Lào ban hành hiến pháp mới
Chủ tịch nước Lào Chummaly Sayasone vừa ký sắc lệnh ban hành hiến pháp mới của nước CHDCND Lào, sau khi bản hiến pháp sửa đổi này được thông qua tại kỳ họp lần thứ 10 Quốc hội Lào khóa VII tuần qua.
Hiến pháp năm 2015 quy định Lào là một quốc gia dân chủ, với tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, do dân và vì lợi ích của người dân – Ảnh minh họa: AFP
Đây là lần sửa đổi hiến pháp thứ hai của Lào kể từ khi đạo luật gốc này được ban hành năm 1991. Hiến pháp năm 2015 quy định Lào là một quốc gia dân chủ, với tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, do dân và vì lợi ích của người dân.
Hiến pháp nêu rõ, quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đồng thời cũng quy định rõ hơn về vai trò của quốc hội, chủ tịch nước và thủ tướng, theo đó chủ tịch nước không được nắm quyền quá hai nhiệm kỳ.
Theo hiến pháp mới, hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ được thành lập để xem xét và thông qua các vấn đề lớn tại địa phương, đồng thời giám sát hoạt động của các cơ quan quyền lực tại địa phương.
Video đang HOT
Theo TTXVN
Nhật Bản ủng hộ Mỹ điều tàu chiến tuần tra ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani ngày 24/11 lên tiếng ủng hộ việc Hải quân Mỹ điều tàu chiến tuần tra ở Biển Đông.
Theo AP, phát biểu sau cuộc gặp với Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ trong chuyến thăm trụ sở Bộ Chỉ huy ở Hawaii, Mỹ, ông Nakatani khẳng định, quân đội Mỹ đang đóng vai trò tiên phong trong nỗ lực bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Tàu khu trục USS Lassen của Mỹ. Ảnh AP
"Cộng đồng quốc tế sẽ không cho phép có hành động đơn phương thay đổi hiện trạng trên Biển Đông bằng vũ lực và Nhật Bản cũng nghĩ như vậy. Mỹ cũng nghĩ như vậy và chúng tôi đã nhất trí về việc này", ông Nakatani nói.
Hải quân Mỹ hồi tháng 10 đã điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen áp sát khu vực 12 hải lý quanh các bãi đá mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông. Động thái này của Mỹ được cho là nhằm thách thức "tham vọng nuốt trọn Biển Đông" của Trung Quốc.
Ông Nakatani cho biết, Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước trong khu vực tăng cường năng lực Hải quân của mình. Theo đó, Nhật Bản sẽ tặng 10 tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Philippines.
"Chúng tôi luôn tham gia một cách tích cực vào việc tăng cường ổn định trong khu vự, bao gồm việc xây dựng năng lực phòng vệ cho các nước có liên quan ở Biển Đông và tiến hành tập trận thường xuyên với Mỹ", ông Nakatani nói.
Đây là lần đầu tiên ông Nakatani đến Hawaii kể từ khi Quốc hội Nhật Bản vào tháng 9 chấp thuận sửa đổi Hiến pháp vì hòa bình của mình để nới lỏng những hạn chế nhằm vào quân đội nước này- vốn có tên chính thưc là Lự lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Theo đó, Hiến pháp mới sẽ cho phép Nhật Bản bảo vệ đồng minh của mình ngay cả khi nước này không bị tấn công. Hiến pháp này cho phép hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Mỹ và các nước khác.
Hiến pháp mới cũng cho phép Nhật Bản bảo vệ tàu chiến của Mỹ nếu chiếc tàu này bị tấn công bởi Mỹ từ lâu cũng đã thực hiện việc này đối với các tàu của Nhật Bản.
Những người ủng hộ việc thay đổi này lên tiếng cho rằng, vùng biển xung quanh Nhật Bản đã trở nên quá nguy hiểm sau các vụ thử tên lửa của Triều Tiên và những hành vi thách thức chủ quyền biển đảo của Trung Quốc.
Họ cho rằng, quân đội Nhật Bản cần phải tích cực hơn nữa nhằm ngăn chặn những hành động nói trên của Trung Quốc và Triều Tiên nhằm đảm bảo hòa bình và thịnh vượng của Nhật Bản.
Mục đích chính của Hiến pháp mới này chính là việc cho phép Nhật Bản hợp tác chặt chẽ với các đồng minh, bao gồm Mỹ trong vực tăng cường năng lực chung./.
Trần Khánh
Theo VOV
Mỹ giục Myanmar sửa hiến pháp để bà Suu Kyi làm tổng thống Mỹ thúc giục Myanmar sửa đổi hiến pháp đang ngăn cản bà Aung San Suu Kyi trở thành tổng thống của nước này và cho rằng dân chủ sẽ thiếu hoàn hảo nếu điều này không được cải thiện. Mỹ giục Myanmar sửa đổi hiến pháp để tiếp nhận 'tổng thống' Suu Kyi - Ảnh: Reuters Nhà Trắng hôm 12.11 nhận xét, thay...