trên gác là chỗ để bàn cắt vải và chỗ ngủ cho công nhân, bên dưới bàn cắt là chỗ chứa vải, bông đủ loại.
Chỗ ngủ của mọi người được thiết kế làm 2 tầng phù hợp với diện tích hạn hẹp, chia ra nhiều cái được gọi cái tên mỹ miều là "Phòng". Mỗi phòng rộng khoảng 1m, dài 2m, là nơi cất giữ tất cả đồ đạc có thể có và là nơi nghỉ ngơi của 1 đến 2 người (thường 2 người/phòng).
Một khu xưởng may đen có quy mô lớn
Hầu hết các xưởng may dạng "ĐEN" này đều bố trí tương tự như nhau chứ không riêng gì xưởng của anh Bình.
Nói là đen vì nó không được pháp luật nước Nga công nhận, và hầu hết thì những người sống ở đây đều không có giấy tờ được sinh sống hợp lệ chứ đừng nói là có giấy tờ được lao động ở Nga.
Anh Bình bảo tôi ở lại xưởng may trông coi làm việc phụ cho anh những lúc anh không có ở đây vì lúc này chợ đang có vấn đề chưa ra được.
Tôi miễn cưỡng vì không đúng với dự tính của mình nhưng cũng đành gượng gạo chấp nhận vì cũng không thể làm gì khác được.
Thấy trong túi tôi có hơn 400$ gia đình cho được chị Hương (vợ anh Bình) kêu giữ hộ vì bảo ở trong ốp này không nên cầm tiền, công an mà truy quét là bị thu mất, cầm ít tiền rúp mua lặt vặt có mất cũng không tiếc.
Tôi chỉ quen mỗi 2 anh chị nên chả lẽ không tin nên đưa cho chị mà không suy nghĩ gì (sau này mới thấy sai lầm).
Trong ốp cũng có chỗ bán hàng khô lặt vặt cho công nhân nhưng giá đắt hơn ở ngoài nhiều và công nhân thì cũng chỉ thỉnh thoảng mua những đồ cần thiết nhất vì làm gì có tiền.
Vậy là từ hôm ấy tôi bắt đầu chính thức sống cuộc sống tù túng cùng với mọi người Việt ở trong ốp này và làm nhiệm vụ trông coi mọi người trong xưởng cho anh Bình vì sợ mọi người bỏ trốn.
Lý do vì sao thì từ từ tôi cũng nhận ra. Bởi sau một thời gian nói chuyện và tìm hiểu thì tôi mới biết những công nhân may này là "công cụ kiếm tiền" của người chủ nên không thể để mất.
Hầu hết toàn những người trốn đi từ người chủ cũ "đánh" mình từ Việt Nam qua, có người vẫn còn nợ tiền chưa trả được chủ cũ, có người thì trả được nhưng chủ cũ không cho đi...
Hàng ngày, tôi phải làm những công việc phụ may và quan trọng chính là để mắt chú ý tới công nhân may không cho bỏ trốn.
Tôi như một cai ngục của một buồng trong một trại giam 2000m2 và bản thân lại cũng chính là tù nhân.
Thỉnh thoảng tôi được đi ra ngoài chợ Chim (Sađavốt) hoặc chợ LIU (Liublinnô) cùng xe anh Bình để giao hàng gọi là thay đổi không khí. Như vậy cũng là hạnh phúc lắm rồi so với hàng trăm người công nhân ở đây cả tháng đôi khi cả năm không biết đến bầu trời bên ngoài.
Khu xưởng may mà tôi làm việc
Cuộc sống ở đây dạy cho tôi cách tồn tại, ăn uống và nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể vì thời gian ở trong này không phân biệt ngày đêm. Công nhân may được chia làm 2 ca, mỗi ca 12 tiếng lên điện bật và máy móc hoạt động 24/24.
Ngoài thợ may ra thì mỗi xưởng còn có 1 kỹ thuật, 1 hoặc một vài vài thợ cắt, thợ phụ tuỳ vào số lượng của thợ may từng xưởng và một người nấu ăn.
Có một bếp ăn tập thể để các xưởng nấu ăn rồi đem về xưởng mình ăn, ăn chủ yếu là trên bàn cắt.
Có 2 phòng vệ sinh và 2 phòng tắm tập thể chia đều cho nam và nữ, đôi khi mọi người còn phải chờ đợi nhau rất lâu vì các phòng này thiết kế chỉ cho 4 người 1 lúc mà trong khi đó lúc tan ca làm việc thì có cả trăm người có nhu cầu sử dụng.
Ai ai cũng mau chóng muốn tắm rửa nghỉ ngơi sau ít nhất 12h làm việc (đôi khi phải tăng ca làm đến 18-20 tiếng / ngày) để còn có sức để làm tiếp vì không thể tự ý nghỉ làm sẽ có nhiều hình thức kỷ luật khắt khe, quan trọng nhất là hình thức trừ tiền lương.
Vậy là mọi người như cái máy làm việc - ăn nghỉ - làm việc, liên tục mà không có một nhu cầu hay đòi hỏi khác về cuộc sống. Mà thực tế là có đòi hỏi thì cũng không được hoặc rất khó được đáp ứng.
Mọi người làm việc miệt mài như vậy chỉ mong đến tháng hy vọng được lấy tiền vì đâu phải chủ nào cũng trả tiền đúng hạn cho công nhân. Bị chậm lương vài tháng hoặc không được trả là điều bình thường.
Cái mọi người công nhân sống ở đây được hưởng chỉ là chủ xưởng lo cho có chỗ ăn, chỗ ở không sợ chết đói chết rét ở ngoài đường, tiền ăn ở cuối tháng sẽ được trừ vào lương làm được (khoảng 6.000rúp/tháng, tương đương hơn 4 triệu VNĐ).
Tiền lương của công nhân được trả theo sản phẩm. Người làm nhiều có thể kiếm được 30.000 rúp/tháng (bằng khoảng 20 triệu đồng), trung bình từ 10.000 - 20.000 rúp/tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là lý thuyết. Đến lúc trả tiền thực, chủ luôn tìm mọi lý do để trừ tiền của công nhân.
Bữa ăn của mọi người gồm 1 món chính, 1 món rau hoặc canh và cơm. Món ăn chính thường là thịt lợn, thịt gà đông lạnh hoặc cá. Món rau thường là rau bắp cải đá và nước rau luộc (gọi là đá vì nó cứng hơn rau bắp cải ở Việt Nam). Còn món canh thường là canh khoai tây cà rốt, canh bí đao hoặc canh trứng, thỉnh thoảng cũng có rau từ Việt Nam như rau muống, rau cần...
Vì thức ăn trên không đủ chất cho mọi người nên ở đây ai ai cũng phải đặt chủ xưởng mua thêm nào là bún, mì tôm, miến gói để ăn thêm. Mỗi lần chủ đem hàng khô về là cả xưởng lại vui mừng khôn xiết vì không lo bị đói.
Còn nữa...
Theo 24h
Những phận người lao động "chui" trên đất Nga (Kỳ 1) Lúc này, trong tôi dâng lên niềm hối hận vô bờ. Bằng này tuổi đầu (lúc này tôi 29 tuổi) mà bố mẹ vẫn phải lo lắng từng li từng tí mà chưa làm gì báo hiếu được. Đây là hình ảnh thường thấy của tôi trước khi sang Nga Trong cuộc đời của mỗi con người luôn luôn trải qua những thăng...