Lao động về nước từ Libya: Phải qua kiểm dịch Ebola
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết: Tất cả lao động trở về từ Libya (châu Phi) đều phải trải qua giám sát dịch Ebola.
Cụ thể, tới thời điểm này 184 lao động người Việt đa trở về nước từ Libya, đã được giám sát chặt chẽ và hướng dẫn khai tờ khai y tế. Qua kiểm tra, kết quả cho thấy tất cả trường hợp trên đều trong tình trạng khỏe mạnh.
Lao động trở về nước từ Libya sẽ phải qua kiểm dịch Ebola
Cụ thể, sáng nay 11/8, đoàn công tác của Bộ Y tế và UBND TP. Hà Nội đã kiểm tra việc đáp ứng phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết Ebola tại Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế Hà Nội, sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội).
Tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Tiến Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm dịch Y tế Quốc tế Hà Nội cho biết, sau khi nhận được thông tin dịch bệnh do virus Ebola, Trung tâm thực hiện giám sát 100% các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
“Chúng tôi phát tờ khai để hành khách khai trên chuyến bay, khi xuống sẽ nộp luôn cho đơn vị kiểm tra, vì thế sẽ không gây xáo trộn và mất thời gian của hành khách”, ông Hòa cho biết.
Video đang HOT
Theo ông Hòa, nếu phát hiện 1-3 ca bệnh nghi nhiễm virus Ebola là người nước ngoài, Trung tâm sẽ vận chuyển về Bệnh viện Việt Pháp. Nếu người Việt Nam nghi nhiễm virus sẽ đưa về Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương…
Tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết do sân bay Nội Bài cũng như các cảng hàng không khác không có đường bay thẳng từ Châu Phi về nên việc tổ chức giám sát người đến từ vùng có dịch rất khó khăn. “Phải giám sát từng chuyến bay thông qua hộ chiếu của hành khách. Tại sân bay, Hà Nội sẽ phân loại hành khách”, ông Hiền nói.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tính đến hết ngày 10/8, thế giới ghi nhận 1779 trường hợp nhiễm virus Ebola, trong đó có 961 trường hợp tử vong tại 4 nước vùng Tây Phi. Đặc biệt, WHO đã ghi nhận trên 200 cán bộ y tế đã lây nhiễm virus này.
Trước thông tin 21 du khách đến Thái Lan nhiễm virus Ebola, ông Phu khẳng định, Bộ Y tế chưa nhận được thông tin bất kỳ người nào thuộc khu vực châu Á nhiễm virus Ebola.
Theo_Vietbao
Nghi vấn máy xét nghiệm ở các bệnh viện huyện HN "đội lốt" Đức
Nhiều máy xét nghiệm sinh hóa tại các bệnh viện tại Hà Nội đang bị dư luận đặt dấu hỏi về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.
Ngày 29.7, ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho báo chí biết, Sở đã tiến hành kiểm tra đột xuất một số bệnh viện huyện sau khi báo chí phản ánh một số cơ sở sử dụng các máy xét nghiệm sinh hóa không rõ nguồn gốc, không đúng với chức năng, tác dụng của thiết bị; có thiết bị "đắp chiếu" sau 2 năm sử dụng.
Theo ông Trần Văn Trung - Trưởng phòng Kế hoạch Sở Y tế, năm 2010 theo gói dự án Đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế cung cấp cho bệnh viện (BV) đa khoa tuyến huyện của Hà Tây cũ, năm 2010, 6 bệnh viện (BV Thường Tín, Hoài Đức, Thanh Oai, Quốc Oai, Vân Đình) đã được nhận mỗi BV 1 máy xét nghiệm sinh hóa trị giá 648 triệu đồng. Máy có nhãn hiệu Greiner GA 240 do Đức sản xuất, do Công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản (đơn vị trúng thầu) cung cấp.
Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm sử dụng, 2 máy của BV Thường Tín và BV Hoài Đức cùng bị hỏng, không có thiết bị thay thế nên đành "đắp chiếu". Theo hợp đồng với Công ty Khoáng sản, nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm bảo dưỡng, thay thế các thiết bị cho máy trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, không hiểu sao, các BV lại không liên hệ với Công ty Khoáng sản mà chỉ làm việc với đơn vị cung ứng hóa chất, vì thế không tìm được thiết bị thay thế.
Chiếc máy xét nghiệm Greiner GA 240 tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức bị hỏng nhiều tháng nay.
