Lãnh đạo Trung Quốc có cuộc gặp lịch sử sau 66 năm
Chủ tịch Trung Quốc và Lãnh đạo Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan cuối tuần này sẽ có cuộc gặp gỡ đầu tiên kể từ khi xảy ra cuộc nội chiến chia cắt hai bên cách đây 66 năm. Cuộc gặp lịch sử này được xem là một động thái mang tính biểu tượng, phản ánh mối quan hệ ngày một được cải thiện tốt hơn giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Cuộc gặp gỡ vào ngày thứ Bảy (7/11) ở Singapore, giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Lãnh đạo VLT Đài Loan Ma Ying-jeou có thể sẽ là nỗ lực cuối cùng của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, chính trị bền chặt hơn giữa hai bên trước khi VLT Đài Loan bầu chọn một nhà lãnh đạo mới vào tháng 1. Ông Ma sẽ kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo của mình vào năm tới.
Bắc Kinh vẫn đang nỗ lực tìm cách thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc.
Mặc dù 8 năm làm lãnh đạo Đài Loan của ông Ma được đánh dấu bởi một mối quan hệ nồng ấm giữa hòn đảo này với đại lục Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế, nhưng ông Ma vẫn liên tục nhấn mạnh “thời gian chưa chín muồi” cho các cuộc thảo luận về vấn đề thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc.
Trung Quốc và VLT Đài Loan đã bị chia cắt năm 1949, sau một cuộc nội chiến, kể từ đó đến nay Bắc Kinh luôn khẳng định mục tiêu kiên quyết thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc.
Căng thẳng ở Eo biển Đài Loan đã trở nên dịu nhẹ đi kể từ sau khi chính quyền thân Trung Quốc của Nhà lãnh đạo Ma Ying-jeou lên cầm quyền năm 2008 dựa trên cương lĩnh củng cố, phát triển các mối quan hệ thương mại và du lịch với Trung Quốc đại lục. Ông Ma Ying-jeou tiếp tục tái đắc cử năm 2012.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không loại trừ khả năng dùng vũ lực đối với VLT Đài Loan nếu khu vực này tìm cách đòi độc lập với Trung Quốc. Vì thế, Đài Loan vẫn luôn canh cánh trong lòng cái gọi là “mối đe dọa từ Trung Quốc” đối với hòn đảo này.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Video đang HOT
Nga không kích IS tại Syria: Nói ít, làm nhiều!
Kết quả Nga không kích IS tại Syria theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nga, Lực lượng không quân vũ trụ đã thực hiện 120 lần xuất kích, phá hủy 110 mục tiêu trên các vùng lãnh thổ thuộc kiểm soát của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.
Chiến đấu cơ Su-34 đang làm nhiệm vụ không kích IS tại Syria.
Đối với những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria, đó là một tuần đầy "ác mộng". Trong suốt những ngày qua, Không quân Nga đã thực hiện hơn 100 lần không kích IS trên khắp đất nước Syria. Theo một số báo cáo, việc tăng cường không kích đã khiến nhiều nhóm phiến quân cực đoan phải tháo chạy và quy hàng chính phủ.
Nga bắt đầu các hành động quân sự chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria từ ngày 30/9. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nga, đến nay, Lực lượng không quân vũ trụ đã thực hiện 120 lần xuất kích, phá hủy 110 mục tiêu trên các vùng lãnh thổ thuộc kiểm soát của nhóm khủng bố IS.
Ngoài ra, ngày 07/10, Lực lượng Không quân đã kết hợp với Hạm đội Caspi, trong đó 4 tàu chiến đã phóng 26 tên lửa hành trình vào các vị trí của IS, bắn trúng tất cả các mục tiêu.
Kết quả Nga không kích IS tại Syria theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nga, Lực lượng không quân vũ trụ đã thực hiện 120 lần xuất kích, phá hủy 110 mục tiêu trên các vùng lãnh thổ thuộc kiểm soát của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.
Các mục tiêu bị bắn trúng từ khi Không quân Nga tham chiến:
- 71 xe bọc thép;
- 30 ô tô;
- 19 căn cứ chỉ huy;
- 2 trung tâm liên lạc;
- 23 kho nhiên liệu và vũ khí;
- 6 nhà máy sản xuất vật liệu nổ;
- Nhiều vị trí/trận địa pháo binh;
- Nhiều trại huấn luyện.
