Lào Cai đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp công dân
Nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, tỉnh Lào Cai đã ban hành, triển khai đề án “Đổi mới công tác quản lý, tổ chức tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2017 – 2020″.
Mô hình trồng bưởi da xanh của người dân xã Khánh Thành (huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) cho thu nhập ổn định. Ảnh: HỒNG
Theo đó, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã có nhiều chương trình, giải pháp thực hiện. Tại trụ sở tiếp công dân tỉnh, cấp huyện và các sở, ngành, phần mềm “Theo dõi, quản lý công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo” được xây dựng và nâng cấp; áp dụng công nghệ thông tin phục vụ tiếp công dân trực tuyến kết nối giữa trụ sở tiếp công dân tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã tại các buổi tiếp công dân định kỳ để các địa phương cùng trực tiếp tiếp dân, trả lời các kiến nghị, phản ánh của công dân. Với nhiều giải pháp đồng bộ, từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã đón tiếp gần 14 nghìn lượt với gần 18 nghìn người đến kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo. Trong đó, tiếp dân thường xuyên hơn 8.700 lượt, tiếp dân định kỳ và đột xuất của lãnh đạo gần 4.900 lượt; có 478 đoàn đông người với 4.636 người.
Giai đoạn này, tình hình công dân đến các cơ quan nhà nước thắc mắc, khiếu kiện giảm hơn so với thời kỳ trước, cả về số vụ và vụ việc đông người, phức tạp. Song, vẫn còn tồn tại một số nội dung liên quan trách nhiệm người đứng đầu, công tác tiếp công dân; công tác phối hợp, xử lý liên quan các kiến nghị, kết luận; hiệu quả giám sát đối với công tác tiếp công dân có lúc, có nơi chưa được thường xuyên…
Video đang HOT
Để thực hiện tốt công tác tiếp công dân gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và trả lời các kiến nghị của công dân, tỉnh Lào Cai chủ trương nghiên cứu, ban hành đề án về đổi mới công tác quản lý và tiếp công dân giai đoạn 2020 – 2025 với mục tiêu tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân trên địa bàn.
* Nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị tỉnh Khánh Hòa đã tập trung nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác dân vận. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội tích cực đổi mới phương thức hoạt động nhằm tập hợp nhân dân tạo sự đồng thuận góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước trong tỉnh hướng mạnh về cơ sở, được các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên tham gia tích cực. Nổi bật như các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. 5 năm qua toàn tỉnh tổ chức hơn 100 hoạt động hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết, Nhà nhân ái… cho người nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ khó khăn, thanh niên yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, trị giá hơn 100 tỷ đồng. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm trọng tâm hoạt động…
Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị – xã hội các cấp đã thực hiện hơn 930 cuộc giám sát và hơn 250 cuộc phản biện xã hội. Các ý kiến phản biện đã thể hiện trí tuệ, trách nhiệm, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, góp phần tăng tính khả thi trong các chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh. Những nỗ lực trên đã góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và mối quan hệ mật thiết của Đảng với nhân dân.
Công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử thực sự dân chủ, khách quan
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam vừa ban hành thông tri hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp. Ảnh: TTXVN
Theo đó, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam yêu cầu công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử thực sự dân chủ, khách quan, đúng luật, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần, số lượng, chất lượng người được giới thiệu.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND, UBND cùng cấp để thành lập Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử theo quy định. Căn cứ vào cơ cấu, thành phần, số lượng của các tổ chức phụ trách bầu cử, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cử đại diện lãnh đạo tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; bảo đảm đủ cơ cấu, thành phần của Ủy ban MTTQ Việt Nam tham gia các Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia Ban bầu cử đại biểu HĐND các cấp.
Về tổ chức các hội nghị hiệp thương, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ động phối hợp với Thường trực HĐND, Ủy ban bầu cử cùng cấp thực hiện các bước hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND theo đúng quy định. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ động đề nghị và thống nhất với Thường trực HĐND cùng cấp dự kiến phân bổ giới thiệu người ứng cử để danh sách giới thiệu người ứng cử trình hội nghị hiệp thương lần thứ hai phải bảo đảm số dư cần thiết để hội nghị xem xét, lựa chọn lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND. Danh sách giới thiệu người ứng cử trình hội nghị hiệp thương lần thứ ba phải bảo đảm có số dư lớn hơn số dư quy định.
Hướng dẫn nêu rõ, những trường hợp người ứng cử không đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri nơi cư trú thì không đưa vào danh sách giới thiệu tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba, trừ trường hợp đặc biệt cần báo cáo bằng văn bản để hội nghị hiệp thương xem xét, quyết định. Trường hợp đặc biệt là những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự kiến giới thiệu ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND nhưng do điều kiện công tác đặc thù ít tiếp xúc với cử tri và nhân dân nơi cư trú nên không đạt được trên 50% tổng số phiếu tín nhiệm của cử tri tham dự hội nghị...
Về tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác, hướng dẫn nêu rõ, trường hợp người được dự kiến giới thiệu ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND không đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng số cử tri tham dự hội nghị thì Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức việc giới thiệu người khác. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị không có người đủ điều kiện để dự kiến giới thiệu ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị kịp thời báo cáo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND cùng cấp điều chỉnh cơ cấu người ứng cử.
Với việc tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã chủ trì phối hợp với UBND cùng cấp tổ chức hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố để lấy ý kiến nhận xét đối với người ứng cử cư trú thường xuyên tại địa phương; thông báo đầy đủ, sớm trước 5 ngày về người ứng cử, thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị cử tri, thông tin tóm tắt tiểu sử của người ứng cử trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri được biết.
Về tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh chủ trì phối hợp với UBND ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử ĐBQH, ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh. Trường hợp đặc biệt do điều kiện khách quan mà Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh không thể trực tiếp chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử thì phải có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện chủ trì, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh phải cử cán bộ của mình tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri nhằm chủ động nắm tình hình và bảo đảm cho hội nghị tiếp xúc cử tri được thực hiện an toàn, đúng luật. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã chủ trì phối hợp với UBND cùng cấp tại đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu HĐND cấp mình.
Với việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử, hướng dẫn cũng nêu rõ, phải bảo đảm công bằng giữa những người ứng cử để cử tri và nhân dân nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri có điều kiện hiểu rõ hơn về người ứng cử. Tóm tắt tiểu sử người ứng cử gửi đến các gia đình, phát thanh trên hệ thống loa công cộng. Người ứng cử có thể gửi chương trình hành động của mình cho các cử tri dự hội nghị tiếp xúc. Số cuộc tiếp xúc cử tri đối với người ứng cử ĐBQH ít nhất là 10 cuộc; đối với người ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh ít nhất là 5 cuộc; đối với người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã ít nhất là 3 cuộc. Thời gian tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử được tiến hành từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử (ngày 28-4) và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7 giờ ngày 22-5).
Hướng dẫn cũng nêu rõ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp xã phối hợp với Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử các cấp, các cơ quan có liên quan trong việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến công tác bầu cử.
Tăng cường trách nhiệm, hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị Thực hiện lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận và Quyết định số 290 của Bộ Chính trị (khóa X) về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị . Quy chế số 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, những năm qua, nhận thức của cấp ủy Đảng và các tổ chức trong hệ thống...