Lào đánh giá cao những kinh nghiệm chống dịch mà Đoàn chuyên gia y tế Việt Nam chia sẻ
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, để giúp Lào đối phó với đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 2, trong những ngày qua, Đoàn chuyên gia y tế của Việt Nam đã sát cánh cùng các y, bác sĩ và người dân Lào tại tỉnh Champasak, trung tâm kinh tế khu vực Nam Lào để hỗ trợ nước bạn nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh. Những chia sẻ, đóng góp và đề xuất của Đoàn được phía bạn đánh giá rất cao.
Nhân viên y tế làm nhiệm vụ tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Viêng Chăn, Lào, ngày 7/5/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong các ngày từ 11 – 15/5, khi làm việc tại tỉnh Champasak, để tăng cường tính hiệu quả của công việc trên tinh thần giúp nước bạn nhiều nhất có thể, Đoàn đã chia thành 2 nhóm, một nhóm làm về dịch tễ, xét nghiệm và vệ sinh môi trường; một nhóm làm về bảo đảm bệnh viện an toàn phòng chống COVID-19 và năng lực quản lý, điều trị ca bệnh.
Đoàn đã đến thăm, khảo sát thực tế, chia sẻ kinh nghiệm và góp ý trực tiếp cho các lực lượng chống COVID của Lào tại làng có đông bệnh nhân mắc COVID-19, tại Trung tâm cách ly tập trung của tỉnh, đơn vị xét nghiệm, bệnh viện dã chiến và các bệnh viện ở tỉnh Champasak… Đoàn cũng trực tiếp tham gia hội chẩn một số ca bệnh nặng với bác sĩ của các bệnh viện; tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch; chẩn đoán điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn.
Video đang HOT
Tại buổi báo cáo tổng kết thời gian làm việc tại tỉnh Champasak với Bí thư, Tỉnh trưởng Vilayvong Butdakham ngày 15/5, Đoàn đã thẳng thắn chỉ ra 8 nguy cơ có thể khiến dịch bùng phát trở lại tại trung tâm kinh tế ở Nam Lào như nguy cơ nhập khẩu qua biên giới với Thái Lan và Campuchia; Nguy cơ dịch xâm nhập từ các địa phương có dịch khác của Lào; Nguy cơ dịch bùng phát từ các ca bệnh cộng đồng chưa truy vết, lấy mẫu và cách ly đầy đủ; Nguy cơ lây nhiễm trong khu cách ly; Nguy cơ lây nhiễm từ người cách ly có thời gian ủ bệnh dài hơn 7 ngày; Nguy cơ lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị; Nguy cơ đến từ năng lực thu dung, quản lý điều trị chưa đủ đáp ứng khi dịch bùng phát và số lượng ca bệnh có tiến triển nặng tăng cao; Và nguy cơ từ việc năng lực xét nghiệm của tỉnh Champasak còn hạn chế.
Nhằm giúp tỉnh Champasak tăng cường độ an toàn trước khi lệnh phong tỏa kết thúc vào ngày 20/5 tới, Đoàn đã kiến nghị Bí thư, Chủ tịch tỉnh 5 vấn đề với từng đầu mục chi tiết về công tác giám sát dịch tễ; Công tác xét nghiệm; Công tác bảo đảm vệ sinh môi trường phòng ngừa lây nhiễm trong cộng đồng; Công tác bảo đảm an toàn phòng chống COVID-19 trong các cơ sở khám chữa bệnh; Năng lực thu dung, quản lý điều trị ca bệnh.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, Cục Phó Cục Vệ sinh và Khuyến khích sức khỏe, Bộ Y tế Lào, ông Panom Phongmany, đã đánh giá rất cao những bài học kinh nghiệm, cũng như các đề xuất, góp ý mà các chuyên gia Việt Nam đã chia sẻ với Lào trong những ngày vừa qua.
Ông Panom, Trưởng nhóm bác sĩ được Bộ Y tế Lào cử đi hỗ trợ Đoàn chuyên gia Việt Nam trong những ngày Đoàn làm việc tại Lào cho biết những ngày qua, ông nhận thấy các chuyên gia Việt Nam đã chỉ rất đúng, rất trúng những gì mà Lào vẫn đang lúng túng hay còn thiếu kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19, từ công tác kiểm soát, phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh tại các trung tâm cách ly, việc giao cho chính quyền và nhân dân y tế bản trực tiếp theo dõi, tìm kiếm người tiếp xúc, công tác phòng hộ cho các y bác sĩ tại các bệnh viện, chuẩn bị cho trường hợp số bệnh nhân lớn, các ca bệnh nặng đông… Hay đơn giản như cách sắp xếp thời gian làm việc để các y bác sĩ có thể đủ sức khỏe làm việc lâu dài… Theo ông, những bài học kinh nghiệm mà các chuyên gia Việt Nam chia sẻ là hết sức thiết thực, có hiệu quả cao và giúp cải thiện được nhiều vấn đề trong công tác phòng chống dịch tại tỉnh Champasak nói riêng và tại Lào nói chung.
Theo kế hoạch, từ ngày 16 – 20/5, Đoàn sẽ tiếp tục làm việc tại tỉnh Savannakhet, trung tâm kinh tế khu vực Trung Lào, để hỗ trợ nước bạn trong công tác phòng chống dịch COVID-19 trước khi về làm việc tại thủ đô Viêng Chăn.
Chăn nuôi an toàn sinh học vượt qua "bão" dịch bệnh
Những năm qua, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn ra khá phức tạp, khó kiểm soát.
Trước thực trạng đó, chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) được xem là giải pháp hữu hiệu giúp kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Chị Lê Thị Hạnh, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) thực hiện nghiêm các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Chăn nuôi theo hướng ATSH là phương thức chăn nuôi bao gồm biện pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật chăn nuôi thú y bảo đảm cho vật nuôi phát triển bình thường. Đồng thời, cách ly được với các vi khuẩn, vi-rút và các tác nhân sinh vật gây bệnh khác để có sản phẩm con giống, nguồn thực phẩm sạch bệnh. Để phát triển chăn nuôi theo hướng ATSH, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khuyến cáo các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh chuồng trại, kiểm soát người, phương tiện ra, vào khu vực chăn nuôi. Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ từ con giống đến thức ăn, nguồn nước; giữ vệ sinh cho vật nuôi và cả người nuôi ở mức độ cao nhất; tiêm các loại vắc-xin theo khuyến cáo của ngành thú y,... Phối hợp với chính quyền các địa phương tập huấn cho các chủ hộ chăn nuôi về quy trình, kỹ thuật chăn nuôi theo hướng ATSH; cán bộ chuyên môn đến các hộ dân để trực tiếp hướng dẫn thực hiện các quy trình chăn nuôi theo hướng ATSH. Bên cạnh đó, các chuồng trại chăn nuôi khi thiết kế phải có khu cách ly, mỗi khi nhập vật nuôi mới về phải cách ly ít nhất từ 20 - 30 ngày để bảo đảm an toàn về bệnh dịch sau khi cắt đàn và loại bỏ nguy cơ mang mầm bệnh từ bên ngoài vào chuồng trại... Thông qua việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng ATSH, nhiều hộ dân đã có cơ hội tiếp cận với phương thức chăn nuôi tiên tiến, áp dụng khoa học - kỹ thuật và nâng cao kiến thức chăn nuôi. Đơn cử như gia đình chị Lê Thị Hạnh, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc), sau khi tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, chị đã mạnh dạn đầu tư xây dựng khu chuồng trại cách xa nhà ở và có khu chuồng trại riêng để khi có gà bị bệnh sẽ cách ly ngay để tránh lây lan sang các con khác. Đồng thời, nền trại được rải một lớp trấu dày, hằng ngày đảo trấu kết hợp với rải vôi bột xử lý phân gà; thực hiện tiêm vắc-xin đúng quy định; vệ sinh máng ăn mỗi ngày và sát trùng, vệ sinh chuồng trại hàng tuần; nhờ đó hạn chế tối đa việc gà bị dịch bệnh. Chị Hạnh cho biết: Có thể thấy rõ hiệu quả trong việc chăn nuôi theo hướng ATSH, như tỷ lệ gà nuôi sống đạt 95%, xuất chuồng sớm từ 10 đến 15 ngày, giảm ngày công lao động, hiệu quả kinh tế tăng từ 15 đến 20% so với chăn nuôi theo phương pháp truyền thống.
