Lao động nghèo “điêu đứng” vì Covid-19, dân cho vay “cắt cổ” ráo riết đòi nợ
Người vay hầu hết là dân lao động nghèo, họ thế chấp bất cứ giấy tờ gì cũng được chấp nhận, thậm chí bằng tốt nghiệp, giấy đăng ký kết hôn, sổ bảo hiểm.
Trong lúc chống dịch Covid-19, nhiều người vay thất nghiệp, không có tiền trả lãi nên băng nhóm của Đoàn Văn Bách, Ngô Văn Tùng càng ráo riết đòi nợ.
Ngày 20/4, Công an tỉnh Bình Định cho hay, Công an TP.Quy Nhơn vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với Đoàn Văn Bách (SN 1991) và Ngô Văn Tùng (SN 1996, cùng ở TP.Hải Phòng) về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Bộ luật Hình sự.
Theo vụ việc ban đầu, ngày 5/4 Công an phường Nguyễn Văn Cừ (TP.Quy Nhơn) kiểm tra lưu trú nhằm phòng chống dịch Covid-19 theo kế hoạch. Tại một nhà trọ trên đường Nguyễn Như Đỗ (phường Nguyễn Văn Cừ), lực lượng chức năng đã phát hiện tại phòng trọ của Đoàn Văn Bách, Ngô Văn Tùng có nhiều giấy tờ liên quan đến hành vi cho vay nặng lãi.
Trong đó, có nhiều hồ sơ, giấy vay mượn tiền cùng sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân và nhiều giấy tờ liên quan khác nên công an đã triệu tập về trụ sở làm việc.
Đối tượng Đoàn Văn Bách.
Qua xác minh, khoảng tháng 9/2019 đối tượng Bách, Tùng và 3 người khác đến TP.Quy Nhơn hoạt động cho vay nặng lãi. Phương thức hoạt động của chúng là in các tờ rơi có nội dung cho vay tiền, hỗ trợ tín dụng, vay không thế chấp… kèm theo các số thuê bao di động, để người vay tiện liên lạc rồi đi dán vào tường nhà dân và rải khắp các khu dân cư trên địa bàn TP.Quy Nhơn.
Các đối tượng đưa ra lãi suất vay rất cao, dao động từ 23 – 30%/tháng (tức 280%/năm – 360%/năm) tùy theo số tiền vay. Người vay thế chấp bất cứ giấy tờ gì cũng được, chấp nhận thậm chí bằng tốt nghiệp, giấy đăng ký kết hôn, sổ bảo hiểm… Hầu hết người vay là dân lao động nghèo, với số tiền vay từ 3 đến 10 triệu đồng.
Nhiều người đã trả tiền lãi bằng số tiền gốc nhưng vẫn còn nợ nguyên số tiền đã vay. Trong đó có các trường hợp như: chị N. T. D (ở phường Trần Quang Diệu, TP.Quy Nhơn), vay 12 triệu đồng từ tháng 11/2019 đã trả lãi nhiều lần với số tiền gần 7 triệu vẫn còn đang nợ tiền gốc, chị N. T. H (ở phường Hải Cảng) vay 5 triệu đồng, đã trả 4,5 triệu vẫn còn nợ nguyên tiền gốc.
Video đang HOT
Giấy tờ tài liệu có liên quan được lực lượng chức năng tạm giữ phục vụ điều tra. Ảnh: Q.H.
Làm việc với cơ quan chức năng, Bách khai nhận, người vay viết giấy vay tiền, nêu rõ số tiền phải trả là tổng số tiền gốc và tiền lãi, cách thức trả, thời gian trả. Ngoài ra, người vay cũng sẽ đóng thêm từ 300.000 – 500.000 đồng tiền phí cho vay. Với hình thức này, từ tháng 9/2019 đến thời điểm bị bắt, các đối tượng đã cho gần 30 người vay với số tiền đã cho vay 563 triệu đồng, thu lợi bất chính trên 110 triệu đồng.
Vào thời điểm phòng chống dịch Covid-19, nhiều người vay thất nghiệp, không có tiền trả lãi nên băng nhóm của Đoàn Văn Bách và Ngô Văn Tùng càng ráo riết đòi nợ.
Hiện, Công an TP.Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đang tiếp tục tập trung điều tra mở rộng, làm rõ các đối tượng liên quan đến đường dây này để xử lý.
Nạn nhân của Đường 'Nhuệ' tố người ký tạm đình chỉ điều tra
Anh Nguyễn Văn Hà (TP Thái Bình) tố cáo Nguyễn Xuân Đường cùng đàn em hủy hoại, đập phá tài sản gia đình mình 3 năm về trước.
Năm 2006, ông Nguyễn Văn Lẫm, bà Phạm Thị Quyết thành lập công ty sản xuất, kinh doanh đồ gỗ Lâm Quyết với 27 công nhân. Do ký được nhiều hợp đồng với các công trình xây dựng, cần vốn để mua nguyên liệu, ông bà nhiều lần vay Nguyễn Xuân Đường tổng cộng 1,7 tỷ đồng, lãi suất 2.000 đồng/triệu/ngày, không có thời hạn trả.
Vào lúc 18h ngày 3/10/2017, trong lúc vợ chồng ông Lẫm không có nhà, Nguyễn Xuân Đường đưa đàn em mang theo hung khí đến công ty Lâm Quyết đòi nợ. Khi anh Nguyễn Văn Hà (con ông Lẫm) về trụ sở công ty thì Đường nói: "Mày bảo với mọi người là công ty này, bố mẹ mày đã ủy quyền cho chú để chú xử lý".
Sau đó, Đường cho đàn em ăn ngủ luôn tại văn phòng công ty; đuổi công nhân ra ngoài, không cho hoạt động sản xuất, cho người đập phá máy móc, nhà xưởng... nhằm gây sức ép bắt ông Lẫm phải nhượng lại công ty cho mình.
Xưởng sản xuất đồ gỗ một thời giờ hoang tàn sau vụ Nguyễn Xuân Đường cho đàn em đến đập phá máy móc, tài sản
Ông Lẫm gửi đơn tố cáo tới Công an TP Thái Bình, Công an tỉnh Thái Bình để kêu cứu.
Anh Hà cho hay, khi làm việc với Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP Thái Bình, bố mẹ anh khẳng định việc tố cáo Đường "Nhuệ" là vấn đề hình sự, yêu cầu chuyển hồ sơ cho Đội Cảnh sát hình sự Công an TP thụ lý.
"Tuy nhiên, ông Cao Giang Nam, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình và ông Nguyễn Hữu Vinh, Đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế (hiện là Trưởng Công an phường Trần Lãm, TP Thái Bình) không chuyển hồ sơ cho Đội Cảnh sát hình sự, ép bố mẹ tôi về công ty khi đã bị Đường "Nhuệ" đập phá, hủy hoại và cướp đoạt tài sản" - anh Hà nói.
Bố mẹ anh Hà tiếp tục gửi đơn lên Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh) nhưng sau đó, hồ sơ vụ việc lại được chuyển về Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP.
Ngày 29/11/2017, hồ sơ vụ việc được chuyển sang cho Đội Điều tra tổng hợp, Công an TP Thái Bình nhưng bị thiếu 2 biên bản đã lập.
Anh Nguyễn Văn Hà (người đội mũ) vừa có đơn khẩn cấp, tố cáo Đường 'Nhuệ' hủy hoại tài sản của gia đình anh
"Bố mẹ tôi đã nhiều lần đề nghị Công an TP khám nghiệm hiện trường, điều tra xác minh vụ hủy hoại tài sản nhưng ngày 29/01/2018, ông Nam mới ký thông báo thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm và cũng không khám nghiệm hiện trường, không xác minh hậu quả thiệt hại".
Ngày 29/3/2018, ông Cao Giang Nam ký thông báo số 12 về việc "không khởi tố vụ án hình sự" liên quan đến tố cáo của công ty Lâm Quyết.
Đơn tố cáo Nguyễn Xuân Đường phá hoại tài sản chưa được giải quyết thì ngày 16/4/2018, ông Lẫm, bà Quyết bị Công an TP Thái Bình bắt giữ về hành vi "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" sau khi một chủ nợ là ông Đỗ Văn Tới làm đơn tố cáo. Tháng 6/2019, vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết bị tuyên phạt lần lượt 14 và 13 năm tù.
