Lào cảnh báo lũ khi mực nước đập thủy điện Nậm-u2 dâng cao
Chính phủ Lào đã cảnh báo lũ lụt và sạt lở đất có thể xảy ra ở các tỉnh miền bắc và miền trung nước này do mưa lớn, khiến mực nước tại đập thủy điện Nậm-u2 (Nam Ou 2).
Nhà máy Thủy điện Nậm-u xả lũ. Ảnh: Lang Quốc Khánh
Theo CNA, người dân đã được yêu cầu chuyển đến nơi an toàn hơn trong một thông báo hôm 27.7 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như Cục Khí tượng và Thủy văn Lào công bố.
Đây là một phần của dự án thủy điện gồm 7 đập mà chủ thầu là Tập đoàn Sinohydro của Trung Quốc dọc theo sông Nậm-u.Các nhà chức trách nói thêm rằng mực nước tại đập Nậm-u2 ở phía bắc tỉnh Luang Prabang đã dâng cao vượt quá “điểm cảnh báo”.
Google Maps cho thấy khoảng cách giữa tỉnh Luang Prabang và huyện Sanamxai, một trong những huyện bị ảnh hưởng nặng nhất bởi vì vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy đêm 23.7.
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh Lào vẫn đang tìm cách khắc phục thảm họa vỡ đập Xe-Pian Xe-Namnoy ở miền Nam nước này khiến nhiều người chết và hàng trăm người mất tích.
Trước đó, Ban quản lý dự án thủy điện Nậm-u2 cho hay, nước sông có dâng cao do mưa lớn trong nhiều ngày qua, nhưng đập thủy điện Nậm-u2 vẫn chưa xảy ra vấn đề gì, công tác xả lũ là hoạt động điều tiết nước thường xuyên.
Nhà máy thủy điện Nậm-u2 có công suất 120MW được xây dựng từ năm 2013 tại tỉnh Luang Prabang, tiếp giáp với tỉnh Điện Biên của Việt Nam.
Theo Danviet
Video đang HOT
Nước rút bùn ngập, người Lào chật vật trở về nhà sau sự cố vỡ đập
Nước đã rút xuống tại khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp sau vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namboy tại tỉnh Attapeu, Lào, tuy nhiên đường sá, nhà cửa và đồ đạc của người dân vẫn ngập trong bùn đỏ.
Người dân tại các bản làng tại huyện Sanamxai, tỉnh Attapeu, đông nam Lào đã bắt đầu trở về nhà sau khi nước rút bớt trong những ngày gần đây. Huyện Sanamxai là nơi bị ảnh hưởng trực tiếp của sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy vào đêm 23/7.
Sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy là một trong những thảm họa khủng khiếp nhất xảy ra tại Lào trong vài thập niên trở lại đây. Tại một số khu vực bị ngập nặng, người dân vẫn phải dùng thuyền để đi lại do nước chưa kịp rút.
Nước lũ đã cuốn trôi nhiều ngôi nhà, tài sản và hoa màu của người dân tại những bản làng bị ảnh hưởng trực tiếp. Khoảng 3.000 người bị mất nhà cửa và 131 người vẫn đang trong tình trạng mất tích.
Người dân Lào phải đối mặt với không ít khó khăn khi trở về nhà dù nước đã rút xuống đáng kể. Trước đó, nước xả ra từ đập bị vỡ từng nhấn chìm nhiều ngôi nhà, buộc người dân phải trèo lên cây hoặc đứng trên mái nhà để lánh nạn.
Bé gái sử dụng một tấm đệm làm phương tiện di chuyển qua khu vực ngập trong bùn đỏ.
Nhà cửa và đồ đạc bị ngập trong bùn đỏ suốt 4 ngày sau khi đập vỡ.
Khi trở về nhà, các gia đình cố gắng thu gom những đồ đạc còn sót lại sau một thời gian đi tạm trú để tránh lũ.
Hiện công tác cứu trợ vẫn đang diễn ra để giúp đỡ người dân tại những khu vực bị ảnh hưởng do sự cố vỡ đập.
Quan chức địa phương cho biết người dân Lào vẫn cần lương thực, thuốc men để duy trì cuộc sống tạm thời.
Các binh sĩ Lào ngồi trên thuyền khi cứu trợ người dân tại vùng bị ngập lụt. Truyền thông Lào đưa tin có 27 người thiệt mạng sau sự cố vỡ đập.
Một phụ nữ di chuyển khó khăn khi đường đi bị ngập nước bùn.
Người đàn ông đứng cạnh những quả trứng được vớt từ trong bùn.
Những chiếc xe bị hư hại sau nhiều ngày ngâm trong nước.
Một người lính nằm nghỉ ngay trên chiếc xe tự chế tại tỉnh Attapeu.
Xác động vật như trâu bò trôi dạt giữa dòng nước bùn.
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Vỡ đập thủy điện ở Lào: Tường trình từ một điểm tập kết người bị nạn Hàng nghìn người bị mất nhà cửa và tài sản trong vụ vỡ đập thủy điện ở Lào hiện đang được "nhét" vào đúng nghĩa trong các khu tập kết là trường học, trụ sở chính quyền để sống tạm qua ngày. Còn tương lai, đến chính quyền địa phương còn chưa có thời gian để nghĩ đến tương lai nào cho họ...