Lãnh đạo Trung, Nhật và cuộc gặp “phá băng” bên lề APEC
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay 10/11 đã có cuộc gặp chính thức đầu tiên bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC, sau khi quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á rơi vào “băng giá” do các tranh chấp lãnh thổ.
Lãnh đạo Trung, Nhật bắt tay bên lề APEC ở Bắc Kinh ngày 10/11.
Lãnh đạo Trung, Nhật ngày 10/11 đã có cuộc gặp thu hút sự chú ý của dư luận bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC, tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Đài truyền hình NHK của Nhật Bản cho biết cuộc gặp bắt đầu lúc 10h54 sáng nay giờ Việt Nam tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh và kết thúc 30 phút sau đó.
Hai nhà lãnh đạo đã bắt tay và chụp ảnh chung, trong một hành động được xem là mang tính tượng trưng cao.
Đây là cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nhật, Trung Quốc kể từ khi họ lên nắm quyền năm 2012.
Video đang HOT
Cuộc gặp diễn ra sau khi một thời gian căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước do cuộc tranh chấp lãnh thổ liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, các vấn đề lịch sử và sự cạnh tranh trong khu vực.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho hay sự kiện là “bước đi đầu tiên” trên con đường nhằm cải thiện quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á sau nhiều năm căng thẳng.
“Đó là bước đi đầu tiên để cải thiện quan hệ bằng cách trở lại mối quan hệ hai bên cùng có lợi dựa trên các lợi ích chiến lược chung”, ông Abe nói.
Ông Abe cũng đề nghị Chủ tịch Trung Quốc thiết lập một đường dây nóng nhằm ngăn chặn các vụ va chạm trên biển, sau các vụ đối đầu thường xuyên giữa tàu bán quân sự hai nước trong vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
“Tôi đã đề nghị ông ấy rằng chúng tôi cần thực thi một cơ chế liên lạc hàng hải và tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ bắt đầu hành động bằng những bước đi cụ thể để tiến tới điều đó”, nhà lãnh đạo Nhật Bản nói.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo đã rơi vào căng thẳng do cuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, hiện do Nhật Bản quản lý nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền. Việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012 đã khiến căng thẳng với Trung Quốc tiếp tục gia tăng.
Kể từ đó, các tàu và máy bay của chính phủ Trung Quốc thường xuyên tới gần Senkaku/Điếu Ngư để khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Hoa Đông.
Bắc Kinh đã làm gia tăng căng thẳng khu vực hồi năm ngoái khi tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, vốn chồng chéo một vùng tương tự của Nhật.
Các chuyên gia lo ngại căng thẳng Senkaku/Điếu Ngư có thể bùng phát thành một cuộc xung đột vũ trang và một số người thậm chí cảnh báo rằng khi đó Mỹ có thể phải “vào cuộc”.
Trung Quốc cũng thường xuyên phàn nàn về điều mà nước này coi là sự không thừa nhận một các thỏa đáng của Nhật Bản đối với các hành động thời chiến và nổi giận trước các chuyến thăm của các chính trị gia Nhật, trong đó có Thủ tướng Abe, tới đến chiến tranh Yasukuni, nơi được xem là biểu tượng cho quá khứ quân phiệt của Nhật.
Sự căng thẳng đã dịu bớt trong những tháng gần đây do các động thái ngoại giao tích cực giữa hai bên trong bối cảnh có những lo ngại ở cả hai phía rằng nền kinh tế của hai nước đang bị ảnh hưởng.
Cuộc gặp thượng đỉnh hôm nay diễn ra sau khi Tokyo và Bắc Kinh đưa ra những tuyên bố mềm mỏng hồi cuối tuần qua, trong đó hai nước đã nhất trí hợp tác nhằm cải thiện quan hệ và thể hiện thiện chí nhằm đặt sang một bên vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Ông Abe đã gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường hồi tháng trước tại một sự kiện quốc tế ở Ý, sau đó các cuộc gặp giữa giới chức hai nước và chuyến thăm Trung Quốc của một phái đoàn doanh nghiệp cấp cao của Nhật.
An Bình
Tổng hợp
Mỹ tham gia chiến dịch giải cứu ở Nam Cực
Ngày 5.1, tàu phá băng Polar Star của tuần duyên Mỹ đã lên đường đến Nam Cực để giải cứu tàu Akademik Chokalskiy (Nga) và tàu phá băng Tuyết Long (Trung Quốc), theo AFP.
Tàu Tuyết Long bị kẹt ở Nam Cực - Ảnh: AFP
Tàu Polar Star dài 122 m, có khả năng xuyên qua các lớp băng dày đến 1,8 m và phá các tảng băng trôi cao 6 m. Trước đó, tàu Tuyết Long được điều đến để giúp sơ tán 52 hành khách trên tàu Akademik Chokalskiy, vốn bị "giam" giữa băng tuyết từ ngày 24.12. Tuy nhiên, ngày 4.1, đến lượt tàu phá băng duy nhất của Trung Quốc cũng bị kẹt tại Nam Cực do thời tiết quá khắc nghiệt.
Theo Tân Hoa xã, dù được trang bị nhiều thiết bị phá băng hiện đại nhưng Tuyết Long vẫn không thể xoay xở khi bị bao vây bởi những khối băng dày đến 4 m. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua đã yêu cầu huy động mọi biện pháp và nguồn lực để đảm bảo an toàn và giúp thủy thủ đoàn quay về.
Theo TNO
Tàu phá băng Trung Quốc bị kẹt giữa băng khi đi giải cứu tàu Nga Một chiếc tàu phá băng của Trung Quốc trên đường tới giải cứu một chiếc tàu nghiên cứu của Nga tại Nam Cực đã bị mắc kẹt trong băng khi còn cách mục tiêu 6,5 hải lý, báo giới Úc đưa tin. Tàu phá băng Xuelong (rồng tuyết) của Trung Quốc Cơ quan quản lý an toàn hàng hải Úc (AMSA), đơn vị...