Lao động chậm trở lại làm việc sau Tết: Doanh nghiệp đau đầu
Mặc dù tình trạng lao động trở lại làm việc ở các khu công nghiệp khá cao trong nhiều năm trở lại đây, tuy nhiên tại nhiều công trường xây dựng, cửa hàng cung ứng dịch vụ chủ yếu sử dụng lao động tự do vẫn vắng bóng lao động dù tết đã qua nửa tháng. Cảnh lao động nơi thừa, nơi thiếu vẫn là vấn đề làm đau đầu nhiều công ty, doanh nghiệp vào dịp đầu năm.
Ghi nhận chung tại nhiều khu công nghiệp trong cả nước cho thấy tình hình lao động đi làm việc trở lại dịp đầu năm tăng cao. Thêm vào đó, chủ doanh nghiệp cũng duy trì những chế độ đãi ngộ tốt nhằm tạo một môi trường làm việc tốt nhất cho lao động.
Lao động hồ hởi đi làm lại
Dạo một vòng tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), phóng viên mới thấy hết không khí lao động tấp nập đầu năm. Chị Nguyễn Thị Hoà, công nhân nhà máy Canon Việt Nam đang gấp rút đạp xe, cố gắng đến xưởng làm việc đúng giờ.
Hôm nay, chị Hòa đi làm sớm 5 phút so với quy định. Thường thì các chị căn giờ rất chuẩn, nhưng với những ngày làm việc đầu xuân như thế này ai cũng mong tới sớm để có thể gặp nhau hàn huyên, tâm sự.
“Cuối năm nghỉ làm công ty lo chế độ lương thưởng đầy đủ nên anh em lao động rất phấn khởi. Thêm vào đó, công ty cũng có thông báo nếu lao động trở lại làm việc đúng hẹn sẽ được lì xì đầu năm và nhận thêm nhiều ưu đãi” – chị Hoà nói.
Công nhân một công ty ở Bà Rịa-Vũng Tàu làm việc hăng say trở lại sau tết. Ảnh: Hồ Văn
Đại diện ban quản lý khu công nghiệp Bắc Thăng Long cho biết tính đến hết tháng 2, tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc đã chiếm tới 98% tổng số lao động trong khu công nghiệp.
Video đang HOT
Tương tự như Hà Nội, nhiều khu công nghiệp khác tại Cà Mau, Đồng Nai, TP.HCM tình hình lao động trở lại làm việc sau tết cũng khá đông đủ.
Ông Nguyễn Minh Ái – Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau cho biết, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thuộc quản lý của khu kinh tế thì hoạt động trở lại sau tết vào mùng 6 và mùng 9 âm lịch. Tại đây lao động chủ yếu là người địa phương nên tỷ lệ lao động công nhân trở lại làm việc sau tết gần 100%. Ngoài ra, sau tết, một số doanh nghiệp phải nâng sản lượng cần tuyển dụng thêm lao động nên số lượng còn tăng lên so với trước tết.
Trong khi đó, báo cáo mới nhất của Sở LĐTBXH TP.HCM (tính tới ngày 5.3) cho biết tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc tại các doanh nghiệp bình quân đạt 96,7%. Số công nhân thiếu hụt còn lại (khoảng 2-4%) là do nghỉ hẳn hoặc nhảy việc. Sự thiếu hụt này theo các chuyên gia là do điều tiết của thị trường lao động và các doanh nghiệp đang gấp rút tuyển dụng để ổn định sản xuất.
Những công ty, doanh nghiệp có tỷ lệ lao động quay lại làm việc cao như: Công ty SamHo (Củ Chi ) tổng số 12.000 lao động đều quay lại làm việc 100%; Công ty Giày Huê Phong (Gò Vấp) có tổng số lao động 6.825 người, tỷ lệ quay lại làm việc đạt 97,15%.
Riêng với Khu chế xuất – Khu công nghiệp ( Hepza) theo ông Trần Công Khanh – Trưởng phòng quản lý lao động, ngày 6.2 (âm lịch ) gần như 100% doanh nghiệp đã đi vào sản xuất: “Tính đến ngày 28.2, tỷ lệ lao động trở lại Hepza làm việc lên đến 97%, cá biệt có doanh nghiệp đạt tỷ lệ 98 – 99,8% lao động trở lại làm việc”.
Đặc biệt, riêng Công ty TNHH Puoyuen Việt Nam (tại phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM ) với tổng lao động 71.500 người (bằng với dân số trung bình một huyện) tỷ lệ lao động trở lại làm việc đến ngày 4.3 đạt 100%. Ông Củ Phát Nghiệp – Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết, để đạt được tỷ lệ này là do công ty có nhiều chính sách giữ chân công nhân tốt. “Lương, thưởng chưa bao giờ trễ hẹn, những công nhân lâu năm được áp dụng thưởng cao” – ông Nghiệp cho hay.
Nhiều đãi ngộ giữ chân công nhân lao động
Nghiên cứu thị trường lao động trong nhiều năm gần đây cho thấy đã không còn tình trạng lao động ồ ạt bỏ việc sau tết. Trường hợp này chỉ xảy ra cá biệt ở một số công ty, doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ không tốt với lao động. Đặc biệt với nhóm ngành sử dụng lao động tự do như, dịch vụ hàng ăn, xây dựng… thì tỷ lệ lao động nghỉ việc có cao hơn chút ít”.
Ông Đào Quang Vinh – Viện Trưởng Viện Khoa học lao động (Bộ LĐTBXH)
Không chỉ dừng lại ở việc đãi ngộ thông thường qua việc thực hiện lương, thưởng, lì xì đầu năm hay lo tàu xe cho lao động đi lại trước, sau tết, nhiều công ty còn mạnh tay chi khoản thưởng bằng hiện vật như xe ô tô, hoặc vàng tặng người lao động.
Ông Liêu Quang Vinh – Chủ tịch Công đoàn Công ty Freetrend (Khu chế xuất Linh Trung 1), cho biết công ty có số lượng lao động trên 22.000 người nhưng năm nào sau tết vẫn trở lại ổn định làm việc. “Ngoài thưởng tết, lì xì năm mới công ty còn áp dụng chính sách thưởng vàng cho công nhân gắn bó lâu năm. Với công nhân làm 10 năm sẽ được thưởng 1 chỉ vàng, công nhân 15 năm được 1,5 chỉ vàng”.
Tuy nhiên, ông Vinh cũng nhấn mạnh để giữ chân lao động thì đều tiên quyết là tính ổn định sản xuất của công ty, tuân thủ tốt pháp luật lao động cũng như các chính sách chăm lo cho đời sống người lao động.
Ông Trần Công Khanh – Trưởng phòng quản lý lao động Hepza, cho biết nhiều doanh nghiệp đã cùng chính quyền chăm lo từng chỗ ở, xây dựng nhiều chuỗi trường mầm non, nhà giữ trẻ cho con em công nhân; xây nhà văn hóa, sân vui chơi, trung tâm thương mại, chương trình bán hàng bình ổn giá cho công nhân… tương đối tốt. “Nói chung, doanh nghiệp thu hút và giữ chân công nhân ổn định nhờ làm được 3 tốt: Việc làm ổn định, tiền lương cao và đầy đủ, chính sách phúc lợi tốt” – ông Khanh cho hay.
Còn ông Đoàn Văn Đây – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cho rằng, sở dĩ tỷ lệ công nhân lao động quay trở lại làm việc là bởi doanh nghiệp đã chú ý rất nhiều tới chế độ đãi ngộ cho công nhân lao động. Theo thống kê của đơn vị này, có khoảng 50 doanh nghiệp hỗ trợ từ 20-80% giá vé hoặc hợp đồng xe đưa, đón trên 16.000 công nhân lao động về quê đón tết và quay trở lại công ty sau kỳ nghỉ.
Tương tự như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, tại Bình Dương tình hình lao động trở lại làm việc cũng tăng cao. Bà Trương Thị Bích Hạnh – Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, tính đến ngày 1.3.2018, tất cả các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở đã hoạt động trở lại, 98% người lao động đã đi làm ổn định.
