Lào Cai: Giá quế đạt “đỉnh”, thu cả vỏ lẫn lá xếp thành cuộn, cân lên thương lái trả tiền tươi
Những tưởng dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến giá thu mua quế nhưng ngược lại, giá quế tại vùng trồng quế nổi tiếng Nậm Đét (huyện Bắc Hà, Lào Cai) đang cao nhất từ trước đến nay. Nông dân Nậm Đét, nhất là những người trồng quế hữu cơ đang phấn khởi “như Tết”.
Giá quế Nậm Đét đạt đỉnh
Theo chia sẻ của nông dân, giá vỏ quế tươi tại xã Nậm Đét (Bắc Hà, Lào Cai) đang được thu mua ở mức 27.000 – 32.000 đồng/kg, riêng quế hữu cơ luôn có giá 31.000 – 32.000 đồng/kg, thu hoạch đến đâu có thương lái đến tận nơi thu mua đến đó. Việc tiêu thụ các sản phẩm từ quế rất thuận lợi. Người trồng có thể tận thu bán vỏ và lá quế, thậm chí những thân cây quế nhỏ cũng được mua với giá ổn định.
Thời điểm cuối tháng 11, đường vào xã Nậm Đét nhộn nhịp như ngày hội. Những chiếc xe tải chờ sẵn, nối đuôi nhau bốc hàng. Khắp các cánh rừng tỏa ra mùi thơm đặc trưng của quế. Gương mặt những người trồng quế đều ánh lên niềm vui.
Nông dân thôn Nậm Đét (xã Nậm Đét, Bắc Hà, Lào Cai) cân vỏ quế bán cho tư thương.
Chị Triệu Thị Hoa (thôn Tống Thượng) đang xếp những cuộn vỏ quế dày cho lên cân, cạnh đó là thương lái chuẩn bị trả tiền cho số vỏ quế đã mua của chị Hoa.
Gia đình chị Hoa có 3 ha quế. Vỏ quế của gia đình chị được thương lái trả giá 28.000 đồng/kg. Chị Hoa cho biết, mỗi năm đồi quế của gia đình cho nguồn thu ổn định hơn 100 triệu đồng. Nhờ trồng quế, gia đình chị tích cóp được khoản kha khá để xây ngôi nhà khang trang và dự định mua xe bán tải phục vụ một số công việc của gia đình.
Giá quế tại Nậm Đét đang cao nhất trong vòng 10 năm gần đây. Thời điểm này của năm 2019, giá vỏ quế chỉ đạt 22.000 – 23.000 đồng/kg. Giá quế trồng ở Nậm Đét cao hơn các vùng trồng khác vì theo các chuyên gia phân tích, lượng tinh dầu trong quế trồng ở Nậm Đét cao hơn và chất lượng tốt hơn.
Xu hướng trồng quế hữu cơ
Video đang HOT
Chị Lý Thị Chạn ở thôn Tống Hạ trồng quế hữu cơ từ năm 2016 cho biết: Trồng quế hữu cơ không dùng thuốc bảo vệ thực vật độc hại, không dùng thuốc diệt cỏ mà phát nương, làm cỏ theo cách làm truyền thống. Khi thu hoạch, phơi quế phải để nơi thoáng đãng, sạch sẽ trên nền trải bạt.
Gia đình chị Chạn có 6 ha quế hữu cơ. Khi quế đạt 10 năm tuổi, người trồng có thể khai thác trắng rừng quế nhưng từ năm thứ 4, nông dân đã có thể tỉa bán.
Lý do nông dân ở Nậm Đét, Bắc Hà (Lào Cai) thích trồng quế hữu cơ hơn bởi giá thu mua quế hữu cơ cao hơn sản phẩm cùng loại khác.
Xã Nậm Đét hiện có 300 ha quế hữu cơ (năm 2016 là hơn 60 ha). Niềm vui đến với người trồng quế hữu cơ là năm 2018, Hợp tác xã Quế hữu cơ Nậm Đét được thành lập giúp đầu ra của quế ổn định. Việc thành lập hợp tác xã là ý tưởng của 6 người con xã Nậm Đét đau đáu với ước mơ đưa quế vươn tầm thế giới, do anh Triệu Phúc Vầy làm Giám đốc hợp tác xã.
Lào Cai: Loại củ nhổ 1 gốc lên cả chùm, nhiều củ nặng tới 5kg, dân ở đây bán thu cả chục tỷ đồng
Hợp tác xã đã liên kết với hơn 100 hộ trồng quế theo quy trình sạch và xây dựng thành công chứng nhận quế hữu cơ quốc tế – đây là giấy thông hành để quế Nậm Đét vươn tầm thế giới.
Anh Triệu Phúc Vầy, Giám đốc Hợp tác xã Quế hữu cơ Nậm Đét cho biết: Từ 6 thành viên ban đầu, đến nay hợp tác xã có 11 thành viên với hơn 100 hộ liên kết cùng sản xuất. Sản phẩm quế của hợp tác xã xuất khẩu sang các thị trường Ấn Độ, EU và Nhật Bản.
Chúng tôi vận động các hộ trồng quế thay đổi phương thức sản xuất, tổ chức trồng, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo quy trình khép kín, tạo ra sản phẩm chất lượng cao để chinh phục các thị trường khó tính.
Làm giàu từ trồng quế
“Thủ phủ” Nậm Đét hiện có gần 1.900 ha quế. Hình ảnh đầu tiên hiện ra khi đặt chân đến đây là những ngôi nhà xây kiểu biệt thự 2 tầng mái thái, sân và vườn sạch sẽ, rộng rãi và không ít gia đình có ô tô đậu trước nhà. Anh Triệu Phúc Tình, một người trồng quế ở Nậm Đét nói với chúng tôi rằng: Đầu năm 2020, khi dịch bệnh bùng phát, cả vùng trồng quế lo lắng giá quế sẽ giảm nhưng sau đó một thời gian, quế được thu mua với giá ổn định và hiện tại lên cao nhất từ trước đến nay.
Cây quế do bà Triệu Mùi Pham, người dân tộc Dao đem về Nậm Đét trồng từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Trải qua nhiều giai đoạn bấp bênh, đến năm 2015, giá quế bắt đầu ổn định, cuộc sống của người trồng quế cũng giàu lên từ đó.
Gia đình anh Triệu Phúc Tình (thôn Nậm Đét) có 14 ha quế. Ngôi nhà anh đang ở là một trong những ngôi nhà đẹp nhất thôn. Mỗi năm, rừng quế đem lại thu nhập cho gia đình từ 400 triệu đồng trở lên. Anh Tình còn mở rộng diện tích quế của gia đình sang các xã Nậm Lúc và xã Nậm Khánh.
Hoặc gia đình ông Đặng A Nhẩy (thôn Nậm Đét) có 8 ha quế, mỗi năm thu nhập từ 200 triệu đồng trở lên. Trước đây, mỗi năm gia đình ông chỉ trồng 1 vụ lúa, không có nguồn thu ổn định, từ khi chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng quế, kinh tế gia đình ông đã khá giả và có tiền gửi ngân hàng.
Một màu xanh ấm no bao phủ lên vùng đất từng nghèo khó. Nghe tin có vườn quế bán là thương lái vào – ra, tranh nhau đặt tiền trước cho chủ vườn. Cây quế đang vào thời điểm lên ngôi khiến người trồng phấn khởi. Với người Nậm Đét, cây quế chính là người bạn giúp họ làm giàu.
Thủy điện Bắc Hà không phát được điện: Sự cố bất thường
Đại diện Công ty CP Thủy điện Bắc Hà đánh giá đây là sự cố bất thường và phải mất một vài ngày để khắc phục.
Ngày 13/9, Công ty CP Thủy điện Bắc Hà đã có thông báo đến các địa phương, đơn vị liên quan về việc Nhà máy Thủy điện Bắc Hà (huyện Bắc Hà, Lào Cai) gặp sự cố kỹ thuật khiến nhà máy không vận hành phát điện qua 2 tổ máy.
Trong khi đó, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài khiến lũ đổ về hồ thuỷ điện đang tăng từng giờ. Để đảm bảo an toàn cho thân đập buộc nhà máy phải xả lũ qua đập tràn.
Trao đổi thêm với Đất Việt về sự cố này, đại diện Công ty CP Thủy điện Bắc Hà cho biết, đây là sự cố bất thường, hai tủ kích từ của nhà máy Thủy điện Bắc Hà bị hỏng. Đến thời điểm ngày 14/7, sự cố kỹ thuật nói trên vẫn chưa được khắc phục.
"Sau 8 năm chính thức phát điện, đây là lần đầu tiên nhà máy xảy ra sự cố này. Dự kiện mất một vài ngày để khắc phục sự cố này", vị đại diện nói.
Thủy điện Bắc Hà phải mở cửa xả lũ do gặp sự cố kỹ thuật
Theo thông báo của Công ty CP Thủy điện Bắc Hà trước đó, thời gian xả lũ qua đập tràn của nhà máy vào khoảng 1 giờ 15 phút ngày 14/9, dự kiến với lưu lượng trong khoảng 150-200m3/s và có khả năng tăng lên nếu nước từ thượng nguồn đổ về hồ chứa lớn.
Vì vậy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai khuyến cáo người dân sinh sống hai bên ven sông Chảy vùng hạ du thủy điện Bắc Hà cần theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ trên sông để có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Thủy điện Bắc Hà, còn gọi là Thủy điện Cốc Ly, là công trình thủy điện xây dựng trên thượng nguồn sông Chảy, tại vùng đất xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Công trình này có công suất 90 MW với 2 tổ máy, khởi công 2004 hoàn thành 2012.
Hồ chứa của nhà máy kéo dài trên 40km từ xã Cốc Ly lên đến huyện Si Ma Cai, dung tích khoảng 171,1 triệu m3, diện tích lưu vực khoảng 3.465 km2. Theo thiết kế, đập bêtông trọng lực có chiều cao lớn nhất là 77,6m và chiều dài theo đỉnh là 438m. Sản lượng điện trung bình mỗi năm là 378 triệu kWh.
Nhà máy Thủy điện Bắc Hà được khởi công năm 2004, đến tháng 1/2007 thi công các phần hạng mục chính. Tháng 2/2008 hoàn thành công trình dẫn dòng và ngăn sông đợt 1.
Trải qua rất nhiều khó khăn trong quá trình thi công, đến ngày 19/12/ 2011 Thủy điện Bắc Hà chính thức tích nước, hoàn thiện công tác lắp máy tổ máy số 1 vào cuối tháng 5 năm năm 2012. Ngày 21/5/2012, nhà máy chính thức phát điện hòa vào lưới điện quốc gia.
Ngoài chức năng phát điện, hồ chứa còn góp phần bổ sung nước tưới tiêu và nước sinh hoạt trong mùa khô cho huyện Bảo Yên, đồng thời gia tăng lưu lượng dòng chảy đến hồ Thác Bà, làm tăng sản lượng điện cho Nhà máy Thủy điện Thác Bà.
Lào Cai: Ở nơi này, nông dân trồng thứ cây bóc vỏ bán sang Tây, nhà nhà khá giả Xã Nậm Đét được mệnh danh là vùng phát triển cây quế đầu tiên của huyện Bắc Hà (Lào Cai). Để phát triển cây quế, giúp nhau làm giàu, năm 2018, HTX quế hữu cơ Nậm Đét được thành lập. Đến nay, HTX đã có 9 thành viên tham gia, mỗi năm cây quế đã mang lại cho người dân nơi đây thu...