Lao đao vì hơn 1.300ha nghêu chết
Ông Nguyễn Quốc Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), cho biết, trong thời gian qua trên địa bàn có khoảng 1.300ha nghêu của gần 185 hộ dân bỗng nhiên chết trắng cả bãi biển. Tổng thiệt hại khoảng 300 tỉ đồng.
Xác xơ vùng nghêu chết
Dọc gần 1km bờ biển Tân Thành, nhiều xác nghêu mới chết đang bị những cơn sóng biển đánh dập dềnh dọc bờ biển. Những xác nghêu chết trước đó trắng toát cũng đang nằm phơi mình từ nhiều ngày qua. Không khí ảm đạm bao trùm cả một vùng quê ven biển, cả ngày cũng chẳng thấy bóng dáng người nào ra bãi biển để thăm những sân nghêu.
Theo thống kê của xã Tân Thành, nghêu chết nhiều nhất ở ấp Cầu Muống, Cây Bàng, Tân Phú với tỷ lệ từ 40 – 80%, có sân nghêu chết 100%.
Nghêu chết trắng cả bãi biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang).
Ông Trần Văn Vinh (60 tuổi), người nuôi nghêu thử nghiệm đầu tiên tại biển Tân Thành với hơn 30 năm kinh nghiệm, cho biết, nhà tôi nuôi khoảng 30ha nghêu thịt chuẩn bị đến lúc thu hoạch, mới làm họp đồng với công ty mua nghêu hôm trước thì vài hôm sau nghêu đã chết gần hết, chết trắng cả bãi biển mà không biết lý do. “Trong lịch sử nuôi nghêu ở đây chưa bao giờ thấy nghêu chết nhiều và thiệt hại nặng như năm nay” – ông Vinh ngao ngán nói.
Theo những hộ nuôi nghêu thì có khả năng do nắng nóng, độ mặn cao, gió chướng, gió mùa đông bắc là những cơn gió rất độc với nghêu đã làm ảnh hưởng đến môi trường làm nghêu chết nhiều đến như vậy. Nhiều người còn cho biết, gần đây bọc ni lông cũ từ hồi nào không biết từ đâu mà cứ trôi dạt về khu nuôi nghêu ngày một nhiều mà từ trước tới giờ chưa có hiện tượng này bao giờ.
Còn ông Nguyễn Văn Nhịn, một trong những hộ nuôi nghêu bị chết đầu tiên, cho biết, những năm trước thường nghêu chết từ tháng 2 đến tháng 3 âm lịch, nhưng năm nay nghêu chết từ tháng chạp, sớm hơn dự đoán của người nuôi nghêu hơn 2 tháng nên khi thấy nghêu chết cả bãi biển và bất ngờ như vậy người dân cũng không biết xoay sở ra sao.
Video đang HOT
“Tôi liên kết cùng mấy anh em góp vốn nuôi gần 50ha nghêu, chưa bán được con nghêu nào thì nghêu đã chết gần hết, chết nhẹ nhất còn khoảng 40%, còn nặng nhất là 90 – 100%. Với giá bình quân từ 20.000 – 25.000 đồng/kg thì thiệt hại đến 12 tỷ đồng. Hiện nghêu chết đến 60%, còn 40% số còn lại thì giờ cũng chưa biết được sẽ sống được không” – ông Nhịn ngồi buồn rầu nhẩm tính.
Ông Nguyễn Văn Nhịn buồn rầu vớt những xác nghêu chết bị sóng đánh dạt vào bờ biển.
Nghêu chết không những ảnh hưởng trực tiếp tới những người nuôi nghêu mà còn ảnh hưởng đến hàng ngàn người lao động ở xã Tân Thành và các xã lân cận không có công ăn việc làm. “Mọi năm, giờ này là giờ cao điểm để thu nghêu nên phải có một lượng lớn lao động mới thu nghêu kịp thời. Giờ nghêu chết sạch thì lấy đâu nghêu cho người dân làm” – ông Vinh nói.
Người nuôi nghêu lao đao
Đối với những người dân nuôi nghêu tại xã Tân Thành, nuôi nghêu cũng như đánh bạc vậy, mà trong “canh bạc” này, tất cả mọi người đều thua rất thê thảm, cuộc sống của nhiều hộ dân lâm vào cảnh khốn đốn, nợ nần trồng chất.
Theo những người nuôi nghêu kinh nghiệm như ông Vinh, ông Nhịn, ông Mánh, ông Quân…, liên tiếp 5 năm liền nghêu đều chết nhưng chết theo luồng nước còn năm nay thì nghêu chết nhiều nhất, chết nhanh nhất và thiệt hại cũng lớn nhất. Những năm trước, giá trị đầu tư ít nên cũng đỡ, năm nay chết nhiều, đối với những người có vốn nhà thì gần như mất hết vốn, người có vốn vay thêm hoặc vay hoàn toàn thì coi như phá sản, trắng tay luôn.
Anh Trần Quốc Cường (con trai ông Vinh) kiểm tra nghêu giống mà gia đình ông Vinh đang nghiên cứu để nuôi trong thời gian từ tháng 4 âm lịch.
Theo ông Vinh dự tính, 5 năm liên tiếp nghêu chết theo một quy luật từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch, vì vậy thời gian sử dụng đất xác thực chỉ có 50 % từ tháng 4 âm lịch đến tháng 10, 11 âm lịch. Chính vì vậy, muốn sử dụng thời gian trên biển tránh nghêu chết thì phải thay đổi quy cách con giống lớn để nuôi nghêu trong khoảng thời gian hợp lý. Bài toán khó là để làm con giống sao cho nuôi đúng thời gian từ tháng 4 âm lịch thì sẽ ít bị ảnh hưởng hơn và chúng tôi vẫn đang nghiên cứu để có nghêu giống cho thời gian tới.
Sau vụ nuôi nghêu này, để khắc phục được phong trào nuôi nghêu như những năm trước quả thực là một điều rất khó đối với những người nuôi nghêu nơi đây. Người dân mong muốn Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng xem xét lại để hỗ trợ giảm 50% hay miễn giảm 2-3 năm tiền thuê đất để người dân có thể phục hồi lại nghề nuôi nghêu.
“Nhưng dù thế nào thì việc khôi phục lại nghề nuôi nghêu như trước cũng rất khó vì nhiều người dân không những trắng tay mà trở thành con nợ sau vụ nghêu chết này. Tôi chỉ tiếc cho phong trào nuôi nghêu ở đây sẽ không còn nữa” – ông Vinh trăn trở.
Trao đôi với PV Dân trí vê tình hình và thực trạng nghêu tại xã Tân Thành, bà Huỳnh Thị Tỏ, Phó Chủ tịch UBND huyên Gò Công Đông (Tiền Giang), cho biết, nghêu chêt đang là vân đê nóng của địa phương và được theo dõi hàng ngày. Theo thông kê sơ bô, sô diên tích nuôi nghêu bị thiêt hại khoảng hơn 1.200ha, trong đó diên tích thiêt hại thâp nhât là 50%, nhiêu nhât là 100%.
Những ngày qua, huyên đã phôi hợp với Chi Cục Thú y, Chi cục thủy sản và các ngành tiên hành khảo sát, đánh giá thực trạng vùng nuôi nghêu Gò Công đê tìm hiêu nguyên nhân. Tiêc rằng nhiêu năm qua vân chưa có cơ quan nào đưa ra được nguyên nhân cụ thê vì sao con nghêu bị chêt.
“Còn đôi với chính sách hô trợ người nuôi nghêu bị thiêt hại, hiên nay huyên đang phôi hợp với các ngành đê thông kê, đánh giá tình hình thực tê sau đó mới có đê xuât với tỉnh vê các chính sách hô trợ người nuôi nghêu bị thiêt hại như thê nào, còn hiên tại chưa có chính sách hô trợ nào được thực hiên” – bà Tỏ nói.
Theo Dantri
Ngôi đình cổ "độc nhất vô nhị" nằm trong lòng cây bồ đề
Với lối kiến trúc cổ từ hàng trăm năm nay, đình Tân Đông (xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) là một ngôi đình "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam bởi toàn bộ đình cổ được bao bọc bởi một cây bồ đề với hàng trăm búi rễ ôm trọn thân đình.
Đối với người dân ấp Gò Táo, xã Tân Đông, ngôi đình như báu vật, là trái tim của cả làng, cả xã.
Khi những ánh nắng yếu ớt cuối ngày của tiết trời tháng 3 đang còn hắt xuống mái đình, chúng tôi - những vị khách lần đầu tiên đặt chân tới ngôi đình không khỏi ngỡ ngàng và bị lôi cuốn bởi nét hoang sơ, cổ kính cũng như được "mục sở thị" những chùm rễ lớn nhỏ của hai cây bồ đề mọc ngay trên hai góc ngôi đình tủa ra quấn chặt lấy những cây cột, bức tường như để bảo vệ cho ngôi đình từ hàng chục năm nay.
Đình cổ trong lòng cây bồ đề - báu vật của xã Tân Đông
Theo những bậc cao niên làng Gò Táo thì ngôi đình đã tồn tại hơn 100 năm nay, nhờ có hai cây bồ đề mà ngôi đình còn tồn tại được đến bây giờ. Hàng năm, đình Tân Đông tổ chức bốn lễ hội chính như: lễ Kỳ Yên (16-2 âm lịch), lễ Thượng điền (16-5 âm lịch), lễ Hạ điền (16-8 âm lịch) và lễ cầu Ông (16-11 âm lịch). Mỗi lần lễ tổ chức hai ngày, người dân trong làng tụ họp nhau lại cùng nấu ăn linh đình rồi mời các đoàn hát bội khắp nơi về biểu diễn, làm lễ.
Ông Nguyễn Văn Đời (75 tuổi), người tự nguyện chăm sóc cho ngôi đền không bị bỏ hoang từ hàng chục năm nay cho biết, đình Tân Đông được phong sắc thần, thờ phượng Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 - 1832), người hai lần được phong Tổng trấn thành Gia Định, có công khai phá phương Nam dưới thời chúa Nguyễn. Tuy nhiên tờ sắc phong này đã bị mất vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.
Những thân rễ chằng chịt bám chặt quanh thân đình
"Thời kháng chiến chống Pháp, đình Tân Đông là nơi hội họp bàn bạc kế sách đánh giặc của các chiến sĩ cách mạng. Đến thời kỳ chống Mỹ đình Tân Đông bị biến thành nơi giam giữ, trấn áp các gia đình có con em tham gia cách mạng" - ông Đời nhớ lại.
Hai năm đầu hòa bình lập lại, người dân làng Gò Táo chẳng ai nghĩ đến chuyện cúng bái nên ngôi đình bị bỏ hoang. Đến năm 1978, ông Đời bàn với vợ giết thịt hai con gà đem ra hương khói lại. Sau đó mấy năm người dân mới định kỳ đến cúng bái vào các dịp lễ.
Anh Lê Tấn Thông (cháu ông Đời), hàng ngày thay ông Đời ra thắp nhang cho ngôi đình cho biết: "Từ nhiều năm nay đã có không ít đoàn làm phim, người mẫu và nhiều đoàn khách nước ngoài về đây tham quan, chụp hình cũng như quay phim về ngôi đình này".
Đình được xây dựng từ năm 1907
Ngôi đình cổ kêu cứu
Đình Tân Đông được UBND tỉnh Tiền Giang trao bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh vào ngày 9/12/2010. Nhưng hiện nay ngôi đình này đang xuống cấp nghiêm trọng, các cửa ngôi đình trống huơ trống hoác, các bức tường bong tróc trơ lại bộ xương bằng gạnh cũ, nhiều đoạn đã và đang gần đổ xuống, mái ngói cũng bị hư hỏng nặng tạo thành những khoảng trống lớn.
Cổng đình thì mới bị húc đổ do làm đường, còn phần nhà phía trước đình (nơi thường làm sân khấu và nghi thức cúng lễ) chỉ còn trơ lại mấy cột bê tông gần sụp đổ.
Ngôi đình cổ đang xuống cấp nghiêm trọng
"Năm 1990, một cây bồ đề phía bên phải đã bị một số người đến gỡ về làm cảnh. May sao người dân quanh đây phát hiện kịp thời nên mới giữ được hai cây còn lại. Cũng nhờ hai cây bồ đề mà phần chánh điện ngôi đình còn được như bây giờ" - anh Thông nói.
Chứng kiến ngôi đình cổ rất đẹp và đặc biệt này đang bị xuống cấp nghiêm trọng nhiều du khách không khỏi xót xa.
Ông Trần Thanh Phúc, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Tiền Giang cho biết, trước tình trạng ngôi đình Tân Đông đang bị xuống cấp, ngày 15/3 vừa qua, phía Sở đã kết hợp với huyện Gò Công Đông, xã Tân Đông về ngôi đình để khảo sát, đo đạc và bàn về phương thức trùng tu, sau đó sẽ báo cáo lên UBND tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo, sớm trùng tu ngôi đình.
Theo dantri
Người tài xế 20 năm lái xe cho Bác Hồ và Bác Tôn Dáng người quắc thước, cao to, năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng giọng nói vẫn trầm ấm, truyền cảm, ông là Nguyễn Văn Mùi, người có gần 10 năm lái xe cho Bác Hồ và 11 năm lái xe cho Bác Tôn. Ông Nguyễn Văn Mùi tại tư gia Nhiệm vụ cao cả Ông Nguyễn Văn Mùi quê gốc ở xã Xuân...