Theo Danviet
Sở GTVT Hà Nội nói gì trước các vấn đề "nóng" của ngành giao thông?
Ngày 6.3, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội thường kỳ, Sở GTVT Hà Nội đã có báo cáo về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất và phương hướng hoạt động năm 2018.
Ông Ngô Mạnh Tuấn - Phó GĐ Sở GTVT trả lời tại cuộc giao ban báo chí. Ảnh Trần Vương
Tại cuộc họp giao ban, khá nhiều phóng viên báo chí quan tâm tới các thông tin như kết quả thanh tra xe buýt BRT, hiệu quả hoạt động của tuyến buýt BRT, các phản ánh về tổ chức giao thông...
Trả lời các câu hỏi của các phóng viên của báo chí, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: Liên quan đến việc điều chuyển Chánh Thanh tra Sở GTVT, việc điều chuyển này đảm bảo ổn định và nhu cầu công tác của Sở GTVT giao. Về hoạt động của xe buýt BRT, đến thời điểm này, thành phố chỉ đạo tuyến BRT là tuyến buýt riêng, không có xe khác được đi vào đây.
Nói về dự định tuyến Buýt BRT số 02, Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội cho biết: Đến thời điểm hiện nay, thành phố đang chỉ đạo triển khai tuyến đường sắt trên cao, do đó triển khai tuyến buýt BRT có sự trùng lặp. Tuyến sắt đô thị số 5 Văn Cao - Láng Hòa Lạc sẽ được triển khai.
Bên cạnh đó, đối với những tuyến đường cấm xe taxi, đơn vị này đang đề xuất cấm các phương tiện Uber, Grab để đảm bảo công bằng.
PV Báo Lao Động đã đặt ra các câu hỏi liên quan đến bài viết: "Lập bến cóc, xây dựng cây xăng lậu" của báo đăng tải mới đây, vậy trách nhiệm của Thanh tra giao thông quận, Sở GTVT Hà Nội trong việc này ra sao?
Câu hỏi thứ 2, tại ngã tư chợ hoa Mê Linh (xã Mê Linh, huyện Mê Linh) xảy ra khá nhiều vụ tai nạn giao thông, nhiều người gọi qua đây là các "ngã tư tử thần". Đáng nói, tại khu vực này không có đèn tín hiệu giao thông khiến nhiều người dân bất an. Và vấn đề thứ 3 liên quan đến các vấn đề bất cập trong việc trông giữ xe tại khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám...
Ông Ngô Mạnh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: "Về việc phản ánh liên quan đến việc tổ chức giao thông chưa có đèn tín hiệu tại tuyến đường Mê Linh 100m, hiện nay việc này đang được lên dự toán, kế hoạch. Trong thẩm quyền, chúng tôi phối hợp với chính quyền huyện Mê Linh để có thể thực hiện trong thời gian sớm. Dự kiến trong năm na,y đoạn 100m đường Mê Linh sẽ có đèn tín hiệu".
"Liên quan đến việc lập bến cóc, dựng cây xăng lậu tại bến xe Yên Nghĩa, chúng tôi cũng có nhận được chỉ đạo kiểm tra. Khi có kết quả chúng tôi sẽ báo cáo lại", ông Tuấn nói.
Về việc trông giữ xe tại khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám, lãnh đạo Sở GTVT cho biết, việc trông giữ xe trong khuôn viên vườn hoa Văn Miếu là không được phép. Do đó, hiện đơn vị này đang cho phép việc trông giữ xe trên khu vực vỉa hè nhằm phục vụ người dân tham quan khu di tích.
Theo Laodong
Lương bình quân ở đâu cao nhất nước? Trung bình gần 10,4 triệu mỗi tháng, TP HCM là nơi có mức lương lao động cao nhất, trong khi Hà Nội xếp thứ 5. Theo Báo cáo lương năm 2017 vừa được cổng thông tin việc làm trực tuyến VietnamWorks công bố, TP.HCM giữ vị trí cao nhất về mức lương trung bình trên toàn quốc. Mỗi lao động tại đây trung...