Lao động, sinh viên ngóng gói hỗ trợ 500.000 đồng
Chỉ trong hai ngày, một tổ dân phố ở quận Nam Từ Liêm nhận được gần 1.000 đơn đăng ký hưởng chính sách hỗ trợ 500.000 đồng của thành phố.
Chiều 13/9, nhiều người dân ở tổ dân phố 1, phường Phú Đô ( quận Nam Từ Liêm ) đổ về nhà văn hóa khu phố nộp đơn đăng ký.
Theo quyết định của Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, sinh viên khó khăn, lao động mất việc, dừng việc chưa đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68 hoặc nhóm đặc thù của thành phố sẽ nhận được 500.000 đồng. Chính sách không phân biệt người có hộ khẩu hay chưa làm đăng ký tạm trú. Đây được coi là thêm lưới an sinh để không bỏ sót người khó khăn, nhất là nhóm lao động tự do mất việc.
Trong số những người nộp đơn sớm nhất, anh Bùi Văn Minh cẩn thận điền đủ thông tin vào tờ giấy A4 trước khi rời khỏi sân nhà văn hóa.
Minh quê Thái Bình, học hết lớp 9 rồi lên Hà Nội học nghề sơn xe máy cũ trong các cửa hàng. Tháng đều việc, anh kiếm được 5 – 6 triệu đồng, đủ ăn. Cứ ba tháng một lần, Minh dồn tiền gửi về quê chăm cha khuyết tật và người mẹ đã ngoài 60 tuổi. Cũng như hàng triệu lao động tự do ở thủ đô, Minh không thể đi làm, không còn thu nhập từ sáng 24/7, khi Hà Nội cách ly xã hội.
Thực tế từ trước đó, công việc ở tiệm sửa xe đã không đều và thu nhập của Minh bị sụt giảm. Song vì quen tích cóp, cậu để dành vài triệu bạc phòng thân, tính hai tuần hết cách ly xã hội sẽ quay lại ngay với công việc. Nhưng điều Minh không ngờ tới, là Hà Nội “gia hạn” Chỉ thị 16 tới ba lần, kéo dài tổng cộng gần hai tháng.
Cuối tháng trước, Minh bị sốt xuất huyết, nôn ra máu phải nhập viện. Cậu vét 3 triệu đồng tiết kiệm để trả tiền xét nghiệm Covid-19, thuê xe cấp cứu, tiền thuốc men…, và vay thêm người bạn một khoản để mua thức ăn, cầm cự qua ngày. Minh chỉ ra ngoài một lần để nhận gạo hỗ trợ từ tổ dân phố, còn lại hết sức tránh nơi đông người, sợ lây nhiễm. Hai tháng tiền phòng, tổng cộng 1,6 triệu chưa tính điện nước, cậu vẫn khất chưa đóng, cũng may chủ nhà chưa đòi.
“Nếu được hỗ trợ 500.000 đồng, tôi cầm cự thêm khoảng một tuần, chờ hết giãn cách rồi đi làm lại, kiếm tiền trả nhà trọ, trả nợ”, Minh tính. Hôm nghe tivi nói có gói hỗ trợ 1,5 triệu đồng với lao động tự do, anh cũng thử đăng ký, nhưng không có đăng ký tạm trú và qua quá trình xét duyệt hồ sơ phức tạp nên từ bỏ ý định.
Bùi Văn Minh, lao động tự do đã dừng việc gần hai tháng nay. Ảnh: Phạm Chiểu
Cũng thuê nhà trọ ở tổ dân phố 1, phường Phú Đô, cuộc sống hơn 50 ngày ở yên trong nhà của hai cô sinh viên Đinh Thị Huế, Đinh Thị Thùy Linh chưa đến mức thiếu đói. Cả hai quê Ninh Bình, cùng trường cao đẳng và đều kẹt lại Hà Nội từ cuối tháng 7. Khi dịch bùng phát, Huế đã xin nghỉ bán hàng trong siêu thị với thu nhập hơn 4 triệu mỗi tháng, vì sợ tiếp xúc nhiều dễ lây nhiễm. Cô gái 20 tuổi sau một thời gian dài tự túc tiền trọ học, đã phải gọi về quê xin bố mẹ tiếp tế.
Gần hai tháng qua, họ hạn chế ra ngoài, nhường nhu yếu phẩm được hỗ trợ cho người cần thiết hơn khi vẫn tạm đủ đồ ăn. Nhưng tiền phòng hơn 2 triệu đồng sau khi đã được giảm bớt vẫn là một khoản lớn. Nhận tin nhắn của chủ nhà thông báo có chính sách hỗ trợ 500.000 đồng, Huế rủ bạn làm đơn đăng ký ngay. Cả hai hy vọng có thể trả được một nửa tiền trọ một tháng, hoặc mua thêm thức ăn, cầm cự đến 21/9.
Ông Nguyễn Hữu Thái, Tổ trưởng dân phố 1, phường Phú Đô và ông Nguyễn Văn Phương, Tổ phó , ôm hai xấp đơn, kê ghế ngồi ở góc sân nhà văn hóa. Tập đơn in sẵn ở phường, có đóng dấu đỏ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Ông Thái chọn nhận đơn lúc 14h ngày 13/9, cùng thời điểm phường tổ chức lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, để người lao động chưa biết có thể kê khai thông tin, tránh “lọt lưới an sinh”.
Sau hơn một tiếng, xấp đơn đăng ký nhận 500.000 đồng trên tay ông Thái dày thêm, còn chồng đơn trắng trên tay ông Phương đã vơi đi quá nửa.
Sinh viên, người lao động thuê trọ ở Tổ dân phố 1, phường Phú Đô nhận đơn đăng ký hỗ trợ 500.000 đồng, chiều 13/9. Ảnh: Phạm Chiểu
Phú Đô nổi tiếng với nghề làm bún cũng là nơi có mật độ dân số dày đặc, nhiều khu trọ của sinh viên, người lao động tự do buôn bán. Ông Thái quản lý tổ dân phố khoảng 3.000 nhân khẩu và hơn 1.000 trong đó là người thuê trọ.
Ngay sau khi có công văn từ Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, ông thông báo trên các nhóm của tổ dân phố để người lao động biết và các chủ trọ báo tin cho khách thuê. Hai ngày qua, Tổ dân phố 1 nhận được gần 1.000 đơn đăng ký, xấp xỉ số người thuê trọ trên địa bàn. Hơn 600 đơn trong đó là lao động tự do, 200 sinh viên các trường bị kẹt lại.
Tay liên tục nhận hồ sơ hỗ trợ lẫn bổ sung danh sách đăng ký tiêm vaccine, ông Thái khàn giọng khi nhắc người dân đứng xa để giữ khoảng cách. Qua lớp khẩu trang, ông cố gắng nói to, giải thích cho người dân một số thắc mắc về hỗ trợ.
Ông Thái cho rằng, số tiền 500.000 đồng có thể không lớn, nhưng khoản này sẽ đến tay được nhiều người hơn. Bởi chính sách không yêu cầu tạm trú – thủ tục mà nhiều lao động tự do không đáp ứng được. Tổ trưởng dân phố dẫn chứng thêm, với chính sách hỗ trợ lao động tự do của Nghị quyết 68 (gói 26.000 tỷ đồng), Tổ dân phố 1 mới có 50 hồ sơ được duyệt trong số 100 hồ sơ nộp lên. Quy định yêu cầu lao động phải có đăng ký tạm trú, nên diện được hỗ trợ sẽ bị thu hẹp lại.
Ông Thái tiếp nhận hàng trăm đơn đăng ký nhận hỗ trợ chỉ sau khoảng một giờ đồng hồ, chiều 13/9. Ảnh: Phạm Chiểu
Chiều cùng ngày, trong lán trọ ở phường Phú La, (quận Hà Đông), anh Nguyễn Việt Dũng, Trưởng ban an toàn thi công một dự án xây dựng, cũng vừa hướng dẫn cho công nhân làm đơn đăng ký hỗ trợ. Sau cánh cổng tôn đóng kín, gần 200 lao động công trình phải dừng việc ngót hai tháng nay. Họ phần lớn là trai tráng đến từ một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Vài gia đình trong đó có trẻ nhỏ, người già.
Nhờ sự kết nối của chính quyền, mỗi ngày lán nhận được 200 suất cơm trong hai tuần cách ly xã hội đầu tiên. Những ngày sau đó, quản lý công trường mỗi người góp một ít cho tiền mua thịt, rau; các đoàn thể hỗ trợ thêm nhu yếu phẩm như gạo, mì cho công nhân. Song duy trì ăn uống, sinh hoạt những ngày không kiếm ra tiền, theo anh Dũng là một áp lực lớn, khi các nguồn “tiếp tế” đều đã gần cạn và cũng không thể xin mãi. Công nhân phần lớn cũng là thanh niên sức dài vai rộng, chỉ mong được đi làm chứ không muốn nhận hỗ trợ mãi, song không còn cách nào khác khi Chỉ thị 16 kéo dài.
“Chỉ mong lần này anh em được hỗ trợ, có thêm đồng ra đồng vào mua thức ăn, chờ đến ngày thành phố nới lỏng giãn cách để trở lại đi làm”, anh nói.