Các phần tử khủng bố đang tháo chạy
Mục đích chính trong hoạt động của Nga tại Syria là phá hủy cơ sở hạ tầng của các chiến binh IS, làm giảm khả năng chống cự lại quân đội chính phủ và cho phép quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad tái thiết lại và chuyển sang tấn công.
Không quân Nga đã tấn công IS liên tiếp trên khắp lãnh thổ Syria - từ nơi được gọi là thủ phủ của IS Ar-Raqqah, nằm phía đông bắc đất nước đến thành cổ Palmyra. Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, các vụ đánh bom đã làm suy yếu tinh thần chiến đấu của những kẻ khủng bố, buộc hàng ngàn chiến binh IS phải chạy trốn khỏi Syria và nọp vũ khí quy hàng chính phủ.
Những phần tử cực đoan quyết định ở lại vội vàng di chuyển vũ khí và thiết bị quân sự còn lại sang khu vực đông đúc khác nhằm lợi dụng dân cư trong thành phố và các công trình lịch sử như là một vỏ bọc an toàn.
Những loại máy bay Nga tham chiến ở Syria
Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng, để tiến hành không kích chống lại các chiến binh và cơ sở hạ tầng của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Syria, Nga đang sử dụng hơn 50 máy bay và trực thăng.
Đại diện của Bộ Quốc phòng Nga - Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết tất cả các máy bay tham gia vào hoạt động đặc biệt đều được nâng cấp và trang bị hệ thống điều hướng và ngắm bắn mới nhất.
Vũ khí cơ bản của Không quân là tiêm kích Su-24M và Su-25. Lực lượng Không quân Nga cũng sử dụng các tiêm kích ném bom đa nhiệm Su-34. Đây là loại máy bay chiến đấu dùng để thực hiện các cuộc không kích bằng bom và tên lửa vào các mục tiêu trên mặt đất và trên biển trong mọi thời điểm.
Ngoài ra, Không quân Nga còn sử dụng đạn pháo với độ chính xác cao có khả năng tấn công các mục tiêu của IS từ độ cao hơn 5.000m, giúp cho các máy bay của Không quân Nga hầu như không hề hấn gì trước các đòn phản công từ đối phương.
Các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Nga có thể bị nguy hiểm nhất khi cất cánh và hạ cánh, do đó trong phạm vi căn cứ không quân Hmeymim liên tục được tuần tra bởi máy bay trực thăng chiến đấu Mi-24 và Mi-8.
Hạm đội Caspi hành động
Ngày 07/10 bốn tàu chiến của Hạm đội Caspi đã bắn 26 tên lửa hành trình vào các vị trí của quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã báo cáo về việc này cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Shoigu: "Để đánh bại các chiến binh IS, bên cạnh không quân, buổi sáng nay đã có thêm các tàu chiến của Hạm đội Caspi, 4 tàu tên lửa đã thực hiện 26 vụ phóng tên lửa hành trình trên vùng biển Calibre vào 11 mục tiêu".
Bộ trưởng Quốc phòng nói thêm rằng, các tên lửa này hoạt động hiệu quả ở khoảng cách 1.500 km, bắn trúng tất cả các mục tiêu, không có thương vong về dân sự.
Nguồn tin từ Bộ trưởng Quốc phòng cho biết, tàu tên lửa "Dagestan" và tàu tên lửa nhỏ "Grad Sviyazhsk", "Uglich", "Veliky Ustyug" cũng đã thực hiện nhiệm vụ.
Đức Dũng
Theo Infonet
Đức kỷ niệm 25 năm thống nhất: Thành công và thách thức Nhìn lại một phần tư thế kỷ vừa qua, nước Đức và người Đức có thể rất tự hào về những thành quả phát triển kinh tế và xã hội đã đạt được kể từ khi thống nhất. Tổng thống Đức Joachim Gauck (phải) và Thủ tướng Angela Merkel (giữa) trên đường phố Frankfurt, Đức ngày 3.10 nhân kỷ niệm 25 năm thống...