Sau khi dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được kiểm soát, gia đình ông Nguyễn Ngọc Nghiệm, xã Hà Tiến (Hà Trung) đã quyết định tái đàn. Khác với lần nuôi trước, sau khi được cán bộ thú y ở địa phương hướng dẫn, ông Nghiệm đã mạnh dạn đổi mới phương thức chăn nuôi theo hướng ATSH. Ông Nghiệm cho biết: Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, phải có giấy kiểm dịch của nơi xuất, khi mới mua về phải được nuôi ở một chuồng hoàn toàn riêng biệt, có chế độ chăm sóc, phòng bệnh hợp lý. Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng theo định kỳ; người ra vào chuồng trại phải thực hiện sát khuẩn để tránh tình trạng lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào trang trại. Để xử lý chất thải, ông sử dụng đệm lót sinh học để chuồng trại không còn mùi hôi; đồng thời, trong quá trình nuôi, ông phối trộn men sinh học với thức ăn giúp lợn tăng sức đề kháng.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chăn nuôi theo hướng ATSH mang đến nhiều lợi ích rõ rệt, giảm tỷ lệ dịch bệnh do có những biện pháp xử lý chuồng trại, thú y, thức ăn, vệ sinh môi trường,... Từ đó hạn chế sử dụng kháng sinh, giúp bảo đảm sức khỏe đàn vật nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao thu nhập cho người nuôi. Nhờ chứng minh được hiệu quả về kinh tế và phòng, chống dịch bệnh nên phương pháp chăn nuôi theo hướng ATSH ngày càng được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, có khoảng hơn 90.000 hộ đang thực hiện chăn nuôi theo hướng ATSH. Tuy nhiên, phần lớn các hộ chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, đôi khi chỉ dừng lại ở các mô hình chứ chưa nhân rộng, phát triển với quy mô lớn, tập trung nên việc áp dụng ATSH còn hạn chế. Do chăn nuôi theo hướng ATSH đòi hỏi các hộ chăn nuôi phải thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh chuồng trại; yêu cầu về con giống bảo đảm nguồn gốc xuất xứ và an toàn dịch bệnh; thức ăn, nước uống, xử lý chất thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh theo quy định của thú y. Bên cạnh đó, phải có các biện pháp chăm sóc, bảo đảm dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi; kiểm soát vật tư và dụng cụ chăn nuôi đưa vào chuồng trại,... Chính vì vậy, thời gian tới, các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh cần tích cực phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hiệu quả của việc chăn nuôi theo hướng ATSH. Đồng thời, tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật phục vụ chăn nuôi ATSH cho người sản xuất. Mặt khác, việc đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng ATSH thường đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn; do đó, cần có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi, tham gia vào chuỗi từ chăn nuôi đến giết mổ, tiêu thụ sản phẩm theo hướng an toàn, bền vững.
Hà Nội: Quyết liệt phòng, chống dịch, không giãn cách, phong toả một cách cực đoan Chiều 10/5, Thường trực Thành uỷ làm việc với UBND TP, Ban Chỉ đạo TP về phòng chống dịch Covid-19, lãnh đạo các sở, ngành TP và quận, huyện, thị xã về Công tác phòng chống dịch Covid-19. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng; Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị...