Lao động Nghệ An lại bị kỳ thị
“Tại sao (khi tuyển dụng) lao động xuất khẩu sang Nhật Bản một số công ty lại không nhận Nghệ An?” – câu hỏi của lao động Trần Thị Hạnh tại đối thoại trực tuyến với Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền sáng nay (5.4).
“Em có đi tham gia phỏng vấn hai nơi, nhưng đều không nhận Nghệ An, nếu thế trước khi thi tuyển phải thông báo cho lao động biết, đằng này bọn em vẫn tham gia thi tuyển xong họ bảo về chờ kết quả. Mấy ngày sau họ gọi bảo không nhận Nghệ An? Em không biết làm sao? Nếu như thế thì em không được đi ạ?”
Đây là những câu hỏi mà bạn Trân Thị Hạnh và môt sô lao đông tại Nghê An đã đặt ra trong buổi Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đối thoại trực tuyến với nhân dân sáng 5.4.
Video đang HOT
Năm 2012, Việt Nam có khoảng 80.000 người đi xuất khẩu lao động.
Không trả lời thẳng vào câu hỏi, Bộ trưởng chỉ nói “Theo chúng tôi được biết đến thời điểm này các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tiếp nhận lao động Việt Nam từ bất cứ vùng miền nào”. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nói “trường hợp cá biệt” của bạn Hạnh và một số lao động xứ Nghệ “sẽ giao Cục Quản lý lao động ngoài nước nắm thêm”.
Cũng là ở Nghệ An, trước tình trạng nhiều trường hợp bị lừa xuất khẩu lao động đi Angola, mà “người đi được phải về nước sau 4 tháng với chằng chịt những vết sẹo do chủ lao động đánh đập, người chưa đi được thì mất trắng hàng chục triệu đồng tiền phí môi giới”. Bộ trưởng Hải Chuyền nói bà “Chia sẻ với các bạn ở Nghệ An“. Theo Bộ trưởng, đến thời điểm này Việt Nam chưa có thỏa thuận lao động với Angola. Bà Hải Chuyền đưa ra lời khuyên rằng “Để hạn chế tình trạng bị lừa đảo thì phải tìm hiểu kỹ thị trường đã hợp tác hay chưa, tổ chức đưa người lao động đi có hợp pháp hay không”.
Theo bà, người lao động nên liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) kể cả về thị trường và phương thức đưa lao động. “Bởi nếu bạn ra nước ngoài lao động mà không qua tổ chức hợp pháp thì sẽ gặp khó khăn trong việc được bảo vệ quyền lợi hợp pháp tại nước sở tại”. Riêng đối với những người lao động ở vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước, thì có thể đến phòng LĐTBXH để hỏi thông tin và nơi này có trách nhiệm liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước để tìm hiểu thông tin, trả lời cho người lao động.
Trong năm 2012, chỉ tiêu đưa LĐXK là 90.000 lao động, tuy nhiên, con số cả năm chỉ đạt 80.000.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng thời gian qua một số thị trường nhận lao động Việt Nam có cũng khó khăn về kinh tế nên việc tiếp nhận lao động hạn chế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Ngoài ra, một số thị trường không còn hấp dẫn về thu nhập ví dụ như Malaysia, thu nhập chỉ 8-10 triệu đồng/tháng…
Về chỉ tiêu đưa 100.000 lao động ra nước ngoài trong năm 2013, bà Chuyền đánh giá “cũng có những tín hiệu tích cực nhất định như triển vọng đưa lao động là y tá, hộ lý sang Nhật Bản, Đức, hay một số thị trường Trung Đông” với điều kiện “nếu tình hình ổn định trở lại”.
Theo vietbao
Phát động Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ và PCCN
Sáng qua, 17-3, tại Bắc Giang, Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và phòng chống cháy nổ (PCCN) đã phát động Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ và PCCN lần thứ 15, năm 2013.
Tại buổi phát động, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, năm 2012 cả nước xảy ra 6.777 vụ tai nạn lao động làm 606 người chết, 1.400 người bị thương nặng, gây thiệt hại về tài sản 11 tỷ đồng. So với năm 2011, số vụ tai nạn lao động tăng gần 15%, số người chết tăng 5,6%. Bên cạnh đó còn xảy ra nhiều vụ cháy nổ gây thiệt hại lớn cả về người và tài sản. Với chủ đề "Tăng cường văn hóa an toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc", Tuần lễ quốc gia năm nay sẽ chú trọng công tác huấn luyện, đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc.
Theo ANTD
Lao động bỏ trốn: Nỗi nhức nhối của ngành Xuất khẩu lao động Hàn Quốc thông báo tạm ngừng tuyển lao động Việt Nam sang làm việc khiến hàng vạn lao động lo lắng. Vụ 14 lao động Việt Nam thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn tại một xưởng may tại Nga là thực trạng nhức nhối về tình trạng lao động bất hợp pháp. Tại buổi phỏng vấn trong Chương trình Dân hỏi - Bộ...