Lao dốc hơn 7%, chứng khoán Trung Quốc ngừng giao dịch
Trung Quốc vừa ngưng các hoạt động giao dịch cổ phiếu và các hợp đồng chỉ số tương lai từ 1 giờ 34 phút trưa hôm nay 4.1 (giờ địa phương). Trước đó, chỉ số CSI 300 giảm 7,02%.
Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg, một trong những thị trường chứng khoán biến động mạnh nhất thế giới vừa ngưng các hoạt động giao dịch cổ phiếu và các hợp đồng chỉ số tương lai từ 1 giờ 34 phút, sau khi chỉ số CSI 300 giảm hơn 7%.
Trước đó, các cổ phiếu lao dốc ngay khi thị trường mở cửa trở lại và việc tạm dừng giao dịch 15 phút sau mức giảm 5% vẫn không ngăn được đà giảm của thị trường. Đợt bán tháo này là khởi đầu năm mới tệ nhất từ trước đến nay đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc, xảy ra vào ngày đầu tiên áp dụng cơ chế mới ban hành.
Theo cơ chế được thông qua hồi tháng 12.2015, nếu chỉ số CSI 300 giảm hơn 5% thì thị trường cổ phiếu, quyền chọn cùng chỉ số tương lai sẽ tạm ngừng giao dịch trong 15 phút. Nếu mức giảm là trên 7%, thị trường sẽ đóng cửa sớm. Chỉ số CSI 300 bao gồm các công ty có vốn lớn niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến đã giảm 7,02% trước khi các hoạt động giao dịch bị đình chỉ vào hôm nay.
Thương nhân Mikey Hsia thuộc hãng Sunrise Brokers ở Hồng Kông cho biết cơ chế nói trên đã hoạt động mà không có sự cố kỹ thuật nào. Theo dữ liệu của Bloomberg, khoảng 595 tỉ nhân dân tệ, tương đương 89,9 tỉ USD, cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường Trung Quốc trước khi bị ngừng lại. Năm ngoái, khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày 1.000 tỉ nhân dân tệ.
Video đang HOT
Thị trường chứng khoán 7.100 tỉ USD của Trung Quốc bắt đầu năm mới bằng số liệu kinh tế cho thấy hoạt động sản xuất suy giảm tháng thứ năm liên tiếp, còn giới đầu tư thì đang cho rằng lệnh cấm các nhà đầu tư lớn bán ra cổ phiếu sẽ kết thúc.
Về phần mình, giới chức Đại lục, những người đã tung ra các biện pháp can thiệp chưa từng có để cứu thị trường lao dốc mùa hè năm ngoái, đang cố gắng ngăn chặn các biến động thị trường tài chính khỏi các diễn biến kinh tế, vốn được cho là đang hướng đến năm tăng trưởng GDP thấp nhất kể từ năm 1990.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Danh sách mất tích kéo dài của nhiều sếp lớn công ty Trung Quốc
Có đến 36 công ty Trung Quốc báo cáo cho biết giám đốc điều hành hoặc các sếp cấp cao trong doanh nghiệp họ biến mất từ tháng 1 đến tháng 9.2015.
Ảnh: Reuters
Theo trang Business Insider, hôm 30.12, CEO Chang Xiaobing của tập đoàn viễn thông nhà nước Trung Quốc Telecom, vừa từ chức sau khi là giám đốc điều hành gần đây nhất của nước này biến mất giữa đợt điều tra tham nhũng có quy mô trên toàn quốc của chính phủ.
Những tháng gần đây, nhiều sếp lớn trong các doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang biến mất sau đợt lao dốc của thị trường chứng khoán nước này. Có đến 36 công ty báo cáo cho biết giám đốc, những người giữ chức vụ lớn trong doanh nghiệp họ đã biến mất từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, theo Bloomberg.
Tạp chí tài chính Kinh Tài hôm 27.12 cho hay Xiaobing đã "mất tích" và không thể liên lạc với CEO này qua điện thoại di động. Bài báo cho biết ông đã bị tạm giữ để được xem xét vấn đề kỷ luật nghiêm trọng", đính kèm bức ảnh cho thấy văn phòng của ông đã bị niêm phong.
Ông Xiaobing không phải là người duy nhất gặp phải tình huống này. Dưới đây là danh sách những nhà quản lý cấp cao của các doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang biến mất:
Tháng 12.2015, ông Guo Guangchang, 48 tuổi, người đứng đầu Fosun Group và được biết đến như là "Warren Buffett của Trung Quốc", đã được thông báo là biến mất. Ông Guo có tài sản ước khoảng 6,9 tỉ USD. Doanh nghiệp đầu tư của ông, Fosun Group, sở hữu công ty nghỉ mát Club Med và hãng giải trí Cirque du Soleil. Guo Guangchang xuất hiện lại tại Mỹ một tuần sau khi được thông báo là biến mất.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Guotai Junan International, ông Yim Fung, từng biến mất hồi tháng 11 năm ngoái. Cổ phiếu hãng Guotai lao dốc 12% khi thông tin này được công bố.
Hai giám đốc điều hành cấp cao, Chen Jun và Yan Jianlin của hãng môi giới chứng khoán Citic Securities, công ty đang ở trung tâm của cuộc điều tra về đợt lao dốc trong mùa hè năm qua của thị trường chứng khoán Trung Quốc, biến mất hồi tháng 11. Việc Chen Jun và Yan Jianlin dính líu vào cuộc điều tra này cũng kéo theo ít nhất 10 sếp trong hãng Citic Securities vào quá trình điều tra nhằm xác định nguyên nhân đợt sụt giảm thổi bay 5.000 tỉ USD giá trị thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc Zhang Yun, một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn ở nước này, đã bị bắt giữ vào tháng 10.2015 trong một đợt điều tra tham nhũng. Ngân hàng trên được xếp hạng là ngân hàng lớn thứ ba thế giới, với 2.700 tỉ USD tài sản, theo số liệu từ hãng SNL Financial.
Giám đốc điều hành Poon Ho Man của China Aircraft Leasing Group, hãng cho thuê máy bay lớn nhất hoạt động tại Trung Quốc, đột ngột từ chức bằng đơn khi đang trong kỳ nghỉ vào tháng 6 năm ngoái, và không ai liên lạc được với ông kể từ thời điểm đó.
Xu Jun, trưởng bộ phận điều hành cửa hàng của hãng Ningbo Zhongbai cũng biến mất và không thể trả lời các câu hỏi đặt ra thông qua kết nối cá nhân của ông và nhà quản lý quỹ đầu tư Xu Xiang, người đang bị điều tra vì nghi ngờ giao dịch nội gián, theo Tân Hoa xã.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Tỉ phú Trung Quốc bán cổ phiếu 'rẻ như cho' Lý Hà Quân, Chủ tịch Công ty sản xuất pin điện mặt trời Hanergy của Trung Quốc, đồng ý bán 2,5 tỉ cổ phiếu, chiếm khoảng 6% tổng số cổ phiếu đã phát hành của công ty, với mức giá chỉ 0,03 USD/cổ phiếu. Cổ phiếu của Hanergy mất giá đến 47%, 19 tỉ USD giá trị thị trường bị "thổi bay" và...