Lao động tự do hưởng lợi gì khi tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Lao động tự do làm thế nào để được nhận lương hưu? Lao động tự do tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH tự nguyện) thì được hưởng quyền lợi như thế nào? Phó giám đốc BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ chia sẻ với bạn đọc về những vấn đề trên.
Nhiều quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện
Ông Đặng Hồng Tuấn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn nhưng không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Người tham gia BHXH tự nguyện khi về già được cấp thẻ BHYT và sẽ được hưởng chi phí KCB ở mức cao hơn so người tham gia BHYT hộ gia đình.
Người tham gia BHXH tự nguyện có thể đóng theo phương thức: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần, hoặc đóng 1 lần cho nhiều năm về sau (không quá 5 năm 1 lần). Trường hợp NLĐ đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu, nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng một lần cho đủ 20 năm và được hưởng chế độ hưu trí ngay sau tháng đóng đủ.
Đáng chú ý, từ ngày 1/1/2018, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ 30%, 25%, 10% lần lượt cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng khác trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
Video đang HOT
Khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ tuổi (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi), người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Mức lương hưu tính theo tỷ lệ hưởng và mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Trường hợp nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ % hưởng lương hưu được tính, lao động nữ, đủ 15 năm đóng BHXH tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 45%, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 2%, tối đa không quá 75%; lao động nam thì tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Bên cạnh đó, khi nghỉ hưu, người tham gia BHXH tự nguyện được cấp thẻ BHYT với mức hưởng 95% chi phí KCB, cao hơn mức hưởng khi tham gia BHYT hộ gia đình (80%).
Trường hợp người tham gia không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí có thể hưởng chế độ BHXH 1 lần. Người đang đóng BHXH tự nguyện hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần được tính như BHXH một lần…
Yên tâm khi về già vì có lương hưu
Anh Nguyễn Văn Thủy (TP.Vũng Tàu) đã biết và tham gia BHXH tự nguyện từ năm 2013 đến nay. Anh Thủy cho biết, anh làm nghề tự do, thu nhập mỗi tháng khoảng 11 triệu đồng nên anh đóng BHXH tự nguyện với mức 1,8 triệu đồng/tháng.”Tôi còn trẻ, công việc ổn định, nên tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện từ bây giờ để khi về già có hưu trí.
Tôi tự lo cho cuộc sống của mình mà không phải làm gánh nặng cho con”, anh Thủy chia sẻ. Đầu năm 2017, bà Ngô Thị Bích Thủy ( trú tại xã An Ngãi, huyện Long Điền) đã đến tuổi nghỉ hưu. Do mới đóng BHXH được 18 năm 4 tháng nên bà Thủy chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.
Khi đó, bà Thủy tính nhận chế độ BHXH một lần nhưng nhờ được nhân viên của BHXH huyện Long Điền tư vấn về BHXH tự nguyện, nhận thấy tham gia BHXH tự nguyện bà có thể tận dụng số năm đã đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu nên bà Thủy đã thay đổi quyết định. Ngay sau đó, bà Thủy đã đóng một lần cho 20 tháng để đủ 20 năm tham gia BHXH và đủ điều kiện nhận lương hưu.
Tính đến nay, bà Thủy đã nhận lương hưu được hơn 2 năm.”Tôi thấy về già, có khoản tiền lương hàng tháng, dù cao hay thấp cũng rất yên tâm”, bà Thủy nói. Tính đến cuối tháng 5/2019, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có hơn 2.700 người tham gia BHXH tự nguyện. BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, trong thời gian tới, BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục mở rộng hệ thống Đại lý thu BHXH.
Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ Đại lý thu cùng các cơ quan phối hợp các kỹ năng tuyên truyền, tư vấn chính sách, thuyết phục, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, đẩy mạnh triển khai hình thức tổ chức hội nghị tuyên truyền, đối thoại, tư vấn trực tiếp chính sách BHXH tự nguyện tại cơ sở đến cán bộ, hội viên, người dân các khu phố, thôn, ấp.
Minh Anh
Theo PL
"Tay không" hái sấu đừng đùa giỡn với tính mạng
Những ngày này, trên nhiều tuyến phố của Thủ đô Hà Nội xuất hiện không ít hình ảnh người lao động leo trèo trên các cây sấu cổ thụ trồng hai bên đường để thu hoạch sấu nhưng không có dụng cụ bảo hộ.
Chứng kiến hình ảnh này, nhiều người đã bày tỏ lo lắng về mức độ an toàn của công việc này.
Nhiều người leo trèo hái sấu nhưng không trang bị đồ bảo hộ (Ảnh Mai Bảo)
Những cây sấu cổ thụ trồng trên các tuyến phố như Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng... đang sai trĩu quả. Nhiều người lao động tự do tranh thủ những ngày này để leo trèo hái sấu, bán cho khách, kiếm thêm thu nhập. Điều đáng nói, không ít người leo trèo trên các cây sấu cổ thụ cao hàng chục mét nhưng không sử dụng các dụng cụ bảo hộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn và tai nạn đối với người lao động.
Chứng kiến nhiều người leo trèo trên các cây sấu cổ thụ trên tuyến phố Trần Hưng Đạo để hái sấu nhưng không có dụng cụ bảo hộ, anh Hoàng Minh Thái (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bày tỏ sự lo lắng: "Độ cao trung bình từ mặt đất lên tới những cành có sấu cùng phải gần chục mét. Trong khi đó, nhiều người cứ "tay không" trèo lên hái sấu rất nguy hiểm. Chưa kể, trong quá trình leo trèo ra các cành xa, không may gặp sự cố như chuột rút, căng cơ hay cành cây bị mục, gẫy thì không biết hậu quả sẽ như thế nào."
"Công việc hái sấu này giúp không ít người tăng thêm thu nhập nhưng nếu cứ liều mạng, "tay không" leo trèo thì quá nguy hiểm. Nếu có sự cố xảy ra thì liệu số tiền thu được có bù đắp được những tổn hại về sức khỏe hay không? Mong rằng, những người đang mưu sinh bằng nghề hái sấu hãy tự ý thức đảm bảo an toàn cho bản thân bằng cách sử dụng đồ bảo hộ lao động khi leo trèo hái sấu" - anh Thái bày tỏ.
Nhiều người đang làm công việc hái sấu cũng chia sẻ, mặc dù biết mức độ nguy hiểm của công việc tương đối cao nhưng đổi lại thu nhập từ việc hái sấu lên đến cả triệu đồng trong một ngày. Anh Nguyễn Văn Nam (quê Thái Nguyên) chia sẻ: "Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa này là tôi lại tạm gác công việc đánh giày thường ngày để đi hái sấu. Công việc nào cũng vất vả cả, đặc biệt là nghề hái sấu này lại hết sức nguy hiểm khi phải leo trèo lên thân cây vừa lớn vừa cao. Nhưng đổi lại tôi kiếm được tiền triệu mỗi ngày, đó là khoản tiền lớn đối với những người lao động tự do như chúng tôi."
"Nhiều khách hàng và cả những người chứng kiến chúng tôi leo trèo đều nhắc nhở phải cẩn thận và khuyên dùng đồ bảo hộ. Nhưng sắm đồ bảo hộ vừa tốn kém lại làm mất thời gian khi leo trèo nên chúng tôi ngại sử dụng. Khi leo trèo, chúng tôi cũng bảo nhau phải cẩn thận, tránh những cành nhỏ, cành bị mục, có nguy cơ gẫy cao để giảm rủi ro cho bản thân" - anh Nam chia sẻ.
Thiết nghĩ, hiệu quả công việc và nguồn thu nhập cần được đặt lên hàng đầu nhưng với những công việc có mức độ nguy hiểm cao thì điều quan trọng nhất là phải đảm bảo an toàn cho bản thân, cần trang bị bảo hộ lao động trong quá trình làm việc để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Mạnh Quân
Theo laodongthudo
Số người tử vong do tai nạn lao động chưa thống nhất Nếu theo thống kê từ ngành y tế và cơ quan thống kê sinh - tử tại địa phương thì số người tử vong vì TNLĐ là hơn 2.000 người chứ không phải 1.000 người như các địa phương báo cáo mà Sở LĐTBXH các tỉnh gửi lên. Tai nạn lao động vẫn nghiêm trọng Ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục...