Lãnh đạo WHO nói về chỉ trích của Mỹ: không phải lúc bàn chuyện tiền nong
Giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phủ nhận tổ chức này nghiêng về Trung Quốc và cho rằng trong thời buổi dịch bệnh còn hoành hành như vầy, chuyện tiền nong hãy nên nói sau.
Ông Bruce Aylward từng dẫn dắt nhóm chuyên gia quốc tế của WHO tới Trung Quốc để đánh giá về tình hình dịch bệnh tại nước này – Ảnh: REUTERS
“Chúng ta vẫn đang trong giai đoạn chứng kiến sự hoành hành của dịch bệnh nên tôi không cho đây là lúc nên nói về chuyện cắt giảm tiền tài trợ” – ông Hans Kluge, giám đốc khu vực châu Âu của WHO, đưa ra lời kêu gọi trong ngày 8-4.
Trước đó ông Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của tổng giám đốc WHO, cũng bảo vệ mối quan hệ giữa tổ chức này với Trung Quốc, nhấn mạnh tất cả chỉ vì công việc.
Video đang HOT
Vị này cũng tiếp tục bảo vệ các khuyến nghị trước đó của WHO về việc các nước không nên đóng cửa biên giới.
Theo ông Aylward, khuyến cáo của WHO là dựa trên việc Trung Quốc đã rất nghiêm túc xác định các trường hợp bị nhiễm và những người có liên quan để bảo đảm rằng những người này không đi lung tung, lây nhiễm cho người khác.
Hiện tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, vẫn giữ thái độ im lặng trước những cáo buộc của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 7-4 (giờ Mỹ), ông Trump đã bất ngờ chỉ trích WHO và cáo buộc trong khi tổ chức này nhận tiền của Mỹ nhiều nhất, WHO lại nghiêng về phía Trung Quốc trong đại dịch COVID-19.
Tổng thống Mỹ cũng buộc tội WHO đã khiến mọi thứ trở nên trầm trọng hơn và cho rằng nếu ông làm theo lời khuyên (của WHO) không đóng cửa biên giới với Trung Quốc, thì tình hình tại Mỹ hiện tại chắc chắn tồi tệ hơn rất nhiều.
Theo Hãng tin Reuters, năm 2019, Mỹ đóng góp cho WHO hơn 400 triệu USD và là quốc gia góp tiền nhiều nhất cho tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó Trung Quốc chỉ đóng góp cho WHO 44 triệu USD.
BẢO DUY
Nga kỳ vọng cuối năm có vaccine chống Covid-19
Về việc chế tạo vaccine chống covid-19, theo bà Veronika Skvortsova, việc mong muốn có vaccine trong thời điểm hiện nay là không thực tế.
Các chuyên gia, các nhà virus học Nga nhận định đỉnh dịch Covid-19 tại nước này vẫn chưa diễn ra, trong khi đó, phương án khả dĩ nhất sản xuất được vaccine chống covid-19 sớm nhất phải đợi đến cuối năm nay.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình "Rossya 24", Người đứng đầu Cơ qua y sinh liên bang Nga, bà Veronika Skvortsova cho biết hiện nay Nga vẫn chưa đến đỉnh dịch và phải cần khoảng 10-14 ngày điều này mới xảy ra, song với điều kiện phải tăng khối lượng xét nghiệm sàng lọc. Sau giai đoạn này thì dịch sẽ giảm dần.
Về việc chế tạo vaccine chống covid-19, theo bà Veronika Skvortsova, việc mong muốn có vaccine trong thời điểm hiện nay là không thực tế, song với kết quả nghiên cứu đạt được thì nhiều khả năng đến cuối năm nay Nga sẽ có loại vaccine này.
Người đứng đầu Cơ qua y sinh liên bang Nga Veronika Skvortsova. (Ảnh: nguồn Tass)
"Chúng tôi hy vọng rằng sẽ tiến hành thử nghiệm tiền lâm sàng vào giữa tháng 6. Đến cuối năm nay chúng tôi sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên. Tôi nghĩ rằng, theo kịch bản thuận lợi nhất, vaccine sẽ xuất hiện vào cuối năm nay" - bà Veronika Skvortsova nói.
Nguyên mẫu vaccine đang được phát triển tại Nga được đưa vào danh sách các loại vaccine đầy hứa hẹn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo bà Skvortsova, những vaccine đã được sử dụng để thử nghiệm trên động vật./.
Văn Thường
Covid-19 tấn công buồng phổi của nạn nhân như thế nào? Covid-19 làm thế nào có thể tạo ra những biến chứng như viêm phổi, và chúng gây ra những ảnh hưởng như thế nào tới buồng phổi và phần còn lại của cơ thể chúng ta? Covid-19 bùng phát lần đầu vào cuối năm 2019 với một loạt những trường hợp viêm phổi mà nguyên nhân sau đó được xác định là từ...