Hiện vợ chồng ông Lẫm đang thụ án theo bản án của tòa sơ thẩm, tuy nhiên vẫn tiếp tục kháng án lên TAND cấp cao, đồng thời tố cáo hành vi "hủy hoại tài sản" của Đường gây ra đối với vợ chồng ông.
Vì sao đình chỉ điều tra vụ đánh người trong trụ sở công an?
Như VietNamNet đã đưa tin, ngày 16/4, Công an TP Thái Bình ra quyết định phục hồi điều tra vụ án Đường "Nhuệ" bị tố đánh người tại trụ sở Công an phường Trần Lãm vào năm 2014. Nạn nhân là mẹ con bà Đinh Thị Lý, trú tại TP Thái Bình.
Công an khám xét nơi ở của vợ chồng Nguyễn Xuân Đường
Bà Đinh Thị Lý (SN 1964) tố cáo nhóm người do Nguyễn Xuân Đường chỉ đạo đánh đập mẹ con bà vào sáng 18/11/2014 ngay tại phòng tiếp dân ở trụ sở Công an phường Trần Lãm. Anh Mai Thế Duy (con trai bà Lý) bị thương tật 15%.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình đã tiến hành xác minh đơn tố giác tội phạm. Đến ngày 5/1/2015, ông Cao Giang Nam ký quyết định khởi tố vụ án hình sự cố ý gây thương tích.
6 tháng sau đó, ngày 5/7/2015, vẫn là ông Cao Giang Nam ký quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự vụ cố ý gây thương tích kể trên. Lý do: chưa xác định được bị can trong vụ án và đã hết thời hạn điều tra.
Trưởng Công an phường Trần Lãm thời điểm xảy ra vụ việc sau đó đã bị điều chuyển công tác.
Như vậy, có ít nhất 2 vụ án liên quan tới băng nhóm của Nguyễn Xuân Đường chưa được làm rõ. Người ký các văn bản tạm đình chỉ điều tra các vụ án này là ông Cao Giang Nam - Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình.
Trong đơn tố cáo mới nhất, anh Nguyễn Văn Hà (con trai ông Lẫm, bà Quyết) tố cáo đích danh những cán bộ công tác tại Công an TP Thái Bình đã bao che cho Nguyễn Xuân Đường tại thời điểm xảy ra vụ việc.
Ngày 15/4, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đã chỉ đạo mở rộng điều tra đối với các hành vi có dấu hiệu phạm tội hoạt động có tổ chức, mang tính chất "xã hội đen" của băng đảng "Đường Nhuệ".
Trước đó, ngày 13/4, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Đặng Trọng Thăng cũng nhấn mạnh "không có vùng cấm" khi xử lý vụ án này.
Đình chỉ vụ án vì nhiều lý do
Trả lời VietNamNet về vụ án liên quan đến Đường "Nhuệ" bị Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình tạm đình chỉ, Công an tỉnh Thái Bình có nắm được hay có chỉ đạo gì không, Đại tá Nguyễn Đình Chung (nguyên Phó giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã nghỉ hưu cuối năm 2019) cho biết: "Chỗ văn phòng điều tra và văn phòng tổng hợp (Công an tỉnh Thái Bình) sẽ có hết. Án là án thẩm quyền thành phố, có đơn chuyển xuống thì phải giải quyết thôi. Sau nhiều năm mới khởi tố lại, vụ án chưa rõ đối tượng thì người ta sẽ tạm đình chỉ.
Thời gian tạm đình chỉ tùy từng vụ án, có những vụ đình chỉ hàng chục năm, có nhiều lý do đình chỉ chứ không cứ gì chưa rõ đối tượng. Khi có tình tiết mới, người ta sẽ cho phục hồi điều tra. Nếu rõ đối tượng, người ta sẽ khởi tố đối tượng".
Thái Bình
Kẻ cướp vàng ở Sài Gòn: 'Tôi thiếu nợ' Chau Ra Chhíth, 24 tuổi, khai bị công ty tài chính đòi nợ gắt gao nên đến tiệm vàng ở Củ Chi, vờ mua hai dây chuyền nặng 1,2 lượng rồi tháo chạy. Ngày 16/4, Chau Ra Chhíth bị Công an huyện Củ Chi bắt giam về hành vi Cướp giật tài sản. Cảnh sát thu giữ một sợi dây chuyền vàng, xe...