Tuy nhiên, sau khi được báo cáo, Sở Y tế cũng không có biện pháp gì mà lại điều chuyển cho máy xét nghiệm từ trung tâm y tế khác đến cho Hoài Đức và Thường Tín. Sau khi báo chí nêu, ngày 28.7, Sở Y tế lại khẩn trương lập đoàn kiểm tra việc máy xét nghiệm bị hỏng - sự việc mà Sở Y tế đã biết từ 1 năm trước. Đoàn kiểm tra cũng phát hiện nhiều linh kiện trong 2 máy xét nghiệm hiệu nhãn hiệu Greiner GA 240 dán nhãn "Made in China" và "Made in Vietnam".
Ông Dung cho biết: "Đáng nhẽ sau khi hỏng máy, BV Hoài Đức và Thường Tín phải liên hệ với Công ty Khoáng sản để được thay thế thiết bị theo đúng hợp đồng. Tuy nhiên, 2 BV này đã liên hệ không đúng nơi, dẫn đến việc 2 máy không được sửa chữa".
Đến lúc này, Sở mới yêu cầu Công ty Khoáng sản nhanh chóng thay thế thiết bị hỏng cho 2 máy sinh hóa trong ngày 29.7 để máy tiếp tục được vận hành. Trước các câu hỏi: "Tại sao trong những lần kiểm tra trước, Sở Y tế không làm điều này mà lại điều chuyển máy xét nghiệm từ nơi khác về?", "Tại sao máy Đức lại có nhiều linh kiện của Trung Quốc, Việt Nam?"...- đại diện Sở Y tế đã không có câu trả lời.
Máy Trung Quốc "đội lốt" Đức?
Ngoài ra, theo tìm hiểu của các phóng viên, máy xét nghiệm sinh hóa nhãn hiệu Greiner GA 240 do Công ty Khoáng sản cung cấp có nguồn gốc từ Trung Quốc, hãng Greiner cũng chuyên cung cấp hóa chất thuốc thử sinh hóa máu chứ không sản xuất thiết bị y tế. Hãng này đã mua các thiết bị từ Trung Quốc về lắp ráp và dán nhãn Greiner để đưa đi bán.
Trả lời câu hỏi: "Tại sao lại chấp thuận một nhãn hiệu máy có nguồn gốc không rõ ràng, của một hãng không chuyên, không đảm bảo về chất lượng", ông Bùi Hoàng Mai - Giám đốc Trung tâm Kiểm định và hiệu chuẩn trang thiết bị y tế (Viện Trang thiết bị và công trình y tế) - đơn vị nghiệm thu chất lượng máy Greiner GA 240 cho biết:
"Chúng tôi chỉ kiểm tra chất lượng máy trên giấy tờ, thấy máy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật. Còn theo quy trình đấu thầu thì các máy cũng chỉ ghi tính năng kỹ thuật thông thường, không ghi nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ nên đơn vị nào đáp ứng yêu cầu về tính năng kỹ thuật thì duyệt. Còn không được chọn về nguồn gốc xuất xứ nên không thể biết được đó là hãng có nổi tiếng, chuyên sản xuất máy hay không" (?).
Về việc máy có nhiều linh kiện sản xuất ở Trung Quốc, Việt Nam trong khi nhãn máy lại của Đức, ông Mai cho biết đó là điều bình thường vì công ty này có thể thuê các nước đó sản xuất linh kiện và mang về lắp ráp.
Ông Nguyễn Viết Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế cũng "trấn an" rằng: "Cho dù máy có trục trặc, hay hỏng hóc nhưng các bệnh viện đều đã tiến hành kiểm tra nội kiểm, ngoại kiểm theo đúng quy trình nên chất lượng các xét nghiệm sinh hóa từ máy này vẫn đảm bảo, người dân an tâm.
Theo Dân Việt
Vụ máy xét nghiệm vỏ Đức ruột Trung Quốc: Sở Y tế Hà Nội nói gì? - Trong số 6 bệnh viện tuyến huyện sử dụng máy xét nghiệm sinh hoá do Sở y tế Hà Nội cấp theo gói thầu số 04, ít nhất phát hiện 2 máy Greiner GA 240 ( trị giá 648 triệu đồng/máy) nhãn hiệu của Đức nhưng ruột bên lại là hàng Trung Quốc. Lý giải vấn đề trên trong cuộc họp báo...