Lào Cai phát huy tiềm năng du lịch leo núi tại Lảo Thẩn
Nhắc tới đỉnh núi vươn mình sừng sững như nóc nhà ở vùng đất mây trời Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, ngọn núi Lảo Thẩn được biết đến là một địa danh vừa có không khí hoang sơ lại xen lẫn chút ma mị, vừa có vẻ đẹp hùng vĩ của mây trời.
Vùng núi Tây Bắc với vẻ đẹp được mẹ thiên nhiên ban tặng luôn là nơi thu hút khách du lịch, đặc biệt, được đứng trên những đỉnh núi cao. Vì vậy, mô hình du lịch leo núi trekking (du lịch mạo hiểm) đang ngày càng thịnh hành và thu hút nhiều người thích khám phá.
Trải qua những chuyến đi bộ đường dài hay đi bộ leo núi nhiều ngày, băng qua những cung đường với đủ loại địa hình để đến với những khu vực xa xôi, phần lớn là những vùng đồi núi, nơi tương tác nhiều với thế giới tự nhiên, những trekker (người leo núi mạo hiểm) sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, cũng như trải nghiệm văn hóa đa dạng của các dân tộc sinh sống trên núi và tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời.
Một trong những địa điểm leo núi được khá nhiều người ưa chuộng là ngọn núi Lảo Thẩn – nóc nhà của xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với độ cao 2860m, nằm trong danh sách 15 đỉnh núi cao nhất tại Việt Nam.
Cung đường lên núi Lảo Thẩn có độ dài khoảng 16km và không quá khó leo, phù hợp với những người có sức khỏe tốt.
Du lịch núi Lảo Thẩn được hoạt động nhiều nhất là từ tháng 10 đến tháng 3, đẹp nhất là trong tháng 10-12. Khi leo núi, du khách có thể chụp ảnh cùng khung cảnh tại đây.
Hành trình chinh phục đỉnh Lảo Thẩn được đánh giá có độ khó leo núi ở mức trung bình, thích hợp với những thành viên lần đầu leo núi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc leo núi xa, đi cùng đoàn sẽ có những người porte (người dẫn đường) – chủ yếu là những người dân sinh sống trên địa bàn núi Lảo Thẩn.
Đối với mỗi đoàn luôn có 1 đến 2 porter đi đầu dẫn đường và đi cuối để chốt đoàn. Không chỉ dẫn đường, những người này còn phải mang trên vai 10 đến 20kg hành lý của khách và hỗ trợ mọi người ở những cung đường khó khăn, đoạn vách đá, vượt đèo…
Mỗi chuyến leo núi sẽ kéo dài từ 2 đến 3 ngày, vì vậy những porter sẽ hướng dẫn khách leo núi đến những nơi dừng chân nghỉ ngơi được người dân tộc thiểu số sinh sống tại xã Y Tý chuẩn bị sẵn.
Sau khi nghỉ ngơi qua đêm tại địa điểm nghỉ, các trekker sẽ tiếp tục hành trình ngày thứ 2 từ sáng sớm để ngắm bình minh.
Dọc hai bên đường leo núi có thể thấy rất nhiều loài hoa nở trắng muốt, du khách thích thú chụp ảnh làm kỉ niệm.
Đỉnh Lảo Thẩn xinh đẹp với từng tầng mây khép kín, xếp chồng dày đặc lên nhau phủ kín cả ngọn núi.
Cảm xúc tự hào dâng trào của những khách du lịch khi chinh phục một trong những đỉnh núi cao nhất của Việt Nam.
Chia sẻ với Mekong ASEAN, bạn Hải Hà (23 tuổi, Hà Nội) vừa thực hiện chuyến trekking leo núi Lảo Thẩn khám phá núi rừng Y Tý đại ngàn cho biết: “Mình là người thích khám phá du lịch, tuy nhiên trước đây chỉ toàn đến những địa điểm du lịch nhẹ nhàng. Từ khi biết đến du lịch mạo hiểm, mình đã muốn thoát ra khỏi vùng an toàn để rồi theo chân mọi người đến khám phá nóc nhà của Y Tý. Phải nói là núi rừng Việt Nam đẹp vô cùng”.
Thực hiện Dự án 6 về “Phát triển du lịch gắn với bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống các vùng dân tộc thiểu số” theo Chương trình MTQG 1719, tỉnh Lào Cai thể hiện mong muốn phát triển nhanh, tăng trưởng xanh, đến năm 2050.
Với mục tiêu đưa Lào Cai trở thành điểm đến du lịch thiên nhiên, thể thao mạo hiểm “xanh”, “thông minh” hàng đầu Việt Nam và khu vực gắn với bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vùng núi, nơi du khách sẽ có được những trải nghiệm khác biệt và đích thực vượt cả sự mong đợi với những cảm xúc đặc biệt trên mỗi hành trình.
Trong năm 2023, ngành Du lịch Lào Cai đặt mục tiêu năm 2023 đón 6 triệu lượt khách, nhưng hết 10 tháng năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến địa bàn đã đạt gần 6,5 triệu lượt.
Tỉnh Lào Cai đã tổ chức thành công Giải Bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup năm 2023; Lễ hội mùa xuân, mùa hè “Sa Pa – xứ sở của tình yêu”; Tuần Văn hóa – Du lịch Sa Pa và các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm (marathon, đua xe đạp, leo núi, dù lượn, kayak, camping, Offroad Challenger) tại thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà, huyện Bát Xát… đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với tỉnh Lào Cai.
Việc tổ chức thành công nhiều sự kiện hấp dẫn và đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với khai thác tiềm năng, thế mạnh vốn có để tạo dấu ấn khác biệt của các địa phương đã góp phần tạo sự bứt phá mạnh mẽ này.
Lào Cai: Bát Xát phát triển du lịch leo núi
Vùng cao Bát Xát có khí hậu và phong cảnh khá tương đồng với Sa Pa - đây được xác định là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong định hướng phát triển, huyện Bát Xát đang tập trung xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch 'Chinh phục đỉnh cao' để thỏa mãn niềm đam mê khám phá thiên nhiên của du khách.
Chị Khánh Vân vui mừng khi chinh phục được đỉnh Lảo Thẩn.
Với những ai chưa từng đi trekking hay cả với những người đã từng có kinh nghiệm leo núi thì việc thuê porter là vô cùng cần thiết. Thông thường, porter sẽ là những người sinh sống tại bản làng, họ rất thông thạo địa hình, hướng dẫn du khách đi đúng hướng, tuyến du lịch. Tại các địa phương như Y Tý, Sàng Ma Sáo đã bắt đầu hình thành các tổ porter chuyên nghiệp, đồng hành cùng du khách trong suốt hành trình tham quan, trải nghiệm. Anh Lầu A Lù, porter xã Y Tý, huyện Bát Xát cho biết: "Ngay đầu hành trình, du khách sẽ bị cuốn hút bởi cỏ cây, hoa lá của đại ngàn. Đây cũng là đặc thù của vùng núi Tây Bắc".
Đối với những người có đam mê chinh phục độ cao thì những đỉnh núi ở Bát Xát như Ky Quan San, Nhìu Cồ San hay Lảo Thẩn có sức hấp dẫn đặc biệt. Bởi quá trình chinh phục các đỉnh núi cao này du khách sẽ được đắm mình trong rừng hoa đỗ quyên bạt ngàn sắc thắm; được tận mắt khám phá, trải nghiệm rừng trúc, hay những thác nước mát lành giữa đại ngàn... Còn khi đã chinh phục được những đỉnh núi cao, mỗi du khách đều có cảm nhận đã vượt qua được giới hạn của chính bản thân mình. Chị Lê Thị Khánh Vân, khách du lịch chinh phục đỉnh Lảo Thẩn cho biết: "Tôi cùng các bạn đã chinh phục đỉnh Lảo Thẩn, cung đường đi rất đẹp. Tôi thấy rất tuyệt vời".
Huyện Bát Xát đang có các giải pháp để thu hút khách du lịch.
Hết tháng 10 năm 2022, du lịch Bát Xát đã đón trên 75.000 lượt khách đến tham quan, khám phá. Trong đó, có hàng ngàn du khách thực hiện các tour du lịch leo núi. Xây dựng và phát triển tua du lịch "Chinh phục đỉnh cao", Bát Xát kỳ vọng tạo ra sản phẩm du lịch đặc hữu của địa phương. Ông Phạm Năng Chung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bát Xát cho biết: "Đối với khu vực phía Tây của huyện thì chúng tôi sẽ phát triển bảo tồn bản sắc và phát triển các đỉnh núi. Quan điểm phát triển du lịch của chúng tôi là phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm không phải du lịch có sự sắp đặt. Từ đó, đối với những du lịch mạo hiểm như là leo núi, trọng tâm trọng điểm để chúng tôi phát triển. Như thế mới thu hút được khách du lịch, giữ được khách du lịch và lần sau khách du lịch lại muốn đến với huyện Bát Xát".
Thời gian tới, Bát Xát sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá giúp du khách biết tới các điểm đến du lịch trên địa bàn. Đồng thời, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch; hướng dẫn, hỗ trợ người dân địa phương phát triển các mô hình du lịch cộng đồng gắn với gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Chinh phục Lảo Thẩn mùa đông, thưởng thức thiên đường mây Tây Bắc Không phải ngẫu nhiên mà đỉnh Lảo Thẩn, nóc nhà Y Tý, Lào Cai được giới đam mê trekking (leo núi) suy tôn là điểm đến phải chinh phục trong đời. Vào mùa đông, tour thiên đường mây trên cao này đặc biệt hấp dẫn bởi đây mới là mùa mây trắng vờn bên những dãy núi màu lam thẫm xứng danh tuyệt...