Lao động nông thôn ở Yên Bái: Việc phụ tạo… thu nhập chính
Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, dựa trên nhu cầu khảo sát lao động để lựa chọn nghề phù hợp là cách làm hay, được thực hiện tại nhiều vùng thuộc tỉnh Yên Bái. Nhờ làm tốt điều này, những năm qua, tỷ lệ học sinh học nghề có việc làm ở địa phương này đã được cải thiện đáng kể.
Việc phụ tạo… thu nhập chính
Chị Đồng Thị Hoán (35 tuổi), thôn Trang Hạ 1, xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái từng được tham gia lớp dạy nghề mây tre đan ngắn hạn trong thời gian gần 3 tháng. Sau học nghề, chị cùng nhiều lao động trong thôn (LĐNT) có việc làm phụ trong lúc nông nhàn.
Một lớp học nghề mây tre đan ở xã Nghĩa An. Ảnh: Nguyệt Tạ
“Trong năm 2017 toàn tỉnh đào tạo được cho hơn 1.000 lao động hệ cao đăng, 1.800 lao động hệ trung cấp; gần 5.000 người được đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề toàn tỉnh đạt 51%. Năm 2018, tỉnh đề ra mục tiêu tuyển mới và đào tạo nghề cho 15.800 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề toàn tỉnh đạt 54%”.Theo Sở LĐTBXH tỉnh Yên Bái
“Nói là việc làm phụ nhưng nghề lại mang đến thu nhập chính cho gia đình. Giờ đây, 3 người trong gia đình đều làm giỏ mây tre đan. Mỗi tháng gia đình tôi cũng thu được khoảng 3,5 đến 4,2 triệu đồng nhờ gia công hàng cho công ty” – chị Hoán nói. Xã Nghĩa Lợi có diện tích nông nghiệp bị thu hồi nhiều nên được chọn là địa phương được đặc biệt quan tâm đến việc dạy nghề, chuyển nổi nghề cho nông dân. Hội Phụ nữ cùng các đơn vị khác đã khảo sát nhu cầu học nghề của các lao động để tìm hướng giải quyết việc làm cho lao động mất việc làm, thiếu việc làm.
Bà Hà Thị Vân – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nghĩa Lợi cho hay, cuối năm 2017, đã có hơn 50 học viên được học nghề. “So với lớp học nghề khác như chăn nuôi hay thêu thì lớp học mây tre đan khá hiệu quả vì sau học nghề học viên đều có việc làm. Nhiều lao động vừa học vừa làm sản phẩm bán cho doanh nghiệp” – bà Vân nói.
Bà Nguyễn Thị Bình – cán bộ đào tạo của Công ty cổ phần Xuất khẩu mây tre đan tỉnh Nam Định cho biết, sau khi triển khai đưa sản phẩm lên xã, thấy lao động rất hào hứng nên doanh nghiệp đã mở rộng dạy nghề cho nhiều nông dân. “Lao động thực hành khá nhanh, chỉ sau hai ngày cán bộ dạy là có thể làm ra một sản phẩm. Sau học nghề nhiều lao động đã gắn bó nhận gia công sản phẩm luôn cho công ty” – bà Bình nói. Thời gian tới, xã Nghĩa Lợi hướng tới việc hình thành làng nghề mây tre đan, đẩy mạnh đào tạo nghề, liên kết với doanh nghiệp trong việc đào tạo và tạo việc làm.
Học nấu ăn để làm du lịch cộng đồng
Video đang HOT
Mới đây, UBND xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) cũng phối hợp với Trung tâm Dạy nghề Hội Nông dân tỉnh tổ chức dạy nghề nấu ăn cho 30 LĐNT đang làm du lịch cộng đồng tại địa phương. Bà Phan Thị Trang – một học viên trong lớp học cho hay: “Mong muốn lớn nhất của gia đình lúc này là được tham gia phát triển du lịch cộng đồng. Chúng tôi đã được đi học một lớp liên quan tới làm du lịch cộng đồng nhưng lại chưa có nghiệp vụ nấu ăn, chính vì vậy mà lần này được địa phương giới thiệu tôi đã đăng ký theo học”.
Mặc dù mới khai giảng được 3 ngày, nhưng các chị em rất hào hứng tham gia. Hiện tại, các học viên sẽ được học 10 buổi về lựa chọn, bảo quản thực phẩm. Tiếp sau đó, học viên sẽ được thực hành chế biến, bày biện món ăn… Bà Lường Thị Hoàn – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nghĩa An cho biết, trong năm 2018 xã đã khảo sát nhu cầu học nghề trên 90 hội viên phụ nữ. “Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của địa phương, chúng tôi đã chọn ngành nấu ăn để dạy nghề cho chị em. Mong muốn chị em là sau học nghề có thể áp dụng vào phát triển du lịch cộng đồng” – chị Hoàn nói.
Ngoài ra, từ đầu năm 2018 xã còn triển khai được một số lớp học nghề ngắn hạn như trồng nấm rơm, làm mây tre đan, chăn nuôi cá nước ngọt. Sau học nghề, có hơn 80% lao động đã có việc làm mới hoặc làm việc cũ nhưng cho năng suất, chất lượng, thu nhập cao hơn trước.
Theo Danviet
Đào tạo một đằng, "kiếm cơm" một nẻo
Điều tra của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về việc chuyển tiếp từ trường học đến việc làm của thanh niên Việt Nam từ 15-29 tuổi cho thấy, việc làm của nhiều thanh niên chưa phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Nhiều chuyên gia cho rằng đây chính là nguyên nhân gây nên sự lãng phí, ảnh hưởng tới năng suất lao động.
Cung - cầu chưa gặp nhau
Nghiên cứu trên được thực hiện ở 53 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê thực hiện điều tra với sự hỗ trợ của ILO). Đợt đầu tiên được thực hiện trong năm 2012-2013 với mẫu khảo sát là hơn 2.700 thanh niên và đợt thứ hai trong năm 2015 với hơn 2.200 mẫu khảo sát.
Có tới gần 50% lao động không làm đúng chuyên ngành được đào tạo.
(Ảnh minh họa, chụp tại Công ty Tnhh Nippon Paint Việt Nam). Ảnh: M.N
Theo ILO, có tới hơn 97% số thanh niên được khảo sát đều đã từng đi học hoặc tham gia một chương trình đào tạo.
Kết quả điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc làm cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa trình độ học vấn và thời gian chuyển tiếp sang thị trường lao động của thanh niên: Các bạn trẻ có trình độ đại học cần trung bình 7,3 tháng để chuyển tiếp từ trường học sang công việc ổn định và thấy hài lòng đầu tiên, trong khi đó thời gian này cho người có trình độ trung học phổ thông là hơn 17 tháng.
Khoảng hơn một nửa thanh niên có việc làm đã được đào tạo đầy đủ cho công việc họ đang làm (50,5% lao động trẻ có bằng cấp phù hợp với yêu cầu công việc). Tuy nhiên, không phải tất cả thanh niên được đào tạo đều có thể tìm thấy công việc phù hợp với trình độ của họ; 26% lao động trẻ có trình độ học vấn cao hơn yêu cầu công việc đang làm. Mặt khác, có tới 23,5% lao động trẻ làm công việc có đòi hỏi cao về kỹ thuật nhưng không đáp ứng được.
Đáng chú ý, gần 2/3 (khoảng 64,2%) sinh viên theo khảo sát của ILO nói thích làm việc trong khu vực Nhà nước, bất chấp công việc đó không phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Sự lựa chọn này, theo các chuyên gia về lao động việc làm của ILO cũng dễ hiểu bởi việc làm trong khu vực nhà nước có sự hấp dẫn do tính ổn định, nhưng khả năng cung cấp việc làm cho một số lượng lớn lao động trẻ ở khu vực này có giới hạn.
Điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc làm cũng cho thấy thị trường lao động đang không tận dụng được hết tiềm năng của lực lượng lao động trẻ ở nước ta. Có tới 43,1% lao động không làm đúng chuyên môn kỹ thuật được học trong trường ĐH. 34% thanh niên làm công việc tự do, hợp đồng dưới 12 tháng. 4,2% sinh viên sau tốt nghiệp thất nghiệp và 4,9% số được khảo sát vừa tốt nghiệp nhưng không làm bất cứ công việc gì.
Đáng chú ý tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có trình độ đại học là 4,7%, trong khi tỷ lệ này ở thanh niên tốt nghiệp trung học phổ thông là 3%. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong năm 2015 thuộc nhóm thanh niên có trình độ tiểu học (6,4%).
Nhiều lao động trẻ vẫn còn ảo tưởng
Trong phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, lao động Nguyễn Hữu Hoàng ở Hà Đông, Hà Nội (tốt nghiệp khoa Cơ điện, Trường Giao thông Vận tải Hà Nội) cho biết, mặc dù tốt nghiệp khoa này nhưng Hoàng lại có nhu cầu tìm việc làm quản lý kho. "Sau một thời gian tìm kiếm công việc, tôi thấy công việc làm kho hợp với tôi hơn. Mặc dù nghe có vẻ hơi mâu thuẫn và nhiều người cho rằng công nhưng tôi thấy công việc nào hợp, lương cao thì làm thôi" - anh Hoàng nói.
Bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, quá trình giới thiệu việc làm cho lao động, trung tâm cũng từng tiếp nhận nhiều lao động học một đường, công việc một nẻo. Có bạn dù học chuyên ngành marketing nhưng lại không muốn làm công việc này. Nguyên nhân là bởi công việc này vất vả, lương thấp.
