Lãnh Mỹ A, thứ lụa huyền thoại ở làng nghề Tân Châu
Nếu có một thước đo sự giàu có, mắt thẩm mỹ và sự sang trọng của người phụ nữ Việt xưa trong 3 ngày Tết – thì tấm áo lụa Lãnh Mỹ A chính là phẩm hạnh xa xỉ đó.
Lụa lãnh Mỹ A – thước đo giàu sang của người phụ nữ Việt xưa trong những ngày lễ, Tết
Tương truyền, loại lụa Lãnh Mỹ A, khi khoác lên người, cứ như được chạm vào làn da của một cô gái mát rượi và thoang thoảng hương thơm.
Ngày nay, trang phục của người phụ nữ Việt đã thay đổi, biến hóa và đa dạng hơn rất nhiều. Nhưng đối với người phụ nữ xưa, trong đôi ba ngày Tết, lễ, giỗ, chạp, thì một tấm lụa Lãnh Mỹ A đã đủ để nói lên mức độ giàu sang, xuất thân quyền quý và gu thẩm mỹ đặc trưng của giới nhà giàu.
Lãnh Mỹ A – loại lụa cầu kỳ duy mỹ số một trên dải đất Việt được dệt từ tơ tằm hảo hạng, nhuộm đi nhuộm lại hàng trăm lần nhựa trái mặc nưa trong suốt gần nửa năm trời. Thứ lụa trơn láng, đen bóng ấy mặc vào người như được vuốt ve trên da thịt, mùa hè mát rượi, mùa đông ấm sực, càng mặc càng giặt càng đen huyền.
Nguyên liệu hảo hạng, thuần khiết từ tự nhiên, biết bao vất vả và tinh hoa tay nghề thủ công của nghệ nhân dệt và nhuộm lụa mới làm nên tấm vải, nên bao đời nay Lãnh Mỹ A được xem là dòng lụa sang quý nhất của người Việt. Bởi vậy mà, có một thời, Lãnh Mỹ A chỉ dành cho các quý bà, quý cô thuộc gia đình giàu sang, quyền quí và chỉ để dành mặc riêng trong 3 ngày Tết hay những ngày giỗ, chạp, nghi thức cưới hỏi… hoặc dành biếu tặng như một thứ đồ gia bảo.
Xấp vải Lãnh Mỹ A là niềm mơ ước, là báu vật của phụ nữ thời xưa
Những tấm lụa trắng khoác lên mình sắc đen tự nhiên, càng mặc càng lên màu đen bóng, tô lên nét đẹp nền nã và kiêu sa của người mặc, xấp vải Lãnh Mỹ A là niềm mơ ước, là báu vật của phụ nữ thời bấy giờ, Vì vậy vào thời hoàng kim (1920-1945), Lãnh Mỹ A ăn đứt cả “Xá Xị Xiêm”, tức lụa của người Thái Lan hồi ấy và xuất cảng ra tận Cambodia, Lào, thậm chí là Ấn Độ, Philippines.
Chị Hồng Phúc (Đà Lạt) hồi tưởng lại: “Tôi còn nhớ ngày xưa, bà cố tôi là đại điền chủ giàu có khắp cả vùng. Trong nhà là những bộ bàn ghế gỗ cẩn xà cừ tinh xảo và những cổ vật quý giá…. Căn nhà năm gian, lúc nào cũng thấy bóng bà cần mẫn đi lại chỉ đạo người này người kia làm việc. Tóc bà búi gọn ghẽ bằng một chiếc trâm ngà, cổ đeo dây chuyền cẩm thạch, áo bà ba lụa trắng và chiếc quần Lãnh Mỹ A đen tuyền. Hình ảnh đó sống mãi trong lòng tôi cho đến ngày hôm nay”.
Lãnh mỹ A – báu vật xa xỉ của nghề dệt may nước Việt
Xưa nay, phàm thứ gì quý hiếm thì đều khó khăn đỏng đảnh. Lãnh đẹp nhờ tơ, dệt lãnh phải chọn tơ loại một được lấy từ ông tằm khỏe, kén chín vào mùa xuân, sợi tơ dài nuột nà mềm mượt không mối nối, mang màu trắng ngà nhìn vào cảm giác trong veo như sợi cước. Chỉ duy nhất giống tằm có gốc từ vùng núi Phú Sĩ – Nhật Bản mới cho ra những sợi tơ mềm mượt nhất và cũng chỉ có Bảo Lộc- Lâm Đồng quanh năm mát ẩm, là nơi duy nhất ở Việt Nam nuôi được giống tằm này.
Quy trình vắt và phơi vải Lãnh Mỹ A
Tơ Bảo Lộc về đến xưởng sẽ có thợ chuyên quay tơ se sợi. Thợ dệt sẽ mắc cửi coi khung, đứng canh mặt vải không rời mắt mỗi giây để mỗi sợi tơ nếu bị đứt phải được nối lại liền lập tức để tránh lỗi. Điểm đặc biệt ở đây là phương pháp dệt satin 8 trên khung gỗ là phương pháp dệt khó nhất trong các phương pháp dệt tơ tằm, một người thợ chỉ đứng dệt được một khuôn dệt, trong khi dệt công nghiệp satin 5 thì một người thợ có thể đứng năm, sáu khuôn dệt.
Khung dệt mắc 12.500 sợi tơ, có khi lên 14.800, tùy thuộc độ dày mỏng của cây hàng. Sau khi vải dệt xong, người thợ tiếp tục mang kính cầm nhíp xăm xoi tỉ mẩn từng milimet để sửa những vết tơ hơi lằn trên mặt lụa. Sau khi hoàn thiện được tấm lụa không thể đẹp hơn, tấm lụa sẽ được đem đi luộc để chuẩn bị cho quy trình nhuộm vô cùng kỳ công. Trái mặc nưa loại trái đặc biệt duy nhất có thể tạo nên màu đen huyền bí cho Lãnh Mỹ A thường mau hư và không trữ được quá ba ngày. Thợ nhuộm phải thức sớm, nghiền nhuyễn mặc nưa, lược lấy mủ đặc quánh hòa với nước theo đúng tỷ lệ tạo nên một dung dịch có màu vàng rất đẹp, màu này sẽ chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ. Dung dịch này được gạn bỏ bả và được dùng để nhuộm Lãnh Mỹ A.
Từ lúc dệt cho đến khi nhuộm xong 1 trục cửi 500m lãnh Mỹ A mất khoảng 4 tháng. Những tấm lụa được nhúng vào trong dung dịch nước mặc nưa sau đó vắt kỹ đem ra nắng phơi, một ngày nắng đẹp có thể nhuộm, phơi được 3 lần. Lãnh Mỹ A không chịu nắng gắt. Chu trình nhúng – vắt – phơi thường kéo dài 45 ngày trong điều kiện trời nắng liên tục. Thông thường chỉ riêng nhúng nhuộm là khoảng 100 lần tuy nhiên không có con số chính xác về số lượt nhuộm mặc nưa, vì nếu thời tiết xấu cây vải không ăn nhựa thì riêng Da Một đã phải nhuộm tới hơn 50 lần.
Lụa sau khi nhuộm xong được phơi trong nắng, trên những bãi cỏ rộng.
Quy trình nhuộm lãnh đã vất vả, việc chọn nơi để phơi loại lụa quý phái này cũng chẳng dễ dàng gì. Lụa sau khi nhuộm xong được phơi trong nắng, trên những bãi cỏ rộng, nhưng cỏ phải có độ cứng đủ để nâng vải hứng nắng, đồng thời phải đủ mềm để không xước vải. Lãnh sau khi nhuộm phơi sẽ được đem xả và được quấn lại thành cuộn tròn và đem đi nện để chất nhựa mặc nưa thấm sâu vào từng sợi tơ mới tạo độ bóng bền cho lãnh. Cứ như thế để có được tấm lãnh Mỹ A lên sắc đen huyền lấp lánh, mát mượt trên da thịt, phải trải qua khoảng hơn 100 lần nhuộm, 20 lần giặt xả, khoảng 10 lần đập vải.
Bởi thế mà quá trình nhuộm thường kéo dài 2 tháng. Trung bình 500m lãnh Mỹ A phải mất đến 4 tháng mới hoàn thành. Những lúc mưa dầm, nhuộm hoài không xong thì kéo dài hơn 4 tháng là bình thường.
Vất vả là vậy, nhưng đến khi chạm vào thứ lụa trơn láng, đen nhưng nhức ấy, mới cảm nhận hết giá trị của giọt mồ hôi mà những người thợ đã đổ. Loại vải này khi khoác lên người, cứ như được chạm vào làn da của một cô gái mát rượi và thoang thoảng hương thơm. Cũng bởi thế mà tương truyền, mặc lãnh Mỹ A mùa hè mát rượi, mùa đông ấm dù chỉ khoác lớp tơ mỏng nhẹ và càng giặt càng đen bóng.
Dù xa rồi thời hoàn kim, nhưng lụa Tân Châu vẫn mang trong mình những nét tìm ẩn về sự độc đáo, ấn tượng từ chính những bí quyết dệt nhuộm truyền thống mà ông bà xưa để lại, đặc biệt là lụa tơ tằm Lãnh Mỹ A, loại lụa làm hoàn toàn từ thiên nhiên. Những thế hệ ngày nay tiếp bước ông cha giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa của dân tộc.
Cho tới bây giờ, trong ký ức của nhiều người con vẫn còn nhớ về hình ảnh những người bà, người mẹ, với tà áo lãnh ánh lên trong nắng chiều tà, một nét riêng vừa quý phái vừa thiêng liêng của huyền thoại xứ lụa Tân Châu – vải Lãnh Mỹ A.
Theo việt nam plus, gia đình net
Tình trạng tuần lộc chết đói đáng báo động ở Bắc Cực
Vì biến đổi khí hậu, tuần lộc ở khu vực Bắc cực thuộc Thụy Điển đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và đói.
Niila Inga nói: "Nếu chúng ta không chuyển chúng đến khu vực tốt hơn nơi mà chúng có thể gặm cỏ và tìm thức ăn, thì những con tuần lộc này sẽ chết đói".
Tuần lộc ở một chuồng tại Lappeasuando gần Kiruna đang chờ để được thả đến đồng cỏ mùa đông
Hãng thông tấn lớn nhất thế giới Associated Press đưa tin: "Cộng đồng dân cư bản địa của Niila Inga có khoảng 8.000 con tuần lộc mỗi năm, họ chăn thả chúng giữa bãi cỏ ở vùng núi cao giáp Na Uy vào mùa hè và những khu rừng xa hơn về phía đông vào mùa đông".
Bầy tuần lộc này đang đối mặt với ngành khai thác mỏ và khai thác rừng, và các ngành công nghiệp phát triển khác lấn chiếm đất chăn thả.
Hiện nay, thức ăn của chúng nằm dưới lớp băng dày.
Thức ăn vẫn ở đó, nhưng tuần lộc không làm gì được. Chúng ngày càng yếu đi và chết, những con cái thường bị sẩy thai, những con sống sót phải vật lộn để vượt qua mùa đông.
Không có thức ăn, những con tuần lộc đói đã phân tán để tìm kiếm bãi cỏ mới.
Ông Inga nói: " Mùa đông ở đây kéo dài tám tháng một năm và khi bắt đầu sang tháng 10, bãi cỏ xơ xác, việc chăn tuần lộc càng khó khăn hơn".
Một nửa đàn tuần lộc được di chuyển về phía đông theo kế hoạch, trong khi một nửa còn lại kéo về vùng núi, ở đó có nhiều thú săn mồi, và thường xảy ra tuyết lở.
Ông cho biết: "Nếu chúng bị buộc phải ở lại đó, chúng sẽ không có kết thúc đẹp".
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Có thể nào ăn nhiều đến nỗi dạ dày nổ tung? Sau khi ăn quá nhiều, bạn đã bao giờ cảm thấy dạ dày như bị nổ tung chưa? Tất cả chúng ta có. Nhưng, dạ dày con người có thể chịu được no quá tới mức độ nào? Hình minh họa Để dễ hình dung, chúng ta tạm đánh đồng với một quả bóng. Cả hai đều bắt đầu nhỏ khi trống rỗng....