Lào Cai: Trồng chuối tiêu, trồng quả trăm mắt nhà nông làm giàu
Những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Nguồn vốn tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, làm giàu qua việc đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa như trồng chuối tiêu, trồng dứa…cho dù thị trường tiêu thụ nông sản có thời điểm gặp khó khăn.
Hiện nay, Ngân hàng CSXH tỉnh Lào Cai đang thực hiện 14 chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng nông thôn mới…
Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Bảo Yên đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Người nghèo và các đối tượng chính sách ở Lào Cai nhận vốn vay ưu đãi ngay tại Điểm giao dịch xã do Ngân hàng CSXH tỉnh và các huyện thực hiện.
Trước đây, gia đình ông Hoàng Ngọc Viễn ở xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên là hộ nghèo lâu năm. Với 30 triệu đồng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, ông đã mạnh đầu tư nuôi trâu, giúp gia đình có thêm động lực để phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hai năm trước, ông Viễn tiếp tục được Tổ tiết kiện và vay vốn bình xét, Ngân hàng CSXH cho vay vốn để trồng 2ha quế và cây ăn quả. Ông cho biết, do thiếu vốn đầu tư nên nhiều dự định phát triển kinh tế phải trì hoãn, nay có nguồn vốn ưu đãi, gia đình rất yên tâm. Khi diện tích cây ăn quả và rừng trồng cho thu hoạch, kinh tế gia đình ông sẽ đảm bảo hơn.
Đến thăm đồi dứa của gia đình và bà con trong thôn Na Lốc III, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, chị Giàng Thị Chu – Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn kể, nếu không tiếp cận được nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt khó khăn của Ngân hàng CSXH, chị cũng như bà con trong thôn chẳng thể có đồi dứa 5 vạn gốc và 2.000 cây chuối như bây giờ.
Nguồn vốn vay tuy nhỏ, nhưng đủ giúp chị trang trải tiền giống, phân bón những ngọn đồi mỗi năm mở rộng thêm diện tích trồng dứa, chuối. Thấy sản xuất có hiệu quả, hơn trồng ngô lúa, chị tiếp tục mạnh dạn vay vốn hộ nghèo để mở rộng diện tích sản xuất lên 3 vạn gốc dứa, 2.000 gốc chuối.
Chị Giàng Thị Chu bên “vựa chuối” khởi nghiệp từ vốn vay chính sách.
Video đang HOT
Giá chuối và giá mía một vài năm nay bấp bênh, song những năm trước được mỗi năm chị cũng thu được 60 triệu đồng tiền dứa và 80 triệu đồng tiền chuối.
Năm 2017, gia đình chị đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo và dựng được một căn nhà gỗ mới khang trang, các con được ăn và học hành đầy đủ. Diện tích trồng dứa của gia đình chị tiếp tục được mở rộng với 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn là 5 vạn gốc và chị dự kiến trong mùa tới lên 10 vạn gốc.
Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Lầu Nông Thị Nghì cho biết, xã hiện có 1.500 hộ với 6.300 nhân khẩu, tổng dư nợ vốn chính sách của xã đạt trên 28 tỷ đồng, riêng Hội Phụ nữ nhận ủy thác là 10,6 tỷ đồng với 247 hộ vay, trong đó có 148 hộ nghèo. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp bà con chuyển đổi cây trồng cho năng suất cao thay vì phương thức truyền thống trước kia.
Hiện, toàn xã có 263ha chè, 800ha chuối, hơn 1.000ha dứa. Nhiều cháu bước vào giảng đường đại học, cao đẳng nghề cũng nhờ nguồn vốn cho vay HSSV của Ngân hàng CSXH.
Người nghèo ở các xã nghèo của tỉnh Lào Cai có thêm cơ hội thoát nghèo từ nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh số cho vay của Ngân hàng CSXH tỉnh Lào Cai đạt gần 539 tỷ đồng, với 12.163 lượt khách hàng vay vốn. Tổng nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng CSXH để ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng khác đến nay đạt gần 90 tỷ đồng, tăng 17 tỷ đồng so với đầu năm, vượt 55% kế hoạch tăng trưởng năm 2019.