"Ngoài ra, một số bạn khác lại ảo tưởng trình độ mình rất cao, tốt nghiệp ĐH ra trường mà công việc không tốt, lương không cao thì thấy chưa tương xứng nên không muốn đi làm. Đây cũng chính là lý do khiến cho lao động thường mất nhiều thời gian (theo báo cáo nghiên cứu là 7 tháng) để tham gia vào thị trường lao động" - bà Liễu nói.
Bình luận về kết quả gần 50% lao động "học một đằng, kiếm cơm một nẻo", bà Liễu cho rằng điều này chắc chắn có. "Với tính chất tư vấn việc làm cho lao động trên một khu vực hẹp, chúng tôi không dám khẳng định nghiên cứu trên là đúng hay sai, nhưng có một điều chắc chắn rằng, con số lao động tốt nghiệp ra trường làm công việc không đúng chuyên ngành là có, thậm chí còn là nhiều".
Đánh giá ở góc độ rộng hơn, ông Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO tại Việt Nam cho rằng, việc sinh viên tốt nghiệp ĐH ra trường không làm đúng chuyên ngành sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất và chất lượng lao động. "Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang chưa tận dụng hết tiềm năng, năng suất của nhiều lao động trẻ, mặt khác lại không thể hoạt động ở mức năng suất lao động tối đa của mình bởi họ tuyển dụng lao động thiếu khả năng".
Ông Khuất Văn Quyền - nhân viên tư vấn việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thì cho rằng, việc lao động trẻ không muốn làm đúng công việc dựa trên trình độ được đào tạo cũng gây khá nhiều khó khăn trong quá trình tuyển dụng của các công ty. Có những công ty sau 2-3 tháng tuyển lao động vẫn không tuyển đủ, tuyển đúng được lao động với chuyên môn họ cần, đành phải tuyển lao động trái ngành nghề và tự đào tạo lại từ đầu.
Còn TS Nguyễn Thị Lan Hương - Viện Khoa học lao động (Bộ LĐTBXH) cho rằng, nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng này là do hệ giáo dục đào tạo của Việt Nam có vấn đề. Việc học sinh không được hướng nghiệp kỹ về ngành nghề khiến cho nhiều em vào trường ĐH chỉ để "thỏa được ước mơ ngồi giảng đường" khiến cho cả xã hội đang phải gánh chịu hậu quả.
Để giải quyết câu chuyện, học một đường, kiếm việc một nẻo, theo bà Hương cần phải xem xét lại từ khâu tư vấn hướng nghiệp, cho tới đào tạo, bố trí, tuyển dụng lao động.
Nên thay đổi cách đào tạo Cá nhân tôi hoàn toàn tin tưởng vào kết quả từ báo cáo nghiên cứu này của ILO và Tổng cục Thống kê. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng gần một nửa sinh viên ra trường không làm đúng chuyên môn, kỹ thuật. Trước hết phải kể tới việc cấp phép cho quá nhiều trường ĐH, chỉ tiêu tuyển sinh bị buông lỏng, việc đào tạo không sát với nhu cầu thị trường... Để xảy ra tình trạng này, một phần cũng là do sự quản lý của Nhà nước, trong đó có cả ngành giáo dục.
Theo tôi, thời gian tới, cần thực hiện tốt khâu tư vấn hướng nghiệp từ bậc trung học, bên cạnh đó, siết lại hoạt động tuyển sinh và đào tạo. Cần tăng cường khâu thực hành và kỹ năng mềm cho học sinh thay vì chỉ chú trọng lý thuyết. Có như vậy các em mới có thời gian gắn bó với ngành nghề, thêm yêu nghề. Đồng thời nhà trường cũng phải thực hiện khuyến khích khả năng tự tìm kiếm việc làm trong thị trường lao động, tăng tính năng động cho học sinh. PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT Làm trái ngành vì khôngxin được việc Em tốt nghiệp ngành quản lý đô thị, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, nhưng ra trường đã 7 tháng vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp. Bố mẹ xin cho em vào làm văn phòng ở một quận, mặc dù không thích nhưng em cũng không có sự lựa chọn khác. Nhiều lúc cũng tiếc công thầy cô đào tạo 4 năm trời, nhưng giờ công việc bên này nhẹ nhàng, ổn định nên có muốn xin nghỉ chuyển việc cũng không được bố mẹ đồng ý. Nguyễn Thị Minh (Hoàng Mai, Hà Nội) Thuỳ Anh (ghi)
Theo Danviet
Cô gái Việt tử nạn khi đang xuất khẩu lao động ở Đức Ngày 30/5, trong lúc tham gia giao thông tại Đức, Trang gặp tai nạn và tử vong. Chân dung chị Nguyễn Thị Trang. (Ảnh: Gia đình cung cấp). Ngày 4/6, một lãnh đạo xã Hợp Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) cho biết, trên địa bàn vừa có một công dân bị tử vong khi đang đi lao động ở nước Đức Nạn...