Lao động ít “nhảy việc” sau Tết
Năm 2019 đến mang theo những tín hiệu lạc quan cho thị trường lao động. Kinh tế khởi sắc, doanh nghiệp phát triển giúp tạo nhiều việc làm mới hơn.
Đặc biệt, tình trạng lao động nhảy việc, nghỉ việc sau tết đã giảm nhiều so với các năm trước.
Người lao động được chăm lo tốt
Tại Hà Nội, báo cáo của Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội cho thấy tình hình lao động tại các khu công nghiệp sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đã bắt đầu ổn định. Bà Nguyễn Thị Tuyến – Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội cho biết, ngay trong những ngày làm việc đầu năm, lao động quay trở lại các khu công nghiệp làm việc đạt tỷ lệ cao, trên 98%. Để kiểm tra tình hình làm việc đầu năm và thăm hỏi, động viên công nhân, lao động, trong 3 ngày từ 12 – 14.2 Liên đoàn Lao động Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến làm việc tại các khu công nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Tuyến – Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội đi thăm và mừng tuổi đầu xuân cho công nhân trên địa bàn TP.Hà Nội. Ảnh: N.T
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, so với năm 2018, mức độ thiếu hụt lao động sau tết năm 2019 chỉ dưới 3%, mức độ dịch chuyển lao động cũng ở mức 15%. Nhưng trước đó, vào năm 2016, thiếu hụt lao động từ 3 – 4%, mức độ dịch chuyển lao động trong các doanh nghiệp bình quân từ 6 – 8%.
Tại huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội đã đến chúc tết người lao động (NLĐ), đồng thời nắm tình hình công nhân lao động sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tại Công ty Điện tử Stanley Việt Nam. Đây là doanh nghiệp liên doanh giữa Nhật Bản với Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, chuyên sản xuất các loại đèn và linh kiện đèn cho ôtô, xe máy, sản phẩm điện tử. Hiện công ty có hơn 2.000 lao động, đa số là lao động tại địa phương.
Video đang HOT
Dịp Tết Kỷ Hợi 2019, nhờ làm tốt công tác chăm lo thực hiện chế độ chính sách cho NLĐ mà tỷ lệ lao động gắn bó, quay trở lại làm việc với công ty sau tết rất cao. Việc chi trả lương, thưởng dịp tết vừa qua cũng được Ban lãnh đạo công ty quan tâm. Ngoài ra, để nâng cao đời sống tinh thần của NLĐ, Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp Ban lãnh đạo Công ty xây dựng một tổ hợp thư viện, phòng chơi thể thao, phòng tập yoga cho chị em lao động…
Theo lãnh đạo Công ty Điện tử Stanley Việt Nam, 100% công nhân của công ty đã đến nhà máy, bắt tay vào làm việc với khí thế hào hứng, quyết tâm hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2019.
Không chỉ các doanh nghiệp ngành điện tử, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, thủy sản… cũng có những hoạt động thiết thực chăm lo tết cho công nhân. Đặc biệt, thay vì việc dồn lương, thưởng vào tết, các doanh nghiệp đã có những chiến lược trong việc trả lương, thưởng và chế độ phúc lợi theo kiểu rải đều trong năm. Cách làm này đã giúp giảm được đáng kể tình trạng lao động nghỉ việc, bỏ việc sau tết.
Tại Hưng Yên, nhiều doanh nghiệp dệt may, điện tử… cũng đã bắt đầu làm việc lại. Ông Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP May Hưng Yên cho biết, trước tết, 100% các doanh nghiệp trong tổng công ty đã hoàn tất việc chăm lo tết cho công nhân, lao động.
“So với những năm trước, năm 2018 tình hình kinh tế khởi sắc, đơn hàng nhiều nên doanh nghiệp làm ăn thuận “buồm xuôi gió” hơn. Vì thế, Tết Kỷ Hợi vừa qua, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Dệt may Hưng Yên đã dành nhiều chế độ chăm lo, đãi ngộ tốt cho NLĐ. Nhiều đơn vị, công nhân còn đăng ký ở lại làm thêm dịp tết” – ông Dương nói.
Vẫn có nguy cơ thiếu hụt lao động phổ thông
Trái với những nhận định về thị trường lao động phổ thông khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tại nhiều khu vực doanh nghiệp tư nhân, tình trạng công nhân “nhảy việc” lại khá cao. Ông Lê Quang Trung – Phó Cục trưởng Cục Lao động (Bộ LĐTBXH) cho biết, tỷ lệ người lao động có nhu cầu thay đổi việc làm sau tết thường ở mức khá cao. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây con số này đã giảm, thường chỉ dao động từ 30 – 40%.
Theo dự đoán của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, thời điểm này các doanh nghiệp cần khoảng 30.000 NLĐ, tức là thiếu hụt lao động từ 3% đến dưới 5%. Trong đó, đáng chú ý một số ngành thiếu hụt với tỷ lệ cao từ 8 – 10% như dệt, may, chế biến, dịch vụ – phục vụ nhà hàng, khách sạn…
Ông Vũ Hồng Quang – Trưởng ban chính sách xã hội (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, qua theo dõi xu hướng việc làm trong nhiều năm trở lại đây thì thấy tình trạng lao động nghỉ việc sau tết đã giảm nhiều.