Doanh số cho vay ủy thác thông qua các hội, đoàn thể đạt 538 tỷ đồng, với 12.153 lượt hộ được vay vốn, tăng 85,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018. Dư nợ ủy thác là 2.823 tỷ đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh, dư nợ bình quân 40,56 triệu đồng/hộ. Tổng dư nợ đến ngày 30/6 đạt gần 2.830 tỷ đồng, tăng 147 tỷ đồng so với với 31/12/2018. Nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ thấp, với 0,18% trên tổng dư nợ.
Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Lào Cai Nguyễn Hải Hà thông tin, để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn, đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đến người dân thông tin về các chương trình tín dụng. Đồng thời, đơn vị thường xuyên tổ chức họp giao ban, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của người dân để kịp thời nắm bắt những tồn tại, hạn chế, qua đó có biện pháp tháo gỡ.
Để giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách hiểu rõ chính sách tín dụng ưu đãi, tiếp cận nguồn vốn nhanh nhất, NHCSXH các huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể như cải cách thủ tục hành chính để người dân vay vốn ưu đãi ngày càng đơn giản, thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, đơn vị duy trì việc tổ chức giao dịch tại UBND các xã vào các ngày cố định hằng tháng để đưa đồng vốn đến tận tay người nghèo, tiết kiệm chi phí đi lại và đảm bảo an toàn cho người dân.
Nhằm tăng cường dòng vốn chính sách với mục tiêu “không để người nghèo bị bỏ lại phía sau”, mới đây, Kỳ họp thứ X Hội đồng nhân dân tỉnh đã có Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND về việc trích một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương, ủy thác qua Ngân hàng CSXH tỉnh để cho vay phát triển kinh tế – xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên, trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 – 2025.
Theo đó, đối tượng được hưởng chính sách bao gồm các hộ gia đình có hộ khẩu thường trú trên địa bàn các xã; các tổ chức kinh tế và cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan, tổ chức có liên quan. Hằng năm, ngân sách tỉnh Lào Cai cân đối ít nhất 1 tỷ đồng/xã/năm, riêng năm 2019 cân đối 500 triệu đồng/xã, ủy thác sang Ngân hàng CSXH để cho vay.
Mức cho vay và lãi suất vay đối với từng đối tượng theo mức của Ngân hàng CSXH công bố từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ, thời hạn cho vay vốn tối đa 60 tháng (5 năm). Đây là tín hiệu vui cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên tại địa phương này có thêm nguồn lực, giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững trong tương lai.
Theo Danviet
Giàu nhất vùng, tỷ phú Cadong trồng 10ha sâm Ngọc Linh trên rừng
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 2 Nguyễn Văn Lượng đã mạnh dạn đầu tư trồng sâm Ngọc Linh. Cũng nhờ trồng sâm Ngọc Linh mà gia đình anh Lượng từng bước thoát nghèo và vươn lên trở thành một trong những nông dân tỷ phú của xã Trà Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam).
Hiện anh Lượng có 10ha sâm Ngọc Linh trồng trong rừng sâu.
Từ cậu bé mồ côi trở thành tỷ phú
Vừa qua, đoàn công tác của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Nam đã có chuyến đi kiểm tra thực tế các hộ vay vốn trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc huyện Nam Trà My - vùng đất trồng sâm quý nổi tiếng. Điều đặc biệt ấn tượng đối với chúng tôi là người Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn được mệnh danh là tỷ phú giữa đại ngàn Ngọc Linh, ông là Nguyễn Văn Lượng, người dân tộc Cadong.
Ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) có nhiều hộ nông dân vay vốn Ngân hàng CSXH trồng sâm Ngọc Linh. Ảnh: Hùng Lam
Ông Lượng sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh quanh năm sương mù bao phủ, gió lạnh, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nên phải tự mình bươn chải, kiếm sống. Năm 15 tuổi ông đã biết đi tìm củ sâm trong rừng về bán và chọn giống sâm để trồng. Lấy ngắn nuôi dài, sau gần 30 năm gắn bó với cây sâm Ngọc Linh, đến nay ông đã có một vườn sâm với diện tích trên 10ha. Hàng năm thu nhập từ bán củ và giống sâm ông đã thu về hàng chục tỷ đồng.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn sâm của gia đình, dừng chân tại cây sâm cổ, ông Lượng chia sẻ, cây sâm này đã có người trả mua với giá 250 triệu đồng nhưng ông không bán vì đó là nguồn cây giống tốt nhất, nếu bán hạt giống thì hàng năm sẽ thu về trên 50 triệu đồng. Hiện nay, mỗi năm ông trồng mới khoảng 150.000 cây sâm con. Theo tính toán sau 5 năm nữa mỗi mùa sâm gia đình ông dự kiến thu tới cả trăm tỷ đồng.
Nguyễn Văn Lượng (trái) vui vẻ giới thiệu khu vườn ươm cây giống sâm Ngọc Linh của gia đình ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Nhớ lại chặng đường khởi nghiệp, ông Lượng chia sẻ, năm 2005 ông được Ngân hàng CSXH huyện Nam Trà My cho vay 30 triệu đồng. Đây là khoản tiền rất quý giá với ông lúc đó. Từ số tiền này ông mua thêm giống sâm và thuê nhân công mở rộng vườn sâm của gia đình.
Nhờ cần cù, miệt mài trong lao động cộng với niềm đam mê về phát triển cây sâm, hiện ông đã có vườn sâm có thể nói lớn nhất cả nước. Để chăm sóc, quản lý và phát triển vườn sâm hiện nay, có 36 hộ đồng bào trong thôn tham gia làm công và bảo vệ. Đây là những hộ nghèo của xã được Ngân hàng CSXH cho vay để trồng sâm; ông Lượng trả tiền công và hỗ trợ cây giống.
Tổ trưởng năng động
Sau khi có kinh tế ổn định, ông Lượng vẫn tham gia vay vốn tại Ngân hàng CSXH huyện Nam Trà My từ chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doạnh tại vùng khó khăn và được bà con tín nhiệm làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 2, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My.
Tổ tiết kiệm và vay vốn do ông Nguyễn Văn Lượng làm Tổ trưởng có 29 hộ vay, với tổng dư nợ 1,2 tỷ đồng. Các hộ vay trong tổ trả lãi đều hàng tháng và có số dư tiết kiệm tại Ngân hàng CSXH trên 3 triệu đồng/hộ. Riêng ông Lượng đã có số dư tiết kiệm tại Ngân hàng CSXH huyện lên đến 2 tỷ đồng. Ông nói, tiền thu từ bán sâm trong thời gian tới sẽ tiếp tục gửi thêm để Ngân hàng CSXH dùng số tiền đó cho những hộ khác có khó khăn hơn để làm ăn.
Trong việc sinh hoạt tổ, ông Lượng thường nhắc nhở bà con phải siêng năng làm ăn để được khấm khá. Nếu có hộ nào không chấp hành ông sẽ giảm trừ số tiền công và giảm số cây sâm được thưởng hàng năm. Chính cách quản lý "rất riêng" này của ông Lượng đã giúp cho nhiều hộ dân vay vốn Ngân hàng CSXH tham gia vào việc trồng và phát triển cây sâm rất hiệu quả. Nhiều tổ viên trong tổ do ông quản lý nay đã thoát hẳn nghèo, vươn lên khá giả nhờ trồng sâm.
Theo Danviet
Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng làm việc tại Đắk Lắk, Đắk Nông Cuối tuần qua, đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân (T.Ư Hội NDVN), Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH Việt Nam và đoàn công tác T.Ư kiểm tra tình hình hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH...