Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston bị phá cửa
Đội ngũ có thể là giới chức Mỹ đã phá cửa sau của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston sau khi cơ sở đóng cửa ngày 24/7.
Những người đàn ông này khóa một cánh cửa phía trước tòa nhà của tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, bang Texas, sau khi cơ sở ngoại giao đóng cửa vào 16h chiều 24/7 (4h sáng 25/7 giờ Hà Nội). Sau đó những người này phá cửa sau của tổng lãnh sự quán Trung Quốc rồi đi vào bên trong. Họ không trả lời khi phóng viên hiện trường hỏi danh tính.
Sau khi những người đàn ông đi vào bên trong, hai nhân viên mặc đồng phục của Cục an ninh Ngoại giao Mỹ tới gác bên ngoài cửa sau của tòa nhà. Các nhân viên này cũng không trả lời câu hỏi của phóng viên tại hiện trường.
Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Washington và Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bình luận về thông tin.
Một nhân chứng cho biết nhân viên Tổng lãnh sự quán Trung Quốc lên xe rời khỏi tòa nhà ngay sau 16h, trước khi cánh cửa phía sau tòa nhà bị phá.
Đội ngũ có thể là quan chức Mỹ phá cửa sau và đi vào trong tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Texas, ngày 24/7. Ảnh: Reuters.
Mỹ hôm 21/7 yêu cầu Trung Quốc đóng cửa tổng lãnh sự quán ở Houston trong 72 giờ. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ làm vậy để “bảo vệ sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ”. Trung Quốc gọi đây là “sự leo thang chưa từng có”, “khiêu khích chính trị đơn phương”, phá hoại quan hệ song phương. Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston Thái Vĩ nói rất sốc trước yêu cầu đóng cửa của Mỹ.
Video đang HOT
Giới chức Trung Quốc yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, nhằm đáp trả Mỹ đóng Tổng lãnh sự quán ở Houston, bang Texas. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân nói một số nhân viên lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô hành động “không phù hợp với vị trí công việc” và gây tổn hại lợi ích của nước sở tại, song không cung cấp thông tin chi tiết.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng gần đây quanh nhiều vấn đề như nguồn gốc và cách xử lý Covid-19, tranh chấp thương mại, yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh với Biển Đông, luật an ninh Hong Kong, vấn đề Đài Loan và Tân Cương.
Mỹ mở tổng lãnh sự quán tại thành phố Thành Đô năm 1985 để thực hiện công tác lãnh sự ở khu vực tây nam Trung Quốc, gồm các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, khu tự trị Tây Tạng và Trùng Khánh. Cơ sở ngoại giao này có khoảng 200 nhân viên và được coi là có tầm quan trọng trong chiến lược của Mỹ vì liên quan đến Tây Tạng.
Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, thành phố lớn thứ tư của Mỹ, mở cửa năm 1979 và cung cấp dịch vụ lãnh sự cho 8 bang gồm Texas, Oklahoma, Louisiana, Arkansas, Mississippi, Alabama, Georgia, Florida và vùng lãnh thổ Puerto Rico.
Hậu quả khi Nga - Mỹ đóng cửa lãnh sự quán năm 2018
Hành động đóng cửa lãnh sự quán của Nga và Mỹ năm 2018 thể hiện rạn nứt quan hệ song phương, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân mỗi nước.
Mỹ hôm 21/7 yêu cầu Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston đóng cửa trong vòng 72 giờ nhằm "bảo vệ sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ".
Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston Thái Vĩ ngày 23/7 trong cuộc phỏng vấn với báo Politico tuyên bố từ chối thực hiện yêu cầu từ phía Mỹ, cho biết Bắc Kinh đã yêu cầu Washington hủy quyết định này.
Cổng lãnh sự quán Nga tại Seattle, Mỹ, hồi cuối tháng 4/2018. Ảnh: Reuters.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24/7 ra tuyên bố cho biết đã thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Thành Đô. Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô mở cửa năm 1985 và phụ trách công tác lãnh sự khu vực phía tây nam Trung Quốc, gồm các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, khu tự trị Tây Tạng và Trùng Khánh. Đây được xem là cơ sở ngoại giao có tầm quan trọng chiến lược của Mỹ bởi liên quan đến Tây Tạng. Lãnh sự quán hiện có khoảng 200 nhân viên, gồm 150 nhân viên là người Trung Quốc.
Căng thẳng mới nhất trong quan hệ Mỹ - Trung gợi nhớ tới sự việc hồi năm 2018, khi Mỹ và Nga cũng đáp trả lẫn nhau bằng hành động đóng cửa lãnh sự quán, liên quan đến vụ cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal cùng con gái bị đầu độc tại thành phố Salisbury, Anh. Mỹ cáo buộc Nga đứng sau sự việc, song Moskva phủ nhận.
Để trừng phạt Nga, cuối tháng 3/2018, chính quyền Mỹ tuyên bố trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa lãnh sự quán Nga tại thành phố Seattle. Hơn 20 quốc gia phương Tây khác cũng ra lệnh trục xuất các nhân viên ngoại giao Nga để "hưởng ứng" lời kêu gọi từ phía Anh liên quan cáo buộc Nga đầu độc cựu điệp viên Skripal.
Đáp lại, Nga tuyên bố trục xuất 150 nhà ngoại giao phương Tây, trong đó có 60 nhân viên ngoại giao Mỹ, và đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ tại thành phố St. Petersburg.
Đầu tháng 9/2017, Mỹ cũng từng yêu cầu Nga đóng cửa Tổng lãnh sự quán ở San Francisco, tòa nhà lãnh sự ở Washington và tòa nhà lãnh sự ở New York. Đây được cho là động thái đáp trả việc Moskva hồi tháng 7 yêu cầu Washington giảm 755 nhân viên ngoại giao, xuống còn 455 người, tương đương với số nhân viên ngoại giao của Nga ở Mỹ, nhằm phản ứng việc lưỡng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt mới với Nga.
"Nó cho thấy sự xói mòn trong mối quan hệ song phương", Sergey Gladysh, giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Hợp tác Mỹ - Nga, trụ sở ở Seattle, nhận xét về động thái đóng cửa lãnh sự quán lẫn nhau ở hai nước.
Tuy nhiên, việc lãnh sự quán bị đóng cửa trước hết ảnh hưởng nặng nề tới người dân. Với việc lãnh sự quán Nga ở San Francisco bị đóng năm 2017, Nga không còn lãnh sự quán nào ở Bờ Tây nước Mỹ. Vậy nên, muốn hoàn thành các thủ tục, hồ sơ, giấy tờ, cộng đồng người Nga ở Seattle phải bay ít nhất 4 tiếng rưỡi tới lãnh sự quán Nga gần nhất ở Houston, Texas, cách Seattle khoảng 3.000 km.
Nhưng ngoài khó khăn liên quan đến việc đi lại, điều khiến cộng đồng người Nga ở Seattle bận tâm hơn là cảm giác mất mát về sự biến mất của một cơ sở ngoại giao tồn tại đã hơn hai thập kỷ. "Chúng tôi cảm thấy như bị bỏ rơi", Gladysh nói.
Dù lãnh sự quán Nga gần nhất ở Houston, tất cả hồ sơ, giấy tờ tại các bang từng do lãnh sự quán ở Seattle quản lý, gồm cả các bang có cộng đồng người Nga tương đối lớn như Alaska và California, đều được chuyển về thủ đô Washington.
Mikhail Savvateev, phó chủ tịch tổ chức Sáng kiến Hợp tác Nga - Mỹ, hồi tháng 4/2018 nhận ra hộ chiếu Nga của mình sắp hết hạn. Bình thường, ông chỉ cần ngồi xe buýt ghé qua tòa nhà lãnh sự quán ở Seattle để gia hạn. Nhưng nay, ông phải bay tới Washington và chi hàng trăm USD để hoàn thành mọi thủ tục cần thiết.
"Nó làm mọi chuyện trở nên phức tạp", Savvateev nói. "Nếu giấy tờ chẳng may không thuận lợi sẽ là một vấn đề lớn".
Với nhiều người Nga ở Mỹ, tòa nhà Samuel Hyde, địa điểm từng là nơi lưu trú của các nhà ngoại giao Nga ở Seattle, là một trung tâm cộng đồng. Đây là nơi những người Nga trẻ tuổi có thêm hiểu biết về quê hương và là nơi những cựu binh Nga từng chiến đấu ở Mặt trận phía Đông hay sống sót qua trận Leningrad được tôn vinh.
Những người Nga cao tuổi không biết sử dụng máy tính hay điện thoại thông minh tìm đến lãnh sự quán để có thêm thông tin và khi nó biến mất, việc cập nhật các sự kiện hay những thay đổi mới đối với họ dường như là điều bất khả thi, Yelena Mushkatina, giám đốc phụ trách chăm sóc lão khoa tại trung tâm y tế Jewish Family Services, cho hay.
Lãnh sự quán đóng cửa đồng nghĩa họ cũng mất đi "sự chăm sóc về tinh thần", Mushkatina nói thêm.
Mỹ chuẩn bị cho các biện pháp trả đũa ngoại giao từ Trung Quốc Bộ Ngoại giao Mỹ hiện đang chuẩn bị cho khả năng Trung Quốc sẽ đóng cửa một hoặc nhiều hơn các tổng lãnh sự quán của Mỹ ở Trung Quốc Bộ Ngoại giao Mỹ hiện đang chuẩn bị cho khả năng Trung Quốc sẽ đóng cửa một hoặc nhiều hơn các tổng lãnh sự quán của Mỹ ở Trung Quốc sau khi Washington...