Lào Cai lại xuất hiện mưa đá
Do ảnh hưởng không khí lạnh từ Trung Quốc tràn xuống, trưa 25/3 ở khu vực xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên- Lào Cai, đột ngột xuất hiện trận mưa đá hạt to bằng đầu ngón tay. Trận mưa kéo dài khoảng 10 phút và đã gây ra thiệt hại đáng kể cho địa phương.
Mưa đá xuất hiện rơi trắng dường khu vực xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên ( tỉnh Lào Cai) hồi 10h30, ngày 25/3/2017.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng huyện Bảo Yên, trận mưa đá xẩy ra ở thôn Liên Hà 5 và thôn Tắp 2, xã Bảo Hà có 15 ngôi nhà của dân và 1 nhà văn hóa thôn Tắp 2 bị thủng mái nhà, do mưa đá rơi xuống hoặc tốc mái do giông lốc, hàng chục ha lúa xuân mới gieo cấy và rau màu bị thiệt hại.
Khu vực di tích lịch sử quốc gia đền Bảo Hà, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) do mưa đá kèm theo gió lốc đột ngột xuất hiện đã làm đổ một số cây xanh tại khuôn viên nhà đền và làm hỏng một phần mái cổng tam quan đền Bảo Hà.
Ngay sau trận mưa đá tạnh, chính quyền xã Bảo Hà đã huy động lực lượng tại chỗ khắc phục hậu quả thiên tai và báo cáo cấp trên hỗ trợ người dân tấm lợp để lợp lại các mái bị hỏng, sửa chữa lại nhà văn hóa thôn Tắp 2 bị hỏng nặng.
Video đang HOT
Hình ảnh mưa đá ở khu vực xã Bảo Hà (tỉnh Lào Cai) do người dân ghi lại và cung cấp cho báo chí
Kỹ sư Lưu Minh Hải, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết thêm, vào thời gian đêm hôm trước (25/3) và sáng ngày hôm nay ( 26/3) không khí lạnh tiếp tục tràn xuống Lào Cai gây mưa, mưa rào và giông rải rác. Tuy nhiên, mưa không đồng đều, lượng mưa thu được phổ biến từ 10 – 15mm, một số nơi mưa nhiều hơn như thành phố Lào Cai 22mm, thị trấn Sa Pa 31mm.
Nhiệt độ các khu vực đồng loạt giảm thấp, trời chuyển rét, hồi 7 giờ ngày 26/3, các trạm khí tượng quan trắc trên địa bàn tỉnh Lào Cai đo được nhiệt độ thấp nhất ở các địa phương như sau: Thành phố Lào Cai giảm xuống còn 17,10C; thị trấn Phố Ràng (Bảo Yên) 170C; vùng núi Bắc Hà rét hại 11,90C; vùng du lịch Sa Pa rét nhất 8,90C.
Ngày và đêm hôm nay (26/3) không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng sâu xuống Lào Cai, sau có cường độ ổn định nhưng dự báo nhiệt độ các địa phương vẫn giảm thấp.
Các khu vực trong tỉnh nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông, cần đề phòng lốc xoáy, mưa đá và sét đánh trong cơn giông. Gió Đông Nam cấp 2, trời rét, vùng núi rét đậm, các vùng núi cao rét hại. Nhiệt độ cao nhất dao động từ 21-230C, vùng cao 16-180C. Nhiệt độ thấp nhất từ 15-170C, vùng núi 10-120C; Sa Pa trong khoảng 7 -90C.
Trước thực tế này, các địa phương trong tỉnh vẫn phải tuyên truyền cho người dân chủ động phòng chống thiên tai do không khí lạnh gây ra, nhất là phòng chống gió lốc, mưa đá xẩy ra đột ngột gây thiệt hại cho sản xuất và đời sồng.
Phạm Ngọc Triển
Theo Dantri
Hà Nội dừng quét vôi Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Các hạng mục ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) như Khuê Văn Các, cổng Tam Quan, Nhà Bái Đường, Nhà Thái Học được dừng quét vôi, không triển khai theo kế hoạch ban đầu.
Ngày 13/1, trao đổi với VnExpress, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) cho biết, theo kế hoạch ban đầu, các hạng mục quan trọng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám như Khuê Văn Các, cổng Tam Quan, Nhà Bái Đường, Nhà Thái Học sẽ được quét vôi để bảo dưỡng, tương tự một số hạng mục khác trong di tích.
Tuy nhiên, sau khi có sự đánh giá của các chuyên gia, nhận thấy những hạng mục trên đã xuống cấp khá nghiêm trọng. Không chỉ tường bị rêu mọc bám dày mà các chữ viết, hình ảnh trên đó cũng đã bong tróc, nhiều phù điêu hư hỏng, Ban quản lý quyết định chỉ vệ sinh, làm sạch rong rêu và xin chủ trương cấp trên để "lập dự án tu bổ hợp lý, khoa học nhất".
Cổng chính Văn Miếu được dừng quét vôi. Ảnh: Ngọc Thành
Trước đó một số hạng mục trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám như tường rào khu vực quanh giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ... được quét vôi trang trí. Đây là loại vôi trộn với than bùn, còn gọi là vôi sữa truyền thống. Màu vôi mới này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.
Giải thích việc này, ông Lê Xuân Kiêu cho biết, đơn vị tham mưu đã đưa ra hai phương án, gồm màu ghi xám đậm tạo cảm giác công trình cũ song không phải màu gốc, còn loại vôi đã được sử dụng sẽ tạo màu gốc của di tích. "Sau một thời gian quét vôi này, công trình sẽ trở lại màu gốc", ông Kiêu nói và cho rằng quét vôi là công việc cần thiết để bảo dưỡng, làm sạch di tích, nếu không các hạng mục sẽ nhanh xuống cấp.
Giếng Thiên Quang được quét vôi mới. Đơn vị quản lý cho rằng sau một thời gian lớp vôi cũ đi, công trình sẽ trở lại màu như trước. Ảnh: Ngọc Thành.
Lần quét vôi gần nhất cho di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám là năm 2014. Theo ông Kiêu, có nhiều du khách đến tham quan đã gặp trực tiếp ông và phản ánh về việc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bị bong tróc, xuống cấp ở nhiều hạng mục. Họ không muốn một di tích lịch sử tầm cỡ để cho rêu bám đầy ở các bức tường. Do đó, đơn vị quản lý di tích đã tiến hành quét vôi bảo dưỡng định kỳ, có xin ý kiến của lãnh đạo thành phố Hà Nội.
Ông Lê Xuân Kiêu cũng cho hay, công tác trùng tu ở Văn Miếu không có thời gian cụ thể mà phụ thuộc vào hiện trạng của khu di tích. Khi phát hiện hạng mục nào đang có sự xuống cấp thì đơn vị quản lý phải lên kế hoạch trùng tu.
Đoàn Loan
Theo VNE
Vụ dân "vây" nhà máy thép: Lãnh đạo thành phố đối thoại với dân Chiều 15/12, tại nhà văn hóa thôn Vân Dương 2 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh và đại diện lãnh đạo hai nhà máy thép đã có buổi đối thoại với người dân nhằm tìm kiếm giải pháp xử lý tình trạng ô nhiễm mà hai nhà máy này đã...