Lạnh nhạt với Trung Quốc, Triều Tiên tuyên bố “năm hữu nghị” với Nga
Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 11/3 đã tuyên bố 2015 là “năm hữu nghị” Triều Tiên – Nga, cho thấy quan hệ với Mátxcơva ngày càng khăng khít trong khi quan hệ với Bắc Kinh tiếp tục lạnh nhạt.
Tổng thống Nga Putin (trái) gặp gỡ đặc phái viên Choe Ryong của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Mátxcơva tháng 11/2014 (Ảnh: KCNA)
Thông báo chính thức được hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải. Theo đó tuyên bố “năm hữu nghị” Triều Tiên – Nga được công bố với mục tiêu củng cố quan hệ chính trị và kinh tế giữa hai nước.
“Trong năm hữu nghị này, hai nước sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc trao đổi đoàn và liên lạc giữa các định chế quốc gia, các khu vực và tổ chức các sự kiện văn hóa chung ở Bình Nhưỡng và Mátxcơva, cũng như các thành phố khác ở hai nước”, KCNA cho biết.
Trong những tháng qua, hai nước đã công bố một số hoạt động hợp tác, đồng thời Bình Nhưỡng và Mátxcơva cũng phối hợp chặt chẽ để tổ chức một cuộc tập trận quân sự chung, cho dù công tác chuẩn bị được cho là vẫn chưa hoàn tất.
Video đang HOT
Thông báo của KCNA cũng cho biết “rất nhiều hoạt động chung” sẽ được tiến hành trong năm nay, trong đó có sự kiện kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II vào tháng 5 tới. Thông tin từ Mátxcơva cho thấy lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhận lời mời của Tổng thống Nga Putin, và sẽ tham dự sự kiện này. Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Kim từ khi nhậm chức.
Quan hệ Triều Tiên – Nga ấm lên rõ rệt trong bối cảnh nhiều nhà phân tích cho rằng Bình Nhưỡng đang bị Bắc Kinh xa lánh. Đến nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là vẫn chưa chấp thuận gặp gỡ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, dù ông Kim lên nắm quyền từ năm 2011.
Trong tuyên bố mới đây nhất hôm 8/3, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định hai nhà lãnh đạo sẽ gặp thượng đỉnh vào thời điểm “thuận lợi”.
Quan hệ chính trị giữa Triều Tiên và Trung Quốc đã rơi vào tình trạng nguội lạnh, nhất là sau vụ thử hạt nhân lần 3 của Triều Tiên hồi tháng 2/2013. Trung Quốc sau đó đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Liên Hợp Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên vì vụ thử này.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Sau Ukraine, Nga "sẽ nhắm tới Moldova"
Tư lệnh tối cao của NATO tại châu Âu ngày 25/2 cảnh báo điểm đến tiếp theo của Nga sau Ukraine sẽ là Moldova, nhằm ngăn nước này "ngả theo phương Tây".
Tư lệnh tối cao NATO tại châu Âu, tướng Philip Breedlove. (Ảnh: Stripes)
Hãng thông tấn AFP dẫn lời Tư lệnh tối cao NATO tại châu Âu, tướng Philip Breedlove, ngày 25/2 phát biểu trước các nhà lập pháp Mỹ rằng Mátxcơva có khả năng sẽ nhắm đến mục tiêu tiếp theo là Cộng hòa Moldova hòng ngăn chặn quốc gia này bị phương Tây lôi kéo.
Moldova là nước cộng hòa nằm giữa Ukraine và Romania, có dân số khoảng 3,5 triệu người. Trong cuộc bầu cử gần đây nhất, các đảng phái ủng hộ phương Tây đã thắng thế trước các đảng đối lập thân Nga.
Moldova là nước cộng hòa nằm giữa Ukraine và Romania. (Đồ họa: BBC)
Tư lệnh Breedlove hôm 25/2 nhận định mô hình xung đột tại Ukraine sẽ còn tiếp diễn tại Moldova và một số nơi khác. "Tôi không nghĩ là bất kỳ ai trong chúng ta có thể dám chắc rằng Tổng thống Nga Putin đã đạt được mục tiêu của mình trong lãnh thổ Ukraine", tướng Breedlove nói.
Trong diễn biến mới nhất của cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại miền Đông Ukraine cho biết phe ly khai ngày 25/2 đã rút một số đoàn xe chở vũ khí hạng nặng ra xa khu vực giao tranh.
Ông Ivica Dacic, Ngoại trưởng Serbia, đồng thời cũng là Chủ tịch luân phiên OSCE, cho rằng lệnh ngừng bắn tại miền đông Ukraine dù rất mong manh, nhưng nhìn chung vẫn được duy trì.
Thoa Phạm
Theo Dantri/RT
APEC 2014 chứng kiến quan hệ Nga - Trung càng thêm nồng ấm Mối quan hệ Nga-Trung Quốc đã đạt được "mức cao nhất" và Nga-Mỹ ở mức thấp nhất từ sau Chiến tranh Lạnh. Trong khuôn khổ các hội nghị của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2014 đang diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimmir Putin có cuộc hội kiến song phương với...