Tại quận Hà Đông, đến sáng 14/9, phường Phú La xét duyệt được hơn 180 đơn đăng ký hỗ trợ, chuyển lên Mặt trận Tổ quốc quận. Ông Đặng Ngọc Hoan, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Phú La, cho biết 12 tổ dân phố nhận được hàng trăm đơn, song không phải hỗ trợ toàn bộ mà sẽ qua xét duyệt của phường. Quá trình xét duyệt có sự xác minh của tổ dân phố, cảnh sát khu vực. Hồ sơ xong đến đâu, phường chuyển luôn lên quận từng ngày theo hình thức cuốn chiếu để tiền nhanh đến tay người dân.
“Một số hồ sơ bị loại do thiếu, sai hoặc thông tin mù mờ. Những đơn này chúng tôi trả về tổ dân phố, yêu cầu bổ sung thông tin, nêu hoàn cảnh khó khăn cụ thể”, ông Hoan nói.
Đợt này, các đơn đăng ký chủ yếu là thợ xây công trình, thợ hàn, thợ làm thạch cao, sinh viên thuê trọ. Phường ưu tiên xét duyệt nhóm này vì họ gặp nhiều khó khăn sau gần hai tháng giãn cách xã hội.
Ông Hoan nói thêm, dù thành phố đề nghị trong ngày 14/9 rà soát xong để chuyển hồ sơ lên, song phường vẫn tiếp nhận đơn đăng ký của người lao động đến hết 20/9, trước thời điểm thành phố dự kiến kết thúc cách ly xã hội. Theo ông, các tổ dân phố dù cố gắng tiếp nhận đăng ký hỗ trợ, song đều quá tải vì nhiều việc, từ tiêm vaccine, test Covid-19, trực chốt chống dịch. Cấp cơ sở đều mong muốn thành phố nới lỏng thời gian tiếp nhận hồ sơ để tổ dân phố rà soát thêm, người lao động cũng có đủ thời gian đăng ký nhận trợ cấp.
Chính sách hỗ trợ 500.000 đồng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội dành cho lao động bị dừng việc, mất việc làm trong thời gian Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16, tính từ ngày 24/7 đến hết giãn cách xã hội; sinh viên thuê trọ khó khăn; người nước ngoài có nhu cầu được hỗ trợ.
Các nhóm trên liên hệ tổ trưởng dân phố hoặc làm đơn theo mẫu, có đóng dấu của Ủy ban MTTQ xã, phường. Cấp này tổng hợp rồi gửi lên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, thị xã trong ngày 14/9. Mặt trận cấp thành phố căn cứ đề nghị để chuyển kinh phí về. Nguồn hỗ trợ trích từ Quỹ phòng chống Covid-19 của Hà Nội.
Yêu cầu gì khi sinh viên trở lại trường học tập trung?
Nhiều trường ĐH tại TP.HCM dự kiến cho sinh viên trở lại trường học tập trung vào đầu tháng 3. Các trường có yêu cầu gì với sinh viên, đặc biệt là những người đến từ các vùng có dịch?
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trở lại trường từ ngày 1.3 - ẢNH: HÀ ÁNH
Hôm qua 24.2, sau khi UBND TP.HCM ban hành quyết định cho HS thành phố đi học lại từ ngày 1.3, một số trường ĐH cũng có thông báo tương tự.
Sáng 25.2: không có ca mắc Covid-19, hơn 1.800 bệnh nhân được chữa khỏi
Đeo khẩu trang trong suốt thời gian tại trường
Ngay chiều qua, Trường ĐH Tài chính - Marketing có thông báo tổ chức đào tạo tập trung tại trường đối với học kỳ đầu năm 2021 từ ngày 1.3 theo thời khóa biểu đã công bố. Tương tự, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng có thông báo học tập trung trở lại từ ngày 1.3.
Để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch, Trường ĐH Tài chính - Marketing yêu cầu sinh viên (SV) trước và sau khi đến trường, tại nơi cư trú và KTX phải thường xuyên vệ sinh cá nhân (miệng, họng) bằng dung dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Bên cạnh đó, thực hiện chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể thao hợp lý, hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã. SV phải đeo khẩu trang bắt buộc trong suốt thời gian tại trường, giữ khoảng cách hợp lý giữa các chỗ ngồi và hạn chế trao đổi riêng trong lớp học.
Đồng thời tăng cường các biện pháp thông khí tại các lớp học như mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt và hạn chế sử dụng điều hòa, thực hiện che mũi, miệng khi ho, hắt hơi. Thường xuyên rửa tay với nước sạch và dung dịch sát khuẩn, đặc biệt trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau giờ nghỉ giải lao, sau giờ đi vệ sinh...
Trường ĐH Kinh tế - Luật dự kiến cho SV trở lại trường học tập trung vào ngày 8.3. Thạc sĩ Nguyễn Hải Trường An, Giám đốc Trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh trường này, cho biết SV đến từ những vùng có dịch được yêu cầu khai báo y tế trước ngày trở lại trường. Vào giữa tuần sau, trường sẽ đề xuất các phương án phù hợp theo điều kiện cụ thể cho các SV này.
Covid-19 dần ổn, học sinh TP.HCM đi học trở lại vào ngày 1.3
Bắt đầu từ ngày 1.3, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cũng đón người học đến học tập và thi cử. Theo thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin - truyền thông, toàn bộ cán bộ và người học khi đến trường và KTX 135B đều phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch gồm: đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập, khoảng cách an toàn, khai báo y tế và kích hoạt lại Bluezone. Những người đến từ các vùng dịch do Bộ Y tế công bố trong vòng 2 tuần phải khai báo y tế và thông báo cho trường.
Một số trường ĐH khác thông báo SV trở lại trường vào các mốc khác nhau trong tháng 3. Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM từ ngày 8.3, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM dự kiến vào ngày 15.3...
Camera quét thân nhiệt, khai báo y tế từng ngày
Ngày 1.3, SV nhiều trường ĐH bắt đầu quay trở lại trường. KTX ĐH Quốc gia TP.HCM hiện nay có khoảng 37.500 SV ở nội trú. Trong những ngày tới, khi SV nội trú quay lại KTX, nơi này phải lên phương án phòng dịch Covid-19 hết sức chặt chẽ.
Theo ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý KTX ĐH Quốc gia TP.HCM, trước đây dự kiến SV nội trú quay lại KTX chỉ cần khai báo y tế một lần. Tuy nhiên, theo thông báo gần đây của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, Ban quản lý đang tính đến phương án tất cả SV sẽ phải khai báo y tế từng ngày. SV sẽ khai báo y tế online trên mẫu riêng của KTX để Ban quản lý có thể nắm rõ hằng ngày SV có đi đến khu vực phát sinh người nhiễm Covid-19 (nếu có) hay không.
Ông Tuân cũng cho biết hiện nay Ban quản lý đã tiến hành khử khuẩn, dọn dẹp tất cả các khu vực công cộng trong KTX để đón SV quay trở lại. Nước rửa tay cũng đã chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, vì số lượng SV đông, Ban quản lý sẽ mua 2 camera quét thân nhiệt đặt tại 2 cổng vào của KTX.
Tin tổng hợp dịch Covid-19 ngày 24.2: Đã có vắc xin nhưng các ổ dịch vẫn nóng
Chuẩn bị sẵn phòng cách ly
Theo thạc sĩ Trần Tấn Phúc, Giám đốc Trung tâm dịch vụ KTX ĐH Bách khoa TP.HCM, tất cả SV quay trở lại KTX đều phải khai báo y tế ngay từ cổng để Ban quản lý nắm rõ các trường hợp có thể phát sinh.
"Việc khai báo y tế này là bắt buộc và Ban quản lý đã thông báo rộng rãi đến tất cả SV nội trú. Vì vậy, những SV lỡ đến những vùng dịch trong thời gian qua có khả năng sẽ xin phép ở nhà để tự cách ly 14 ngày chứ không đến KTX. Tuy nhiên, Ban quản lý vẫn luôn chuẩn bị sẵn phòng cách ly cho các tình huống", thạc sĩ Phúc cho biết.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho hay Ban quản lý KTX đã có thông báo sẽ không tiếp nhận SV trở lại ở nội trú cho đến ngày 28.2. Tất cả SV quay trở lại sau thời gian này sẽ phải khai báo y tế đầy đủ. "Ban quản lý cũng luôn có sẵn phòng cách ly để sử dụng nếu có trường hợp phát sinh", thạc sĩ Sáu cho biết.
Ban quản lý KTX Trường ĐH Y Dược TP.HCM cũng có thông báo sẽ tiếp nhận SV ở nội trú trở lại từ ngày 27.2. Tuy nhiên, Ban quản lý đề nghị SV thực hiện khai báo trên thiết bị điện thoại cá nhân.
Các trường học tại TPHCM sẵn sàng chuẩn bị cho học sinh đi học lại TPHCM cho phép học sinh, sinh viên và học viên các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp quay trở lại học từ ngày 1/3 do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên toàn địa bàn thành phố được kiểm soát tốt. Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10) trong tuần này đã tiến hành việc phun xịt, khử khuẩn, dọn vệ sinh...