Lãnh đạo Trung tâm việc làm: ‘Có sự hiểu nhầm về quy định tập thể thao’
Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thái Bình Lê Văn Côn cho rằng có thể do vấn đề câu chữ trong nội quy khiến nhân viên hiểu rằng tập thể thao sau giờ làm việc là bắt buộc; câu lạc bộ yêu cầu đóng góp tiền lại bị hiểu là nộp phạt nếu không tập.
- Quy định hết giờ làm việc, cán bộ, nhân viên tham gia thể dục thể thao có từ bao giờ thưa ông?
- Phong trào thể dục thể thao đã được triển khai ở trung tâm từ nhiều năm nay, bắt đầu sôi nổi từ năm 2006. Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm có 5 câu lạc bộ hoạt động gồm: tennis, cầu lông, bóng bàn, bóng đá và thể dục thẩm mỹ.
Các hoạt động diễn ra hàng ngày. Đối tượng tham gia là cán bộ, công nhân viên chức của trung tâm và các học sinh vào học tạo nguồn đi xuất khẩu lao động. Cơ quan cũng được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất để triển khai các hoạt động. Với chị em, phong trào này vừa giúp làm đẹp vừa đảm bảo sức khỏe.
Lãnh đạo Trung tâm cũng rất tích cực tham gia, là đầu tàu gương mẫu để tạo dựng phong trào. Có những hôm ít việc, Trung tâm cho nhân viên nghỉ sớm khoảng 30 phút để thể dục thể thao.
Ông Lê Văn Côn, Phó giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn Trung tâm dịch vụ việc làm Thái Bình. Ảnh: Nhật Quang.
- Đã là phong trào, sao Trung tâm lại yêu cầu tất cả mọi người tham gia và ai không chấp hành thì bị phạt tiền?
- Tôi khẳng định là không bắt buộc, chỉ phát động phong trào, cán bộ, nhân viên tự nguyện tham gia. Quy định trên trích từ nội quy của cơ quan. Có thể là hiểu nhầm câu chữ thôi chứ chúng tôi không áp đặt.
Video đang HOT
Cơ quan không đưa ra quy chế phạt và không xử phạt ai bao giờ cả. Các thành viên trong câu lạc bộ tự nguyện đóng góp để mua cầu, mua bóng…, mức đóng góp tùy theo từng câu lạc bộ, dao động 10-20 nghìn đồng. Đối với câu lạc bộ tennis, chi phí lớn hơn thì mức đóng góp sẽ cao hơn. Thực ra khoản chị em nộp kể trên cũng chỉ đủ để ăn ốc, café, nam giới hết giờ thì uống bia…
Những cán bộ không tham gia cũng tự nguyện nộp vào câu lạc bộ có môn tập của mình để anh em trong câu lạc bộ sinh hoạt với nhau.
- Nhiều chị em phản ánh không tham gia tập sẽ bị phạt 15.000 đồng/buổi trừ khi có giấy xác nhận ốm đau, bệnh tật từ bệnh viện và Công đoàn trực tiếp thu. Là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm, ông giải thích gì về việc này?
- 100% cán bộ, nhân viên của Trung tâm từ nhiều năm nay chưa ai có ý kiến phản ánh với công đoàn, lãnh đạo trung tâm về việc đó. Tuy vậy, đây là tập thể lớn, rất đông người, có thể có chị em, anh em nhìn nhận việc tham gia phong trào chưa tích cực nên có phát ngôn chưa tốt, chưa mang tính xây dựng.
Cũng có thể câu lạc bộ yêu cầu đóng góp, người ta lại nghĩ đó là tiền phạt chứ chúng tôi không phạt bất cứ ai. Với cán bộ, nhân viên ốm đau, đang trong thời kỳ thai sản, chị em có con nhỏ thì không bắt buộc phải tập, không bắt buộc phải có giấy xác nhận của bệnh viện.
Sân tennis của Trung tâm. Ảnh: Nhật Quang.
- Không yêu cầu đóng góp, không bắt nộp phạt, Trung tâm lấy kinh phí từ đâu để xây dựng phong trào thưa ông?
- Chúng tôi trích kinh phí từ nguồn phúc lợi của Trung tâm. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu nên trích một phần phúc lợi lại đầu tư cho các hoạt động thể dục thể thao. Khoản đầu tư theo năm tùy theo doanh thu của đơn vị. Chẳng hạn, năm 2012 chúng tôi đầu tư mấy trăm triệu đồng xây dựng một sân tennis rất lớn. Chúng tôi cũng sắm những chiếc bàn bóng bàn trị giá 1-2 triệu đồng/chiếc hoặc máy tập cho chị em trị giá 2-3 triệu đồng/chiếc, màn hình 10 triệu đồng…
Chúng tôi không ấn định mỗi năm phải đầu tư bao nhiêu mà tùy theo nhu cầu. Các khoản đầu tư chủ yếu trong năm 2012-2013, từ năm ngoái đến nay chúng tôi không đầu tư nhiều.
