Lạnh sống lưng, tay không bắt rắn hổ mang độc, đùa với tử thần
Nuôi rắn độc là một nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm, nhiều người ngoài nhìn vào không khỏi rùng mình khi nhìn thấy người dân chủ yếu dùng… tay không bắt rắn. Tuy nhiên, cũng chính cái nghề được coi là đùa giỡn với tử thần ấy đã và đang làm giàu cho rất nhiều người ở xã Vĩnh Sơn ( Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)
Nghề nuôi rắn hổ mang độc tại xã Vĩnh Sơn có từ lâu đời, tại đây, trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 400 con, có những hộ như anh Nguyễn Văn Bình nuôi tới gần 1.000 con rắn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Để kịp thời phát hiện bệnh tật cũng như chăm sóc rắn hổ mang, người nuôi hàng ngày phải mở chuồng kiểm tra.
Để tiếp xúc với rắn hổ mang, người nuôi chỉ dùng một chiếc que sắt và găng tay vải dày.
Khi bị soi đèn rắn hổ mang thường thu mình sẵn sàng trong tư thế chiến đấu.
Nhìn hình ảnh này không ít người rùng mình hoảng sợ khi chúng có thể lao mình ra phía con mồi bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, với những kinh nghiệm tích lũy của người nuôi thì các chú rắn hổ mang này khá hiền lành, thậm chí … thân thiện với người nuôi.
Video đang HOT
Thức ăn ưa thích của rắn hổ mang là cóc và chuột nhưng đối với hộ nuôi nhiều thì nguồn thức ăn tự nhiên này không thể đủ cung cấp.
Họ phải cho rắn hổ mang ăn bằng nhiều nguồn thức ăn khác nhau như thế này.
Người nuôi dùng vòi để bơm thức ăn bột vào miệng rắn hổ mang.
Việc tiêu thụ rắn hổ mang thịt khá thuận lợi do nhu cầu của thị trường lớn, giá thịt rắn hổ mang khoảng 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng/kg tùy rắn to hay nhỏ.
Những người phụ nữ ở Vĩnh Sơn thường ít tiếp xúc với rắn hổ mang hơn, họ chủ yếu làm những công việc hỗ trợ liên quan như sắp xếp trứng rắn, chuẩn bị thức ăn cho rắn…
Ngoài việc bán thịt rắn hổ mang thì nhiều gia đình có nguồn thu lớn từ bán trứng rắn hổ mang cho các trang trại nuôi khác.
Những đổi thay ở làng quê Vĩnh Sơn kể từ khi… “bén duyên” với nghề kiếm sống “tử thần”.
Theo Lam Thanh (ANTĐ)
Dựng tóc gáy xem cảnh đút mồi tận miệng hổ mang chúa dài 3,1m
Để chăm sóc, chữa trị vết thương cho con rắn hổ mang chúa từng bị dân khâu miệng, các chuyên gia Trại rắn Đồng Tâm, xã Bình Đức, huyện Châu Thành (Tiền Giang) phải sát trùng vết thương và đút thức ăn đến tận miệng..
Để chăm sóc, chữa trị vết thương cho con rắn hổ mang chúa từng bị dân khâu miệng, các chuyên gia phải sát trùng vết thương và đút thức ăn đến tận miệng.
Trại rắn Đồng Tâm (xã bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đang chăm sóc, nuôi dưỡng hơn trăm con rắn hổ mang chúa. Trong số này có con rắn hổ mang chúa bị người dân Đồng Tháp bắt được khâu miệng, chích điện và đâm chĩa vào lưng khiến nó bị thương nặng...Trong ảnh, đưa con rắn hổ mang chúa ra ngoài để cho ăn và chăm sóc vết thương.
Con hổ mang chúa này lúc bị bắt nặng 6kg, dài 3,1m. Trong những vết thương mà con rắn phải chịu, nặng nhất hai hai vết ngay miệng do bị người dân dùng dây thép xuyên khiến nó bị nhiễm trùng không thể ăn uống. Trong ảnh: Hai vết thương trên miệng con rắn hổ mang chúa Đồng Tháp.
Do vậy, để chữa trị, các chuyên gia của trại Đồng Tâm phải chích thuốc, sát trùng vết thương và đặc biệt là đút mồi đến... tận miệng thì nó mới có thể ăn được. Trong ảnh: Sau khi đưa ra khỏi chuồng, các chuyên gia "dụ" rắn chui vào một bao lưới.
Sau khi được đưa ra khoảng sân rộng, các chuyên gia sẽ giữ chặt phần đầu rắn để nó chịu "nghe lời". Một người khác sẽ giữ phần thân không cho rắn "quậy" trước khi cho ăn. Chuyên gia Nguyễn Hữu Viên - người trực tiếp chăm sóc, điều trị con rắn này cho biết, dù đang bị "bệnh" nhưng con rắn hổ mang chúa này vẫn rất mạnh, vùng vẫy rất dữ khi có người chạm vào nó.
Thức ăn của rắn hổ mang chúa là các loại rắn nhỏ hơn, cóc, nhái, chuột... Anh Viên cho biết, vì rắn bị thương nặng ở miệng, lại nhiễm trùng nên việc ăn uống rất khó khăn cũng như không thể săn mồi. Vì vậy, các chuyên gia của trại rắn Đồng Tâm phải đút mồi tận miệng.
Rắn hổ mang chúa nuốt con rắn mồi được các chuyên gia đút cho. So với lúc không bị thương, khả năng nuốt mồi của con rắn hổ mang chúa này khá chậm.
Để giúp rắn ăn uống bình thường, các chuyên gia sử dụng kềm nhỏ để giúp nó nuốt mồi nhanh hơn. Theo Trung tá Vũ Ngọc Lương - Bác sĩ chuyên khoa 1 - Chuyên gia nghiên cứu về rắn của trại Đồng Tâm, lượng thức ăn của một con hổ mang chúa bình thường bằng khoảng 25% trọng lượng cơ thể của nó, mỗi tuần ăn mồi 2 lần.
"Theo tính toán con hổ mang chúa Đồng Tháp nặng 6 kg thì mỗi lần ăn phải đên 1,5 kg mồi. Nhưng vì trong giai đoạn chữa trị, miệng bị nhiễm trùng nặng nên nó không thể tự ăn và mỗi lần ăn không được nhiều. Các chuyên gia phải chia khẩu phần ăn của nó thành 7 phần, mỗi phần tương đương 2 con rắn nhỏ và cho ăn vào khoảng thời gian chiều tối mỗi ngày" - trung tá Lương cho biết thêm.
Sau đó, rắn sẽ được sát trùng các vết thương ở miệng....
...và xịt thuốc sát trùng nên đầu rắn thời gian này thường có màu xanh của thuốc. Theo Trung tá Lương, do rắn hổ mang chúa là loài rắn độc lớn nhất thế giới, nọc rắn cực độc lại hung dữ, chủ động tấn công người nên tất các các công đoạn như đưa rắn ra ngoài, cho ăn, sát trùng, chích thuốc... như trên đều rất thận trọng và chính xác.
"Quy trình điều trị, chăm sóc và đút mồi cho rắn ăn như trên được thực hiện điều đặn mỗi ngày nhằm giúp rắn nhanh chóng hồi phục" - chuyên gia Viên cho biết.
Theo THĐT (THĐT.VN)
Đi làm thuê về, 2 vợ chồng nghèo thấy nhà cháy trụi Về nhà sau khi đi bóc vỏ keo tràm thuê trong rừng, 2 vợ chồng ông Nguyễn Văn Bình bàng hoàng phát hiện ngôi nhà của mình đã cháy sạch không còn một thứ gì. Vụ việc xảy ra vào khoảng 12h10 ngày 30.3 tại địa bàn xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Trao đổi với phóng viên Dân việt,...