Lào Cai: Nuôi ong, nuôi cá “tàu ngầm” bài bản, thu nhập tăng cao
Nhà nước hỗ trợ xây dựng và thẩm định các mô hình, dự án nông nghiệp; người dân triển khai theo quy trình kỹ thuật, hoàn thiện và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Điều này không chỉ góp phần khắc phục tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường mà còn giúp người dân nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Hiệu quả từ những mô hình
Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai đã hỗ trợ 2 xã Xuân Quang và Phong Niên, huyện Bảo Thắng xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao thuộc dự án xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao trong nông hộ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung – Tây Nguyên, giai đoạn 2016-2018.
Có 10 hộ dân được hỗ trợ triển khai mô hình, với quy mô 200 đàn ong nội.
Thông qua mô hình, Trung tâm Khuyến nông đã tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống vật tư, chỉ đạo kỹ thuật và giám sát các hộ tham gia thực hiện mô hình xuyên suốt quá trình phát triển của đàn ong và khai thác mật của nông hộ đảm bảo theo quy trình kỹ thuật thực hành chăn nuôi ong tốt, an toàn (VietGAHP).
Kết quả, các đàn ong thuộc mô hình cho năng suất trên 18kg/đàn/năm (cao hơn trước 2,3kg/đàn/năm), đem lại thu nhập 2,7 triệu đồng/đàn/năm. Từ mô hình này, một lao động có thể nuôi 100 đàn ong, do đó thu nhập có thể đạt 200-250 triệu đồng/năm, hiệu quả kinh tế tăng 20,6%.
Mô hình nuôi cá tầm thuộc dự án do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chủ trì đã giúp gia đình ông Nguyễn Văn Lũy ở thôn Can Hồ A (xã Bản Khoang, huyện Sapa, Lào Cai) trở nên khấm khá. Ảnh: zing
Video đang HOT
Sau gần 1 năm triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai đã trao chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng của Viện Vệ sinh an toàn thực phẩm Trung ương cho Tổ hợp tác mật ong Núi Đá.
Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai đã trao giấy chứng nhận sản phẩm OCCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao cho sản phẩm mật ong Núi Đá xã Xuân Quang.
Ông Vương Tiến Sỹ – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Lào Cai cho biết, do được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, được cấp tem truy xuất nguồn gốc và có bao bì, nhãn mác phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của khách hàng nên sản lượng tiêu thụ mật ong tăng theo các năm, từ đó doanh thu và lợi nhuận cũng tăng dần theo các năm.
Đáng chú ý, mô hình “Nuôi cá tầm trong lồng năm 2018 – 2019″ thuộc dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, giai đoạn 2017-2019″ do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chủ trì đã được triển khai tại vùng đặc biệt khó khăn 30a của tỉnh Lào Cai với khoảng 50% số hộ thực hiện mô hình là người dân tộc thiểu số.
Quá trình thực hiện mô hình nuôi loài cá tầm được ví như “tàu ngầm” này cho thấy, mỗi lao động trong gia đình có thể nuôi với thể tích gấp 4 lần (tức là 200m3), do đó lãi sẽ cao gấp 4 lần, tương đương 116 triệu đồng/người/năm, bình quân đạt 9,65 triệu/người/tháng, hiệu quả kinh tế tăng 34,8% so với nuôi các loại cá truyền thống như diêu hồng, chép, trắm.
Đặc biệt, nuôi cá tầm ở môi trường nguồn nước rộng, sạch, mát và được bổ sung thêm cá nhỏ tươi… nên chất lượng thực phẩm tốt hơn, công tác tiêu thụ thuận lợi và phát triển bền vững hơn.
Theo ông Đặng Danh Bộ – Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai, lợi ích lớn nhất từ mô hình là đã kiểm soát tốt nguồn giống, vật tư nên hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, sản phẩm không có tồn dư kháng sinh trước khi đưa ra thị trường.
Tăng hiệu quả quản lý chất lượng, an toàn
Từ những hiệu quả thiết thực của các mô hình nông nghiệp mà nhà nước và nhân dân cùng làm, tại “Kế hoạch hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020″, UBND tỉnh Lào Cai đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của địa phương là tạo bước đột phá trong xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ để nâng cao chất lượng và giá trị một số ngành nông sản đặc hữu của tỉnh, hướng tới xuất khẩu.
Cùng với đó là đẩy mạnh các giải pháp phát triển chuỗi nông sản an toàn được xác nhận gắn với truy xuất nguồn gốc điện tử và xây dựng thương hiệu nhãn hiệu cho các loại nông sản trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Năm 2020, tỉnh hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm sinh học, tạp chất và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Theo Danviet
Giáo dục Lào Cai: Tinh giản trên 700 biên chế
Theo báo cáo của UBND tỉnh Lào Cai với Đoàn Thanh tra Chính phủ, giai đoạn 2014 - 2018, tỉnh Lào Cai đã chú trọng mọi nguồn lực để phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Tới nay sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai đã đạt được những kết quả quan trọng.
Giáo dục Lào Cai đã có nhiều khởi sắc (ảnh minh họa)
Toàn tỉnh đã sáp nhập 109 trường thành 53 trường, giảm 56 trường; Gộp điểm trường lẻ mầm non với tiểu học đạt 138%; xóa đưa 14.271/8.300 học sinh ở điểm trường lẻ về điểm trường chính, đạt 172%...
Tỉnh cũng nâng cấp 4 trường PTDT nội trú THCS Tinh giản trên 700 biên chế; 100% các cơ sở giáo dục đã có nhà, lớp học kiên cố tại trường chính.
HS Lào Cai đã có nhiều thành tích cao trong học tập (ảnh minh họa)
Lào Cai cũng tích cực triển khai xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới, hiện có 359/617 trường đạt chuẩn, đứng tốp đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc...
Một số vấn đề giáo dục của tỉnh Lào Cai kiến nghị với Thanh tra Chính phủ đó là: Không cắt giảm thêm biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định số 108 của Chính phủ; bổ sung thêm đối tượng học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ học tập là học sinh dân tộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...
Đức Trí
Theo GDTĐ
Lào Cai: Tăng cường kiểm tra vệ sinh ATTP UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Trung thu năm 2019. Lào Cai tăng cường, kiểm tra vệ sinh ATTP. Ảnh: QT Bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa đài truyền thanh xã, thị trấn, UBND tỉnh chỉ đạo các...