Lao động tự do mất gần như toàn bộ thu nhập vì dịch Covid-19
Dịch Covid-19 tiếp tục tác động mạnh đến đời sống, việc làm của hàng triệu người lao động vốn chưa kịp “gượng dậy” sau đợt dịch lần thứ nhất.
Cuộc sống của những người lao động tự do, mưu sinh trên các tuyến phố của Hà Nội vốn đã khó khăn, nay lại càng thêm khó khăn hơn.
Dọc những con phố Hàng Đào, Hàng Ngang kéo dài cho đến chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là nơi mưu sinh của nhiều người bán hàng rong. Họ bán đồ ăn, trà đá hay những món ăn vặt cho khách du lịch và dân hàng phố… Nhưng nay, chỉ còn lác đác vài người tiếp tục bám trụ mưu sinh.
Lao động tự do là đối tượng chịu tác động trực tiếp của dịch Covid-19.
Lao động tự do – chờ việc hoặc cầm cự để qua ngày
Ở một góc khuất cuối phố Hàng Đào, chị Phùng Thị Mơ, bán bún đậu chia sẻ: 25 năm gánh hàng bán khắp các con phố nhưng chưa bao giờ chị thấy buôn bán ế ẩm như bây giờ. Dịch Covid-19 khiến nhiều người lao động mất việc, người dân cũng chi tiêu dè dặt hơn.
Gương mặt tỏ rõ sự mệt mỏi, chị Phùng Thị Mơ cho biết: “Tôi chỉ bán cho nhân viên các cửa hàng, trước các cửa hàng ở đây 5 nhân viên, bây giờ chỉ 1-2 nhân viên. Mà thường có 3 người là họ tự nấu cơm rồi. Nhiều người cứ bảo mình bán được vài cân bún bõ gì, nhưng lãi ít cũng phải bán, không có lấy gì mà ăn. Hôm kia đi còn đủ ăn thôi. Thừa 20 cái đậu mang về sốt cà chua, cắm cơm gia đình ăn”.
Còn chị Kiều Thị Hiệp quê ở huyện Hoài Đức, Hà Nội, đang thuê trọ ở Xa La, Hà Đông chia sẻ, hàng ngày dậy sớm, chạy xe hơn 10 cây số lên phố Hàng Ngang để bán hàng. Gánh hàng của chị là ngô, khoai, sắn và lạc luộc, mỗi thứ một chút. Nhiều hôm ế hàng, tiền chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng không thể về quê bởi về quê không có việc, lấy gì nuôi con? Mặc dù, thu nhập giảm đến hơn một nửa, nhưng được đồng nào hay đồng ấy.
“Chồng tôi chạy xe ôm giờ này nhưng ít khách lắm. Tôi vẫn đi chợ, khi nào nhà nước bảo nghỉ thì nghỉ thôi. Nhưng giờ ở nhà không có tiền tiêu, không có đồng ra đồng vào mà chi nhiều khoản. Nói chung chi phí hà tiện, hạn chế tiêu pha. Một tháng còn phải để ra 3-4 triệu gửi về quê cho con”, chị Đông nói.
Không chỉ hàng rong, những lao động tự do làm nghề bốc vác, chở hàng thuê ở nhiều tỉnh xa về Hà Nội cũng lao đao vì ít việc. Chợ Đồng Xuân vắng khách, hàng chục người làm nghề bốc vác thuê cũng đã phải chuyển sang làm nguoi vận chuyển hàng vặt hay không tìm được việc gì khác.. Tại các khu vực như cầu Mai Động, cuối đường Trần Khánh Dư…không khó để tìm thấy hàng chục người lao động ngồi chờ việc.
Video đang HOT
Anh Trần Hướng, quê ở Thanh Hóa, hơn 15 năm làm nghề cửu vạn tại Hà Nội cho biết: ngày nắng cũng như ngày mưa, anh cùng một số người khác dậy từ 6 giờ sáng đứng ở ngã tư Phùng Khoang giao với Lê Văn Lương chờ người đến thuê làm việc. Đi làm từ tết chỉ đủ nuôi thân, buồn lắm nhưng vẫn phải cố.
“Anh em bốc vác dạo này ít khách gọi lắm, công việc không có. Ngày kiếm được 300.000-400.000, nhưng cũng có ngày không có người thuê. Phải lên đây đi làm kiếm sống chứ về quê, ruộng bán cho khu công nghiệp rồi. Tôi cũng lo dịch chứ nhưng không đi làm lấy gì mà tiêu, không có tiền sinh hoạt”, anh Hướng buồn rầu nói.
Những lao động tự do như chị Hiệp, chị Mơ, anh Hướng chỉ là 3 trong số hàng nghìn người đang cố cầm cự, mưu sinh trên những con phố của Hà Nội. Mặc dù dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao thì gánh nặng mưu sinh đối với họ càng thêm nặng nề.
Người dân chi tiêu tiết kiệm hơn
Theo nghiên cứu của Mạng lưới Hành động vì Lao động Di cư (M.net) trong tháng 4 vừa qua, hơn 50% lao động di cư ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhất là nhóm lao động phi chính thức ở cơ sở dịch vụ, du lịch, nhóm bán hàng rong. Trong đó, gần 40% người lao động tự do bị mất 100% thu nhập, 12% người lao động mất 75% thu nhập.
Lao động tự do mất gần như toàn bộ thu nhập vì dịch Covid-19.
Đặc biệt, nhóm bán hàng rong, sau giãn cách xã hội, quay lại công việc hàng ngày thì bị giảm thu nhập bởi nhiều yếu tố như tâm lý và hành vi tiêu dùng của người dân thay đổi. Đa phần người dân chi tiêu tiết kiệm hơn, chuyển sang mua bán hàng online nhiều hơn… Do đó, thu nhập của nhóm lao động di cư phần lớn giảm từ 20-30%.
Bà Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe cộng đồng ánh sáng cho rằng: Nếu Chính phủ không có biện pháp, chiến lược quyết liệt từ bây giờ thì thời gian tới, lực lượng lao động tự do, nhóm lao động yếu thế sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn nữa.
Theo bà Giang, có 3 nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ, giúp nhóm lao động tự do, lao động yếu thế vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. “Giải pháp mang tính khẩn cấp tạm thời mà hiệu quả. Thời gian qua hành động của Chính phủ ban hành gói hỗ trợ kịp thời. Thứ 2 giải pháp mang tính lâu bền hơn, là phát triển kinh tế xã hội. Bởi nhóm lao động phi chính thức bị ảnh hưởng lớn, khi mọi khía cạnh của nền kinh tế đi xuống, nhu cầu của người dân giảm xuống, bởi chủ yếu họ cung cấp dịch vụ thông thường, đơn giản của người dân, tay nghề thấp, nền kinh tế phục hồi họ mới có cơ hội cung cấp được”, bà Giang phân tích.
“Giải pháp tạo nên việc làm bền vững, cơ hội việc làm bền vững cho nhóm này như: nâng cao kỹ năng tay nghề của họ, khai thác tiềm lực của địa phương như thế nào. nhóm giải pháp này mang tính cốt lõi để chúng ta đứng trước mọi biến động. Đó là tạo ra được thị trường lao động bền vững”, bà Giang nhấn mạnh.
Một tin vui đối với người lao động, đó là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đề xuất Chính phủ thực hiện gói hỗ trợ lần 2 cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với số đối tượng được mở rộng hơn lần 1 bao gồm cả lao động tự do mất việc làm với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng, thời gian áp dụng từ tháng 9 đến tháng 12/2020.
Theo các chuyên gia, bên cạnh những gói hỗ trợ khẩn cấp, Chính phủ cần có những giải pháp bền vững để người lao động, nhất là lao động khu vực phi chính thức, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất không bị rơi vào trạng thái “cùng cực”, để không người dân nào bị bỏ lại phía sau”.
Đảm bảo an toàn lao động theo hướng chuyên môn hóa trong khai thác khoáng sản
Những năm gần đây, trình trạng sử dụng vật liệu nổ gia tăng trong các ngành khai thác khoáng sản, xây dựng, thủy lợi, giao thông... đã đặt ra yêu cầu về sự chuyên nghiệp trong quản lý, vận hành để đảm bảo an toàn lao động, hạn chế những vụ tai nạn đáng tiếc.
Vẫn còn những đơn vị làm tắt quy trình an toàn lao động
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), tai nạn trong khai thác đá đang chiếm gần 20% tổng số vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng, trong đó các sự cố, tai nạn do khâu nổ mìn trên mỏ đang gây những thiệt hại lớn.
Điển hình như vụ sập mỏ đá Lèn Cờ, tỉnh Nghệ An vào năm 2011 đã khiến 18 người chết, 7 người bị thương. Thay vì khai thác bóc tách đá theo quy trình từ trên núi xuống thì chủ công trình lại cho công nhân khoét phía dưới khiến mỏ sập. Việc cẩu thả, sai quy trình trong khai thác đá đã gây tai nạn lao động thương tâm.
Thực hiện nghiêm ngặt việc sử dụng vật liệu nổ một cách an toàn. Ảnh: CTV
Gần đây nhất ngày 1/6/2020, tại khu vực khai thác mỏ đá của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư thương mại và dịch vụ Hoàng Anh (thuộc xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 3 người chết. Theo kết quả điều tra ban đầu, trong quá trình rải dây để đấu nối mạng nổ mìn phá đá tại công trường, mưa dông kèm theo sét đánh bất ngờ xảy ra, khiến mìn phát nổ, làm khối lượng lớn đá sạt xuống gây chết người.
Theo ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH), để tiến hành khai thác một mỏ đá có nhiều đơn vị cấp phép. Đơn cử như mỏ lộ thiên là do ngành tài nguyên môi trường cấp, ngành xây dựng phê duyệt quản lý về thiết kế; cấp vật liệu nổ công nghiệp thuộc ngành công thương quản lý. Còn ngành lao động tham gia thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Thực tế, tai nạn lao động thường xảy ra do sự trục trặc của một trong các khâu của quá trình khai thác đá hoặc quá trình làm không đúng thiết kế. "Tuy nhiên, nhiều mỏ nhỏ lẻ ở các địa phương do diện tích hẹp, do đầu tư không bài bản, không có thiết kế cho nên chủ doanh nghiệp hay làm tắt, thường khoan nổ mìn những vách núi và đá lăn xuống. Bên cạnh đó, trong quá trình dùng vật liệu nổ công nghiệp, việc sử dụng công nhân không lành nghề, không được đào tạo bài bản, thao tác không đúng quy chuẩn sẽ xảy ra rất nhiều yếu tố mất an toàn lao động", ông Hà Tất Thắng cho biết.
Ông Hà Tất Thắng cũng đánh giá: "Việc khai thác các mỏ đá tại các địa phương do doanh nghiệp nhỏ đầu tư nên thường khai thác không đầy đủ theo các thiết kế, lao động không được đào tạo bài bản, quá trình làm thì lại bớt xén quy trình dẫn đến xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động (TNLĐ). Hiện quy định của pháp luật về ATLĐ tương đối rõ, song quá trình thực thi tại địa phương chưa nghiêm. Bộ LĐTB&XH đã có nhiều chỉ đạo chấn chỉnh về mặt ATLĐ nhưng để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều ngành và chính quyền cơ sở".
Hướng tới chuyên nghiệp
Ngày 23/8, Truyền hình Thông tấn (TTXVN) tổ chức tọa đàm trực tuyến "Mô hình kinh tế chia sẻ trong hoạt động cung ứng dụng vật liệu nổ công nghiệp" với sự tham gia của chuyên gia, doanh nghiệp và nhà quản lý cũng như các địa phương.
Ông Trần Văn Lượng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết: Việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) hiện nay rất đa dạng. Nhiều đơn vị, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhưng việc kiểm tra, giám sát các đối tượng sử dụng còn hạn chế ở một số địa phương dẫn đến những vụ việc đáng tiếc. Các doanh nghiệp nhỏ sử dụng VLNCN bỏ qua nhiều quy trình, quy định an toàn, dẫn đến mất an toàn. Nguyên nhân do y thức tuân thủ quy định pháp luật của doanh nghiệp chưa cao và chưa quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn lao động.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ không có điều kiện đầu tư, khiến kỹ thuật và phương pháp khai thác mỏ lạc hậu, chưa đảm bảo an toàn. Công tác huấn luyện an toàn lao động khi sử dụng VLNCN những lúc trời bất trợt mưa dông, sét thường bị bỏ ngỏ, người lao động làm theo kinh nghiệm,...
Từ góc độ doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ, ông Nguyễn Văn Sáng, Tổng Giám đốc của Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ cho biết: Đơn vị đã triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn lao động nghiêm ngặt. Đơn vị xây dựng mạng lưới cung ứng và dịch vụ nổ mìn theo vùng, khu vực trên toàn quốc theo hướng chuyên môn hoá. Quy trình an toàn lao động được đơn vị áp dụng nghiêm ngặt từ đào tạo, huấn luyện, sử dụng công nghệ tiên tiến và sản xuất thuốc nổ với tính năng an toàn cao và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, đơn vị đẩy mạnh triển khai cơ giới hóa trong thi công nạp mìn để giảm số người lao động tham gia nạp nổ mìn, nâng cao mức độ bảo đảm an toàn, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; Xây dựng, triển khai hệ thống quản lý an toàn, sức khoẻ, môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, 45001...
Từ các ý kiến tại tọa đàm, các nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý VLNCN thống nhất: Để đảm bảo an toàn lao động, đã đến lúc chuyên môn hóa các khâu kỹ thuật từ cung ứng và dịch vụ nổ mìn theo từng vùng theo hướng môn hóa.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình khai thác mỏ thì sớm hoàn thiện các quy định pháp luật chuyên ngành, đảm bảo chặt chẽ phù hợp với thực tế; Kiểm soát, quản lý chặt chẽ hồ sơ đề nghị cấp phép, kết hợp với kiểm tra thực địa bảo đảm mức độ an toàn lao động phù hợp trước khi cấp giấy phép.
"Đối với việc thanh tra, cơ quan quản lý không nên hậu kiểm mà phải thực hiện tiền kiểm ngay từ khi cấp phép cho doanh nghiệp có sử dụng vật liệu nổ. Việc thực hiện quy trình, huấn luyện đảm bảo an toàn lao động phải thực hiện nghiêm tại các đơn vị", ông Bùi Sỹ Lợi khẳng định.
Ông Hà Tất Thắng cũng cho rằng: "Do lực lượng thanh tra về an toàn lao động mỏng nên chúng tôi chỉ làm điểm để từ đó địa phương tăng cường quản lý. Tuy nhiên, trong quản lý thì khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đơn vị sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp trong nổ mìn sẽ hiệu quả và đảm bảo an toàn lao động".
Do đó, các mô hình cung ứng, sử dụng VLNCN chuyên nghiệp, khép kín từ khâu thiết kế khai thác mỏ, đánh giá tác động nổ mìn, đánh giá tác động môi trường mỏ cần được nhân rộng để góp phần giảm nguy cơ mất an toàn lao động; đảm bảo an ninh, an toàn trật tự xã hội.
Tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất cho doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch COVID-19 đến hết năm 2020 Trước diễn biến mới của dịch COVID-19, Bộ LĐTB&XH đã thống nhất với đề xuất của BHXH Việt Nam về việc tiếp tục thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19. BHXH Việt Nam cho biết, được sự nhất trí của Bộ Lao động - Thương binh...