Mặc dù vậy, theo ông Quang, vẫn có một bộ phận lao động đưa ra quyết định nghỉ việc, điều này là không thể tránh khỏi trong bối cảnh thị trường lao động mở. Khi hội nhập kinh tế, cơ hội việc làm nhiều hơn, đương nhiên những lao động có chất lượng sẽ có cơ hội chọn lựa việc làm phù hợp. Chính bởi vậy, việc có một bộ phận lao động chuyển việc sau tết cũng là điều phù hợp.
Ông Lê Thanh Hải – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định, tình trạng “nhảy việc”, bỏ việc sau tết sẽ còn giảm nhiều trong các năm tiếp theo. Kinh tế trên đà phát triển, lao động cũng được nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề có tác phong công nghiệp nên sẽ không còn cảnh “mải chơi tết, vui xuân” như những năm trước.
Theo Danviet
Dũng 'lò vôi' bất ngờ chuyển nghề giải cứu nước thải ở các KCN
Ngày 26-1 tới, Công ty CP Xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh sẽ chính thức khánh thành Nhà máy Xử lý nước thải Sóng thần II tại thị xã Dĩ An, Bình Dương.
Chiều 21-1, ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Du lịch Đại Nam, cho biết về chiến lược đầu tư và phát triển của công ty CP Xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh.
Theo đó, vào sáng ngày 26-1 tới đây, Công ty này sẽ chính thức khánh thành Nhà máy Xử lý nước thải Sóng thần II tại thị xã Dĩ An, Bình Dương.
Theo ông Dũng, với việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tại các khu công nghiệp(KCN), vừa đảm chất lượng nước thải sau khi xử lý sẽ đạt chuẩn của Bộ TN&MT, Bộ Y tế. "Đồng thời, từ nay trở đi, khi phát triển các KCN, chúng ta không phải lo lắng về vấn đề xử lý nước thải, lưu lượng xả thải, nồng độ ô nhiễm xả thải. Đồng thời, cũng không bị lệ thuộc vào công nghệ và nguồn vốn của nước ngoài cho việc xử lý nước thải công nghiệp", ông Dũng khẳng định.
Nhà máy xử lý nước thải Sóng Thần II sau khi khánh thành vào ngày 26-1, có thể xử lý với công suất tối thiểu khoảng 10.000 m3 và tối đa có thể lên tới 18.000 m3 mỗi ngày. Mỗi KCN phải có một nhà máy và không nhất thiết phải có nhà máy con. Đây là nhà máy kiểu mẫu đầu tiên của Việt Nam xử lý nước công nghiệp thành nước vụ sản xuất.
Trong giai đoạn 2018-2021, công ty sẽ đầu tư ước tính ban đầu khoảng 10.000 tỉ đồng để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, ưu tiên đặc biệt các điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên cả nước, dự kiến khoảng 100 nhà máy.
Thời gian qua, các KCN đã góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế của đất nước, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm trực tiếp cho người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các KCN đã đặt ra không ít bất cập và thách thức, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường "nước" ở nhiều KCN, gây bức xúc trong dư luận.
Nguồn tài nguyên nước đang trong tình trạng báo động, lượng nước thải chưa qua xử lý, hay đã xử lý nhưng chưa đạt chuẩn được hàng ngàn cơ sở sản xuất công nghiệp xả thẳng ra môi trường tự nhiên. Lâu ngày dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước sạch, phát sinh các hệ lụy về sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội.
Theo Bộ TN&MT, hiện cả nước có 615 cụm công nghiệp nhưng chỉ có khoảng 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Có gần 300 KCN với lưu lượng xả thải lên đến trên 2 triệu m3/ngày nhưng chỉ có trên 60% lượng nước xả thải được xử lý triệt để. Nước thải sau đó được đổ thẳng ra ao, hồ và các con sông. Theo thống kê, mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 người tử vong và trên 200.000 tường hợp được phát hiện ung thư do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Trước thực trạng đó, công ty của ông Huỳnh Uy Dũng đã nghiên cứu thành công qui trình xử lý nước thải thành nước sinh hoạt phục vụ sản xuất bằng phương pháp vi sinh (do chính người Việt Nam phát hiện và lai tạo).
Được biết, 30% lợi nhuận của Nhà máy xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh để làm công tác từ thiện và 10% lợi nhuận phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học môi trường về nước thải, rác thải và khí thải.
THÙY LINH
Theo PLO
Chống "già hoá" nhân lực ngành nông nghiệp: Sang Nhật học làm nông? Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành nông nghiệp Việt Nam đang "già" hóa, không chỉ về tuổi tác mà còn về kiến thức và chất lượng lao động. "Lỗ hổng" chất lượng Thế giới đang hướng tới nền thực phẩm và nông sản an toàn, nhưng Việt Nam vẫn chưa làm được điều này mà còn đang loay hoay ở giai đoạn...