Nhật Quang thực hiện
Theo VNE
Công an làm việc với kẻ 'nhanh nhẩu' đăng tin 'đập Tả Trạch có sự cố' lên Facebook
Thấy cán bộ thôn tuyên truyền người dân vùng thấp sẵn sàng phương án di dời lên cao khi có lũ, Pôn "nhanh nhẩu" lên Facebook đăng tin đập Tả Trạch có sự cố khiến hàng trăm người hốt hoảng di chuyển lên núi ngay trong đêm.
Đập Tả Trạch an toàn và đang điều tiết lũ cho hạ du - Ảnh: B.N.L
Ngày 6.11, ông Lê Văn Tuấn, Trưởng Công an xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế) cho biết, đã mời Lê Thanh Pôn lên công an xã để xác minh về việc Pôn đăng tin lên Facebook làm người dân hoảng loạn.
Tại buổi làm việc, Pôn cho biết, trước đó khoảng 19 giờ, ngày 4.11, Pôn thấy trong thôn có cán bộ thôn đi tuyên truyền người dân ở vùng thấp sẵn sàng di dời lên vùng cao, đồng thời nghe anh rể là anh Phan Thanh Hữu nói rằng đập Tả Trạch có sự cố và thông tin triển khai phương án di dời là do Phó chủ tịch UBND xã chỉ đạo, nên đã đăng lên Facebook với mục đích để bà con biết mà di dời.
Theo đó, Pôn đã đăng lên Facebook (đã xóa sau đó khoảng nửa tiếng) có nội dung như sau: Bà con Dương Hòa ở vùng thấp cần nhanh chóng di dời lên vùng cao để tránh lũ. Thông tin từ Phó chủ tịch UBND xã cho biết, đập Tả Trạch đang có sự cố. Trong nội dung P. cũng đề nghị bạn bè trên Facebook chia sẻ nội dung trên để nhiều người được biết để kịp thời di dời tránh thiệt hại.
Sau khi đăng lên Facebook, Pôn đã đi ra bên ngoài để xác minh lại và thấy thông tin mình đưa lên là sai, đập vẫn an toàn nên đã lên Facebook xóa thông tin mình đã đăng.
Ông Tuấn cho biết, việc triển khai phương án phòng chống bão lụt, tuyên truyền người dân ở vùng thấp có phương án sẵn sàng di dời lên vùng cao để tránh lũ theo công điện của Văn phòng thường trực Ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Thừa Thiên- Huế, nhưng do nghe không đến nơi đến chốn nên Pôn đã hiểu nhầm thành ra đập có sự cố.
Ông Tuấn cũng cho biết, sau khi sự việc xảy ra, bị công an mời lên xã làm việc Pôn mới nhận thấy việc làm của mình là sai, còn trước đó Pôn không hề ý thức việc làm của mình có tác động nghiêm trọng đế vậy. Do có chơi facebook nên Pôn cũng chỉ nghĩ biết được thông tin thì đăng lên để mọi người biết chứ không hề có hiểu biết gì về pháp luật.
Ông Tuấn cho biết, sau khi làm việc với Pôn công an xã sẽ tiếp tục xác minh thêm thông tin để có hướng xử lý.
"Qua đây, sắp đến chúng tôi cũng sẽ có hướng tuyên truyền pháp luật về việc sử dụng thông tin trên mạng internet cho các bạn trẻ và người dân địa phương được biết để tránh nhưng sai phạm do thiếu hiểu biết pháp luật như trường hợp của Pôn", ông Tuấn nói.
Như tin Thanh Niên Online đã đưa, trong đêm 4.11, người dân các thôn Tân Ba, Võ Xá, An Ninh... (xã Thủy Bằng, TX. Hương Thủy) do nghe tin đồn thất thiệt cho rằng hồ chứa Tả Trạch bị tràn qua đập, sắp vỡ nên đã vận chuyển đồ đạc, tài sản lương thực di tản lên đồi cao để phòng tránh lũ.
Ngay khi nhận được thông tin, Văn phòng thường trực Ban PCTT và TKCN tỉnh đã chỉ đạo UBND TX. Hương Thủy, cũng như các xã Dương Hòa, Thủy Bằng và Hương Thọ... sử dụng phương tiện truyền thanh xã để tuyên truyền cho người dân hiểu, tránh hoang mang, đồng thời huy động lực lượng đảm bảo an ninh trật tự. Ngay sau khi hiểu được thông tin, người dân đã ân tâm trở về nhà sinh hoạt bình thường.
Bùi Ngọc Long
Theo Thanhnien
Bộ trưởng Thăng: 'Giấy phép lái xe số tự động không phải giấy phép con' Người đứng đầu ngành giao thông cho rằng chủ trương cấp giấy phép lái xe số tự động giúp người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tạo thuận lợi hơn nhưng do tuyên truyền chưa tốt nên nhiều người hiểu nhầm là thêm giấy phép con. Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 22/5 về Điều 60 Luật Bảo hiểm xã...